Khủng hoảng chính trị tại Nam Mỹ: “Cơn đau đầu” của Tổng thống Biden

VOV.VN - Một lộ trình thống nhất của chính quyền Biden trong chính sách đối ngoại với Colombia, Ecuador và Peru vẫn chưa được hoạch định rõ ràng.

Trong bối cảnh tình hình chính trị tại các nước vùng Andes như Colombia, Ecuador và Peru có nhiều biến động, vẫn chưa rõ cách tiếp cận của Tổng thống Mỹ Biden với khu vực sẽ ra sao và liệu chính sách của ông có khác biệt sovới người tiền nhiệm Donald Trump chủ yếu tập trung vào cuộc khủng hoảng Venezuela hay không.

Thay đổi chính sách của người tiền nhiệm

Giới phân tích cho rằng, với phương châm tăng cường hợp tác quốc tế, tập trung vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và hệ thống pháp quyền ở Nam Mỹ, Tổng thống Joe Biden sẽ tìm cách kết hợp các vấn đề này một cách liền mạch vào chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại với khu vực.

Tuy nhiên, do tính chất phân cực của các cuộc bầu cử tổng thống thời gian gần đây và viễn cảnh tương tự với các cuộc bầu cử tương lai trong khu vực, một lộ trình thống nhất của chính quyền Biden trong chính sách đối ngoại với Colombia, Ecuador và Peru vẫn chưa rõ ràng. Chuyên gia Richard McColl - Tiến sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Javeriana ở Bogota cho rằng, còn quá sớm để dự đoán điều gì sẽ xảy ra, nhưng có lý do chính đáng để tin rằng Tổng thống Biden sẽ duy trì quan hệ một cách dè dặt với những quốc gia nói trên.

Mặc dù Tổng thống Biden mong muốn chìa “nhành oliu” của tình hữu nghị và hợp tác đối với chính phủ các nước trong khu vực, nhưng nhiệm vụ đầu tiên của ông sẽ là hủy bỏ chính sách của người tiền nhiệm, với chủ trương không can thiệp quá sâu vào cuộc khủng hoảng Venezulea và củng cố quan hệ với Colombia - đồng minh chiến lược trong khu vực.

Các cố vấn của ông Biden đang tìm kiếm một mô hình thống nhất về mặt chính trị giữa  3 quốc gia Colombia, Ecuador và Peru, đồng thời hy vọng Tổng thống đắc cử Ecuador Guillermo Lasso sẽ là một đối tác đáng tin cậy. Tuy vậy, theo chuyên gia Richard McColl, để thực hiện mong muốn này, chính quyền Biden cần phải bước qua một loạt thách thức. Trước hết đó là sự biến động về chính trị của các nước vùng Andes.

Các cuộc bầu cử cho thấy sự phân cực sâu sắc

Cuộc bầu cử tổng thống vòng 2 của Peru, dự kiến diễn ra ngày 6/6, giữa 2 ứng cử viên: ông Pedro Castillo, ứng viên liên đoàn lao động cực tả và bà Keiko Fujimori, người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu, dự kiến sẽ là một chiến đầy gay cấn. Theo các nhà phân tích, vòng 2 bầu cử tổng thống sẽ càng làm phân cực cuộc khủng hoảng hiện nay ở Peru. Peru rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi cựu Tổng thống Martin Vizcarra bị Quốc hội phế truất với cáo buộc tham nhũng và người kế tiếp là ông Manuel Merino cũng phải từ chức chỉ ít ngày sau khi lên nắm quyền, trước sức ép từ các cuộc biểu tình phản đối của người dân. Bất kỳ ứng cử viên nào chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới sẽ phải giám sát một Quốc hội không có thế đa số rõ ràng và phải đối mặt cuộc khủng hoảng tại một quốc gia thay tổng thống 5 lần trong 5 năm.

Tại Colombia, Tổng thống Ivan Duque, người đang bị điều tra với cáo buộc liên quan đến đường dây tham nhũng và mua bán phiếu bầu được cho là có sự tham gia của nhiều chính trị gia hàng đầu Colombia, đã bị cấm tranh cử nhiệm kỳ thứ 2 theo hiến pháp. Ông sẽ phải rời dinh tổng thống Palacio de Nariño sau cuộc bầu cử năm 2022. Vẫn chưa rõ ai là người sẽ thay thế ông. Hiện đang nổi lên một số gương mặt sáng giá sẽ cạnh tranh trong cuộc bầu cử sắp tới là Thượng nghị sĩ Gustavo Petro - ứng cử viên cánh tả, ông Alejandro Char - ứng cử viên cánh hữu - cựu thống đốc bộ và thị trưởng thành phố cảng Barranquilla và ông Tomas Uribe - con trai của cựu Tổng thống Alvaro Uribe.

