Trung Quốc và Giấc mộng Trung Hoa:

Giấc mộng Trung Hoa - tham vọng của Trung Quốc trỗi dậy

VOV.VN - Liệu giấc mộng này có thể thực hiện được hay không? Những bước đi của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại đã đúng hay chưa? Mải mê theo đuổi Giấc mộng lớn, Trung Quốc được và mất những gì?

Thế giới đã từng biết đến những chủ thuyết của Trung Quốc như là “đại nhảy vọt”, “bốn hiện đại”, “ba đại diện”, “xã hội hài hòa”, “trỗi dậy hòa bình”, “thế giới hài hòa”... Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, chúng ta lại cảm thấy quen thuộc hơn với chủ thuyết mới được gói gọn trong 1 cụm từ "Giấc mộng Trung Hoa". 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh: AFP)

Cụm từ này được ông Tập Cận Bình dùng khi trở thành Tổng Bí thư vào tháng 11/2012 và trong diễn văn đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước vào tháng 3/2013. Ngày 19/8/2013, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố: “Việc hiện thực hóa Giấc mộng Trung Hoa về sự phục hưng dân tộc vĩ đại có nghĩa là Trung Quốc trở thành 1 đất nước thịnh vượng, 1 quốc gia được tiếp sức sống mới và có nhân dân hạnh phúc”.

Khi Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra lời tuyên bố này, câu hỏi then chốt đặt ra là liệu giấc mộng này có thể thực hiện được hay không? Những bước đi của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại đã đúng đường hay chưa để hiện thực hóa giấc mộng? Mải mê theo đuổi Giấc mộng lớn, Trung Quốc được và mất những gì?

Để trả lời những câu hỏi trên, báo điện tử VOV xin được giới thiệu với bạn đọc loạt bài tìm hiểu sâu về Giấc mộng Trung Hoa.

Cảm hứng “Giấc mộng Trung Hoa”

Một bài phân tích đăng tải trên trang Southasiaanalysis.org vào đầu tháng 1/2014, đã so sánh khái niệm “Giấc mộng Trung Hoa” của Chủ tịch Tập Cận Bình và của cựu Giáo sư trường đại học Quốc phòng ở Bắc Kinh- ông Lưu Minh Phúc.

Trong cuốn sách có tên “Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược trong thời đại hậu Mỹ năm 2010”, ông Lưu Minh Phúc viết, Trung Quốc nên trở thành 1 quốc gia hùng mạnh với quân đội hùng mạnh. Trung Quốc nên đặt mục tiêu vượt qua Mỹ với tư cách là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới. 

Trung Quốc muốn trở thành cường quốc quân sự hàng đầu thế giới (ảnh: AFP)

Sự giống nhau đến kỳ lạ giữa 2 tư tưởng đã đặt ra câu hỏi: Phải chăng, Giấc mộng Trung Hoa mà ông Tập Cận Bình nhắc tới đã được khơi gợi ít nhiều từ quyển sách nói trên?

Mặt khác, Giấc mộng Trung Hoa còn là 1 khát vọng cháy bỏng, thầm kín từ nhiều năm nay của người Trung Quốc, đó chính là chấn hưng Trung Quốc, đưa Trung Quốc trở lại thời kỳ hoàng kim.

Theo ông Trần Việt Thái, chuyên gia về Trung Quốc, Phó Viện trưởng viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, lịch sử dân tộc Trung Hoa là lịch sử huy hoàng, họ đã có nhiều năm đứng đầu thế giới với nhiều thành tựu rực rỡ. Thế nhưng, thời kỳ đó đã phải tạm khép lại khi đất nước Trung Quốc bị các thế lực thực dân đế quốc phương Tây xâm chiếm, trở thành miếng bánh ngon cho các nước đế quốc xâu xé nhau. Người Trung Quốc coi những năm tháng đó là những năm tháng đất nước bị sỉ nhục. 

Từ khi nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949. Sau nhiều biến cố, năm 1978, ông Đặng Tiểu Bình phát động công cuộc hiện đại hóa đất nước đưa Trung Quốc từng bước phát triển mạnh mẽ. Đến lúc này, khi Trung Quốc đã tích lũy được tiềm lực lớn về kinh tế cũng như là quân sự, cộng thêm 1 nền văn hóa lâu đời và  1 xã hội đã có kết cấu tương đối ổn định thì rất nhiều người Trung Quốc đã mơ chung 1 giấc mơ: Đưa dân tộc Trung Hoa trở lại thời kỳ huy hoàng mà ông cha họ đã từng có trước đây.

Sau đại hội 18 đến nay của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ban lãnh đạo mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đứng đầu là ông Tập Cận Bình đã đưa Giấc mộng Trung Hoa trở thành chiến lược, quốc sách cụ thể, thổi vào trong đó quyết tâm chính trị lớn của cả giới lãnh đạo cũng như của dân tộc Trung Quốc.

