EU bắt đầu trả người di cư về Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Ngày 4/4, Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu thực hiện thỏa thuận đưa người di cư không được cấp quy chế tị nạn quay trở lại Thổ Nhĩ Kỳ.

Nguyên tắc “1 đổi 1”

Kế hoạch này nằm trong thỏa thuận đạt được giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ hôm 18/3, theo đó Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý nhận lại tất cả những người di cư, kể cả những người xin tị nạn đặt chân đến đất Hy Lạp sau ngày 20/3 và sẽ bố trí “tái định cư” cho những người này trên đất Thổ Nhĩ Kỳ. Đổi lại, phía EU sẽ nhận những người đang tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ theo nguyên tắc “1 đổi 1”, với tối đa là 72.000 người.

Người tị nạn châu Âu đã bắt đầu bị gửi trả về Hy Lạp. Ảnh Telegraph

Đây là thỏa thuận do Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Davutoglu và Thủ tướng Đức Angela Merkel đề xuất và xây dựng, sau đó được EU thông qua sau rất nhiều tranh cãi. Nó được xem là thỏa thuận quan trọng giúp EU giảm bớt gánh nặng người tị nạn cho các nước như Hy Lạp, đồng thời kiểm soát, sàng lọc tốt hơn những người tị nạn đặt chân vào châu Âu, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều lo ngại về an ninh như hiện nay sau các vụ khủng bố ở Paris và Brussels.

Giải pháp tình thế

Thực tế cho thấy là kể cả khi kế hoạch này ra đời hôm 18/3 và việc châu Âu đóng cửa “con đường Balkan”, khiến hiện nay có ít nhất 50.000 người tị nạn đang bị mắc kẹt trên đất Hy Lạp, dòng người tị nạn đổ về châu Âu vẫn không ngừng.

Mỗi ngày vẫn có từ 300-700 người tìm mọi cách vượt biển từ Thổ Nhĩ Kỳ để sang Hy Lạp. Con số này có ít hơn trước do phía Thổ Nhĩ Kỳ và EU đã tuần tra, kiểm soát tốt hơn vùng biển giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp nhưng điều này cho thấy, còn rất lâu nữa làn sóng tị nạn đổ về châu Âu mới chấm dứt.

Khát vọng của người tị nạn là rất lớn bởi cốt lõi của vấn đề là họ gần như không còn lựa chọn. Ở lại trên đất Thổ Nhĩ Kỳ thì họ phải sống trong điều kiện đói nghèo, khổ sở, không công ăn việc làm. Họ càng không thể trở về quê nhà Syria khi mà cuộc chiến ở đây vẫn chưa kết thúc. Với những người này thì họ sẵn sàng đánh cược mạng sống của mình để tìm đường sang châu Âu.

Ngoài ra, còn rất nhiều khó khăn khác có thể khiến kế hoạch này thất bại, đó là cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn EU đều thiếu nguồn lực để kiểm soát được toàn bộ các chuyến vượt biển trái phép do các nhóm buôn người tổ chức.

Chưa kể, kế hoạch này cũng chỉ hướng tới việc đổi và nhận tối đa 72.000 người sang châu Âu, trong khi từ đầu năm 2016 đến nay đã có 150.000 người tị nạn đổ về châu Âu. Vì thế, kế hoạch này chỉ có thể giải quyết được một phần của cuộc khủng hoảng tị nạn chứ không thể sớm chấm dứt nó.

Tranh cãi về vấn đề nhân quyền

Ngoài khó khăn này thì đại diện của Liên Hợp Quốc về di cư quốc tế và phát triển ông Peter Sutherland đã bày tỏ sự lo ngại về khả năng kế hoạch này có thể vi phạm luật quốc tế khi trục xuất cả những người di cư ngay cả khi chưa xem xét đơn xin tị nạn của họ.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn - UNHCR tuyên bố là họ đang theo dõi rất kỹ những chuyến gửi trả người tị nạn đầu tiên về Thổ Nhĩ Kỳ bởi theo luật quốc tế, bất kỳ cá nhân nào cũng được phép tiếp cận với thủ tục xin tị nạn và các quốc gia không được phép trục xuất người đó nếu chưa cho họ quyền được xin tị nạn.

Chính vì lí do đó, hôm thứ Sáu vừa qua, chính quyền Hy Lạp đã phải ra một dự luật mới trong đó nêu rất rõ những tiêu chí để gửi trả người tị nạn về Thổ Nhĩ Kỳ cũng như thắt chặt quy định về xin tị nạn.

