Giảm chi tiêu quốc phòng liệu có ảnh hưởng đến vị thế của Mỹ?

VOV.VN - Chi tiêu quốc phòng của Mỹ giảm dần, trong khi gia tăng là xu thế chung của nhiều quốc gia khác.

Trước đây, để nói đến sự thống trị về sức mạnh quân sự của Mỹ trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh người ta thường so sánh cán cân chi tiêu quốc phòng của Mỹ với 10 nước có chi tiêu quốc phòng lớn nhất thế giới kế tiếp Mỹ cộng lại.

 

Xét về mức chi tiêu bình quân cho một nhân sự, Mỹ vẫn vượt trội so với phần còn lại của thế giới (Ảnh: toptendose)

Với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, khoảng cách chi tiêu quốc phòng giữa Mỹ với những nước cạnh tranh “gần nhất” với Mỹ gia tăng đáng kể. Không một quốc gia nào có khả năng áp sát mức đầu tư của Mỹ về trang thiết bị hiện đại và lực lượng được huấn luyện tinh nhuệ. Điều này cho phép Mỹ duy trì sự thống trị quân sự “không cân xứng” trong hơn hai thập kỷ tiếp theo. Năm 2011, ngân sách quốc phòng của Mỹ gần như là cao nhất thời kỳ sau Chiến tranh Thế giới II với mức chi tiêu 720 tỷ USD. Con số này trên thực tế cao hơn tổng ngân sách quốc phòng của 19 quốc gia có chi tiêu quốc phòng lớn nhất tiếp sau Mỹ.

Tuy nhiên, năm 2014 sẽ đánh dầu một bước ngoặt lớn khi mức chi tiêu quốc phòng 581 tỷ USD của Mỹ trên thực tế đã bị vượt qua bởi mức 588 tỷ USD của 9 quốc gia có chi tiêu quốc phòng kế tiếp Mỹ cộng lại. Xu hướng này được dự báo là sẽ tăng lên trong những năm tới, với ngân sách quốc phòng Mỹ giảm khoảng 25% giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 trong khi các nước khác, tiêu biểu là Trung Quốc, sẽ tiếp tục gia tăng ngân sách quốc phòng. 

Sự tốn kém của các chiến dịch quân sự ở Iraq và Afghanistan cùng với khó khăn tài chính trong nước đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ tiếp tục cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Bên cạnh đó, những căng thẳng gia tăng ở Đông Âu và Trung Đông cùng với sự nổi lên về kinh tế và chiến lược của châu Á sẽ khiến cho chi tiêu quốc phòng của những quốc gia ở các khu vực này không ngừng gia tăng.

Mỹ vẫn duy trì vị thế vượt trội về quân sự trong tương lai gần

Dự báo vào khoảng năm 2020, tổng chi tiêu quốc phòng của 5 nước có chi tiêu quốc phòng lớn nhất sau Mỹ sẽ ở mức 546 tỷ USD, trong khi đó của Mỹ là khoảng 540 tỷ USD. Bất chấp xu thế này, Mỹ sẽ vẫn tiếp tục duy trì được vị thế vượt trội về sức mạnh quân sự của mình trong thời gian tới.

So sánh chi tiêu quốc phòng của Mỹ và 9 nước lớn nhất sau Mỹ năm 2014

Xét về mức chi tiêu bình quân cho một nhân sự, Mỹ vẫn vượt trội so với phần còn lại của thế giới và xu thế sẽ sẽ tiếp tục được duy trì cho tới năm 2020 và rất có thể là nhiều năm sau đó. So sánh với lượng quân số đông của Nga và Trung Quốc, mức chi tiêu hiện tại cho mỗi nhân sự của Mỹ nhiều hơn gấp 5 lần, từ đó tạo ra những lợi thế tuyệt đối về huấn luyện và trang bị.

Bên cạnh đó, chỉ riêng chi tiêu quốc phòng không phải là một thước đo hoàn hảo cho việc đánh giá năng lực quân sự của một quốc quốc gia. Mỹ với những thế mạnh về nền kinh tế phát triển, công nghệ hiện đại, mức chi tiêu cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển cao luôn có lợi thế hơn bất cứ quốc gia nào khi xét về hiệu quả của chi tiêu quốc phòng. Trong khi đó, một quốc gia mới nổi như Trung Quốc lại phải đối mặt với những thách thức không nhỏ về công nghệ và vận hành đối với những nỗ lực hiện đại hóa quân sự của mình, bất chấp Trung Quốc có đầu tư bao nhiêu tiền đi chăng nữa.