Tham vọng

Khi mới đưa ra khái niệm Giấc mộng Trung Hoa, ban lãnh đạo Trung Quốc cũng không nói cụ thể nội hàm của khái niệm này là gì. Theo các học giả, các cơ quan nghiên cứu của Trung Quốc, Giấc mộng Trung Hoa gắn với việc đạt được 2 mục tiêu 100 năm (Song Bách) đầy tham vọng, ông Thái chia sẻ.

Mục tiêu 100 năm thứ nhất là trở thành xã hội khá giả toàn diện vào năm 2021, tức là đúng 100 năm kỉ niệm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Mục tiêu 100 năm thứ 2 là hiện đại hóa Trung Quốc, phấn đấu đến năm 2049, đúng 100 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tức Trung Quốc sẽ trở thành nước phát triển toàn diện và đầy đủ.

Trong khái niệm “giấc mộng Trung Hoa” có 4 yếu tố chính: Trung Quốc hùng mạnh (mạnh về kinh tế, mạnh về chính trị, mạnh về quân sự, mạnh về ngoại giao, mạnh về khoa học công nghệ), Trung Quốc văn minh (bao gồm các khái niệm tự do, bình đẳng, công bằng, giàu về văn hóa và cao về đạo đức), Trung Quốc hài hòa (hài hòa giữa các vùng miền, giữa các giai cấp và giữa các dân tộc) và Trung Quốc sạch đẹp (sạch sẽ, ít ô nhiễm về môi trường). 

Trung Quốc hiện là nền kinh tế thứ 2 trên thế giới

Để đạt được những mục tiêu, kể từ khi cải cách mở cửa cho đến nay, Trung Quốc đã phấn đấu phát triển không ngừng trên nhiều mặt.

Về kinh tế, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trên dưới 9%. Trung Quốc cũng có tỷ lệ dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới- gần 5000 tỷ USD.

Về đối ngoại, sau hơn 30 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã từ một cường quốc khu vực trở thành một cường quốc với vai trò toàn cầu.

Về mặt xã hội, các chuyên gia cho rằng kết cấu xã hội Trung Quốc hiện nay đã tương đối ổn và vững chắc, có thể có rối ren bung ra đâu đó, nhưng về cơ bản sẽ không thay đổi. Chính quyền Trung Quốc đã kiểm soát khá tốt sự ổn định trong xã hội nước này.

Về mặt khoa học công nghệ, trong những năm qua Trung Quốc đã gặt hái được nhiều thành tựu. Từ 1 đất nước lạc hậu sau cuộc “cách mạng văn hóa”, Trung Quốc đã trở thành 1 trong những quốc gia đi đầu về công nghệ, họ có thể tự đóng tàu sân bay hay đưa người lên mặt trăng. Nhiều kĩ thuật công nghệ họ đã sao chép được từ các nước phát triển khác và tạo nên thành phẩm của bản thân mình.

Về mặt an ninh, quốc phòng, họ cũng có nhiều bước tiến vượt bậc. Mới đây, ngày 6/6/2014, Reuters đưa tin, Lầu Năm Góc đã công bố bản báo cáo hàng năm trước Quốc hội Mỹ về năng lực quốc phòng Trung Quốc cho thấy chi tiêu quân sự của Trung Quốc là 145 tỷ USD trong năm 2013. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc cũng đang gia tăng mạnh mẽ, tập trung vào không quân và hải quân.

Ông Thái nhận định, đây là điều đáng lo ngại trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực gia tăng như hiện nay.

Trung Quốc không còn “giấu mình chờ thời”

Khi điều kiện, tổng lực, sức lực cho phép, Trung Quốc ngay lập tức bắt tay vào triển khai hiện thực hóa cái gọi là “Giấc mộng Trung Hoa”. Với thế mạnh kinh tế hiện giờ, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản và trở thành cường quốc đương đầu với Mỹ.

Báo “Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng” (Hong Kong) đưa tin, trong khuôn khổ chuyển công du vào tháng 3/2014 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ con sư tử trong 1 bài phát biểu ở Paris nhân kỷ niệm 50 năm ngày Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Pháp. Ông Tập Cận Bình nói: “Trung Quốc là 1 con sư tử đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ, vì khi nó tỉnh giấc nó sẽ làm rung chuyển thế giới”.

Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình cũng có nói thêm đầy thận trọng rằng nếu Trung Quốc là 1 con sư tử, thì nó là 1 con sư tử “hòa bình, dễ chịu và văn minh”.

Về câu nói trên, báo “Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng” ngày 28/3 đã trích dẫn lời ông Jean-Pierre Cabestan, Trưởng Khoa chính trị, Đại học Baprist, Hong Kong bình luận: “Các bạn có bao giờ nhìn thấy 1 con sư tử hòa bình, văn minh và không hung hăng chưa? Sư tử là loài thú lớn, hoang dã và ăn thịt, giống như hình ảnh nước Trung Quốc trong quan hệ với các nước khác”.