Ngoài ra, còn một điều nữa mà Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn đang rất lo ngại đó là việc Thổ Nhĩ Kỳ đã trục xuất nhiều dân tị nạn Syria về lại đất Syria.

Theo tổ chức Ân xá quốc tế thì mới đây Thổ Nhĩ Kỳ đã trả hàng nghìn dân tị nạn Syria về lại đất nước của mình, ở các tỉnh giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu đúng thì điều này là vi phạm các công ước quốc tế bởi Syria đang trong chiến tranh và việc gửi trả dân Syria về lại các vùng chiến sự là phạm luật.

Nhiều khó khăn trước mắt

Có thể thấy rõ là kế hoạch “Ra đi có trật tự” của EU và Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trước mắt là vấn đề kỹ thuật. Nhằm trợ giúp chính quyền Hy Lạp sớm gửi trả dân tị nạn về Thổ Nhĩ Kỳ, các nước EU bắt đầu gửi nhân viên an ninh, cảnh sát đến các đảo của Hy Lạp như đảo Lesbos để trợ giúp Hy Lạp. Ngân sách cũng như nhân lực của Frontex, cơ quan giám sát biên giới ngoại vi của EU, ở đây là vùng biển Aegea giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, cũng đã được tăng cường.

Đây là một thỏa thuận mang tính tình huống nên EU muốn giải quyết càng sớm càng tốt.

Khó khăn giờ nằm nhiều ở phía Thổ Nhĩ Kỳ bởi nước này đang trong thời điểm có nhiều vấn đề về an ninh cũng như đã thực sự quá tải khi phải tiếp nhận đến 2 triệu dân tị nạn Syria trên đất của mình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hoài nghi gia tăng với thỏa thuận sơ bộ EU-Thổ Nhĩ Kỳ về người tị nạn
Hoài nghi gia tăng với thỏa thuận sơ bộ EU-Thổ Nhĩ Kỳ về người tị nạn

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo khu vực cảnh báo, không có liều thuốc chữa bách bệnh cho cuộc khủng hoảng hiện nay tại châu Âu.

Hoài nghi gia tăng với thỏa thuận sơ bộ EU-Thổ Nhĩ Kỳ về người tị nạn

Hoài nghi gia tăng với thỏa thuận sơ bộ EU-Thổ Nhĩ Kỳ về người tị nạn

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo khu vực cảnh báo, không có liều thuốc chữa bách bệnh cho cuộc khủng hoảng hiện nay tại châu Âu.

Đức bắt đầu quay lưng với người tị nạn?
Đức bắt đầu quay lưng với người tị nạn?

VOV.VN - Gần đây Thủ tướng Đức bắt đầu cho rằng cần cắt giảm số người tị nạn vào nước này.

Đức bắt đầu quay lưng với người tị nạn?

Đức bắt đầu quay lưng với người tị nạn?

VOV.VN - Gần đây Thủ tướng Đức bắt đầu cho rằng cần cắt giảm số người tị nạn vào nước này.

Người tị nạn khóc khi được Giáo hoàng rửa và hôn chân
Người tị nạn khóc khi được Giáo hoàng rửa và hôn chân

Thực hiện lễ rửa chân cho những người tị nạn, Giáo hoàng Francis muốn cho thấy một cử chỉ tốt đẹp đối lại với "hành động hủy diệt" của những kẻ khủng bố

Người tị nạn khóc khi được Giáo hoàng rửa và hôn chân

Người tị nạn khóc khi được Giáo hoàng rửa và hôn chân

Thực hiện lễ rửa chân cho những người tị nạn, Giáo hoàng Francis muốn cho thấy một cử chỉ tốt đẹp đối lại với "hành động hủy diệt" của những kẻ khủng bố

Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc đưa người tị nạn Syria trở lại vùng chiến sự
Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc đưa người tị nạn Syria trở lại vùng chiến sự

VOV.VN - Tổ chức Ân xá quốc tế ngày 1/4 cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đưa hàng nghìn người tị nạn Syria trở lại vùng chiến sự ở quốc gia Trung Đông này.

Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc đưa người tị nạn Syria trở lại vùng chiến sự

Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc đưa người tị nạn Syria trở lại vùng chiến sự

VOV.VN - Tổ chức Ân xá quốc tế ngày 1/4 cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đưa hàng nghìn người tị nạn Syria trở lại vùng chiến sự ở quốc gia Trung Đông này.