Mặc dù kỷ nguyên sự thống trị của Mỹ về chi tiêu quốc phòng toàn cầu đang dần sụt giảm, xu hướng này sẽ không tạo ra nhiều thay đổi về sức mạnh quân sự của Mỹ. Vị thế thống trị quân sự của Mỹ sẽ tiếp tục được duy trì với những ưu thế tuyệt đối về đầu tư cho mặt nhân sự, trang bị, năng lực và huấn luyện./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NATO kêu gọi thành viên tăng cường chi tiêu quốc phòng
NATO kêu gọi thành viên tăng cường chi tiêu quốc phòng

(VOV) -Tổng thư ký NATO nhấn mạnh: “Các nước NATO cần tiếp tục đầu tư cho quốc phòng an ninh của mình”.

NATO kêu gọi thành viên tăng cường chi tiêu quốc phòng

NATO kêu gọi thành viên tăng cường chi tiêu quốc phòng

(VOV) -Tổng thư ký NATO nhấn mạnh: “Các nước NATO cần tiếp tục đầu tư cho quốc phòng an ninh của mình”.

“Giảm chi tiêu quốc phòng sẽ làm suy yếu sức mạnh của NATO”
“Giảm chi tiêu quốc phòng sẽ làm suy yếu sức mạnh của NATO”

(VOV) - Nhận định này được Tổng Thư ký Rasmussen công bố chính thức trong một bản báo cáo hàng năm của NATO.

“Giảm chi tiêu quốc phòng sẽ làm suy yếu sức mạnh của NATO”

“Giảm chi tiêu quốc phòng sẽ làm suy yếu sức mạnh của NATO”

(VOV) - Nhận định này được Tổng Thư ký Rasmussen công bố chính thức trong một bản báo cáo hàng năm của NATO.

NATO kêu gọi các đồng minh châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng
NATO kêu gọi các đồng minh châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng

VOV.VN - Mỹ muốn nhân khủng hoảng Ukraine để hối thúc các đồng minh gia tăng chi tiêu quân sự.

NATO kêu gọi các đồng minh châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng

NATO kêu gọi các đồng minh châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng

VOV.VN - Mỹ muốn nhân khủng hoảng Ukraine để hối thúc các đồng minh gia tăng chi tiêu quân sự.

Mỹ hối thúc NATO tăng cường chi tiêu quốc phòng
Mỹ hối thúc NATO tăng cường chi tiêu quốc phòng

VOV.VN - Theo bà Rice, các nước thành viên NATO cần phấn đấu dành ít nhất 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng.

Mỹ hối thúc NATO tăng cường chi tiêu quốc phòng

Mỹ hối thúc NATO tăng cường chi tiêu quốc phòng

VOV.VN - Theo bà Rice, các nước thành viên NATO cần phấn đấu dành ít nhất 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng.

Nhật tăng chi tiêu quốc phòng đối phó với "các mối đe dọa"
Nhật tăng chi tiêu quốc phòng đối phó với "các mối đe dọa"

VOV.VN - Chính phủ Nhật Bản đã nhất trí chi 240 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng từ 2014-2019.

Nhật tăng chi tiêu quốc phòng đối phó với "các mối đe dọa"

Nhật tăng chi tiêu quốc phòng đối phó với "các mối đe dọa"

VOV.VN - Chính phủ Nhật Bản đã nhất trí chi 240 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng từ 2014-2019.

Các cường quốc chạy đua chi tiêu quốc phòng
Các cường quốc chạy đua chi tiêu quốc phòng

VOV.VN -Chi phí quân sự toàn thế giới giảm, nhưng Nga và Trung Quốc vượt lên tăng tốc

Các cường quốc chạy đua chi tiêu quốc phòng

Các cường quốc chạy đua chi tiêu quốc phòng

VOV.VN -Chi phí quân sự toàn thế giới giảm, nhưng Nga và Trung Quốc vượt lên tăng tốc

Các nước châu Á sẽ vượt Mỹ về chi tiêu quốc phòng
Các nước châu Á sẽ vượt Mỹ về chi tiêu quốc phòng

(VOV) -Chi tiêu quốc phòng của các nước châu Á tăng đột biến chủ yếu do Trung Quốc liên tục tăng ngân sách quốc phòng

Các nước châu Á sẽ vượt Mỹ về chi tiêu quốc phòng

Các nước châu Á sẽ vượt Mỹ về chi tiêu quốc phòng

(VOV) -Chi tiêu quốc phòng của các nước châu Á tăng đột biến chủ yếu do Trung Quốc liên tục tăng ngân sách quốc phòng

Trung Quốc quan ngại về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản
Trung Quốc quan ngại về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản

VOV.VN -Trung Quốc vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại trước kế hoạch chi tiêu quốc phòng vừa được Nhật Bản công bố hôm 17/12.

Trung Quốc quan ngại về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản

Trung Quốc quan ngại về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản

VOV.VN -Trung Quốc vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại trước kế hoạch chi tiêu quốc phòng vừa được Nhật Bản công bố hôm 17/12.