Bài báo nói trên cũng trích dẫn lời của giáo sư Kerry Brown, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Sydney ở Australia lại cho rằng ông Tập Cận Bình sử dụng phép ẩn dụ hình ảnh con sư tử ngụ ý rằng Trung Quốc cần được coi trọng như một “đối thủ lớn” trên sàn đấu thế giới.

Về phía giáo sư Kim Xán Vinh, (cũng được trích dẫn trong bài báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng nói trên) chuyên gia nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh thì nhấn mạnh: “Tôi ngạc nhiên bởi những lời ẩn dụ của Chủ tịch nước Tập Cận Bình. Ông Tập Cận Bình về cơ bản đã thừa nhận rằng Trung Quốc là một quốc gia đang lớn mạnh. Ông Tập Cận Bình cũng biết rằng một số nước sẽ lo lắng về điều đó, nhưng thế giới phải làm quen với vị thế mới này của Trung Quốc”./.

Bài 2: Biển Đông- Chìa khóa vàng để hiện thực hóa "mộng vàng"

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc cần “tỉnh giấc mộng Trung Hoa” trên Biển Đông
Trung Quốc cần “tỉnh giấc mộng Trung Hoa” trên Biển Đông

VOV.VN - Tham vọng viển vông của Trung Quốc là đối nghịch với lợi ích cơ bản của họ trong khu vực và khó có thể thành sự thật.

Trung Quốc cần “tỉnh giấc mộng Trung Hoa” trên Biển Đông

Trung Quốc cần “tỉnh giấc mộng Trung Hoa” trên Biển Đông

VOV.VN - Tham vọng viển vông của Trung Quốc là đối nghịch với lợi ích cơ bản của họ trong khu vực và khó có thể thành sự thật.

Trung Quốc “giúp” Nhật biến điều không thể thành có thể
Trung Quốc “giúp” Nhật biến điều không thể thành có thể

VOV.VN - Những động thái gây hấn gần đây của Trung Quốc được cho là một trong các yếu tố khiến Nhật Bản quyết định diễn giải lại Hiến pháp.

Trung Quốc “giúp” Nhật biến điều không thể thành có thể

Trung Quốc “giúp” Nhật biến điều không thể thành có thể

VOV.VN - Những động thái gây hấn gần đây của Trung Quốc được cho là một trong các yếu tố khiến Nhật Bản quyết định diễn giải lại Hiến pháp.

Diễn giải lại Hiến pháp, Nhật có ngăn được tham vọng của Trung Quốc?
Diễn giải lại Hiến pháp, Nhật có ngăn được tham vọng của Trung Quốc?

VOV.VN - Thủ tướng Shinzo Abe đã diễn giải lại Hiến pháp của Nhật Bản để thể hiện vai trò rõ rệt hơn tại châu Á- Thái Bình Dương.

Diễn giải lại Hiến pháp, Nhật có ngăn được tham vọng của Trung Quốc?

Diễn giải lại Hiến pháp, Nhật có ngăn được tham vọng của Trung Quốc?

VOV.VN - Thủ tướng Shinzo Abe đã diễn giải lại Hiến pháp của Nhật Bản để thể hiện vai trò rõ rệt hơn tại châu Á- Thái Bình Dương.

Mỹ-Trung Quốc có xứng tầm nước lớn?
Mỹ-Trung Quốc có xứng tầm nước lớn?

VOV.VN - Dư luận quốc tế không khỏi hoài nghi về vai trò và trách nhiệm nước lớn của cả Mỹ và Trung Quốc.

Mỹ-Trung Quốc có xứng tầm nước lớn?

Mỹ-Trung Quốc có xứng tầm nước lớn?

VOV.VN - Dư luận quốc tế không khỏi hoài nghi về vai trò và trách nhiệm nước lớn của cả Mỹ và Trung Quốc.

Ngoại trưởng Kerry: Trung Quốc cần phải tuân thủ Luật biển QT
Ngoại trưởng Kerry: Trung Quốc cần phải tuân thủ Luật biển QT

VOV.VN - Đây là điều kiện tiên quyết để có thể hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực.

Ngoại trưởng Kerry: Trung Quốc cần phải tuân thủ Luật biển QT

Ngoại trưởng Kerry: Trung Quốc cần phải tuân thủ Luật biển QT

VOV.VN - Đây là điều kiện tiên quyết để có thể hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực.

Trung Quốc và Mỹ  tất yếu hợp tác với nhau?
Trung Quốc và Mỹ tất yếu hợp tác với nhau?

VOV.VN - Đặc điểm địa lý, kinh tế và năng lượng sẽ đẩy Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn nữa?

Trung Quốc và Mỹ  tất yếu hợp tác với nhau?

Trung Quốc và Mỹ tất yếu hợp tác với nhau?

VOV.VN - Đặc điểm địa lý, kinh tế và năng lượng sẽ đẩy Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau hơn nữa?