Tại Ecuador, ông Guillermo Lasso - cựu Giám đốc Ngân hàng thành phố Guayaquil, đại diện của phong trào chính trị trung hữu mang tên “Kiến tạo cơ hội” (CREO) đã giành chiến thắng trước đối thủ Andres Arauz trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 11/4. Theo kế hoạch, ông Lasso, 65 tuổi, sẽ nhậm chức tổng thống vào ngày 24/5. Nhiệm kỳ 4 năm tới của ông Lasso được dự báo sẽ có  nhiều khó khăn do liên minh cánh tả của ông Arauz vẫn là lực lượng chính trị lớn nhất trong Quốc hội Ecuador.

Cuộc bầu cử tại 3 quốc gia trên cho thấy, cử tri tại khu vực này đang phân cực một cách sâu sắc. Tổng thống Ecuador Guillermo Lasso và bất kỳ ứng cử viên nào chiến thắng trong các cuộc bầu cử tại Peru và Colombia sắp tới sẽ phải điều hành đất nước của họ vượt qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng với sự chia rẽ về mặt chính trị, một nền kinh tế trì trệ và dịch bệnh Covid-19 hoành hành.

Bài toán khó của ông Biden

Tổng thống Biden không có quan hệ thân thiết với bất cứ nhà lãnh đạo hoặc ứng cử viên tiềm năng sẽ trở thành lãnh đạo trong khu vực, khác với cựu Tổng thống Trump luôn dành sự ủng hộ hết mình cho đồng minh của ông là Tổng thống Brazil Bolsonaro. Chính quyền Biden cho rằng việc giữ chừng mực trong các mối quan hệ sẽ khiến họ dễ dàng hơn trong việc thực hiện chính sách với khu vực.

Nhiều ý kiến cho rằng, ông Biden sẽ thúc đẩy đối thoại trong khu vực để tăng cường sự hợp tác trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn Venezuela. Bên cạnh đó, Mỹ cũng được cho là sẽ tiếp tục chiến lược hợp tác chống buôn lậu ma túy với Colombia. Ông Joe Biden từng là nhân vật chủ chốt trong việc xây dựng "Kế hoạch Colombia". Đây là dự án viện trợ quân sự kéo dài nhiều năm và tốn kém nhất tại Mỹ Latin nhằm mục đích tăng cường năng lực của quân đội Colombia trong cuộc chiến chống ma túy.

Ngoài ra, một nhiệm vụ khác mà Joe Biden phải thực hiện là kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở tây bán cầu. Dù ảnh hưởng về chính trị, quân sự và văn hóa của Trung Quốc vẫn chưa thể bắt kịp Mỹ tại khu vực này, nhưng ở thời điểm biến động hiện nay, chính phủ các nước Nam Mỹ được cho là sẵn sàng hợp tác với bất cứ bên nào./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Biden chọn “con đường riêng” với quyết định rút quân khỏi Afghanistan
Tổng thống Biden chọn “con đường riêng” với quyết định rút quân khỏi Afghanistan

VOV.VN - Quyết định rút toàn bộ quân Mỹ khỏi Afghanistan trước ngày 11/9 của Tổng thống Joe Biden sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến kéo dài 20 năm ở quốc gia Nam Á khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

Tổng thống Biden chọn “con đường riêng” với quyết định rút quân khỏi Afghanistan

Tổng thống Biden chọn “con đường riêng” với quyết định rút quân khỏi Afghanistan

VOV.VN - Quyết định rút toàn bộ quân Mỹ khỏi Afghanistan trước ngày 11/9 của Tổng thống Joe Biden sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến kéo dài 20 năm ở quốc gia Nam Á khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

Tổng thống Biden sẽ thông báo hạn chót mới rút quân khỏi Afghanistan
Tổng thống Biden sẽ thông báo hạn chót mới rút quân khỏi Afghanistan

VOV.VN - Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết hôm 13/4 rằng, Tổng thống Biden có kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan vào dịp lễ tưởng niệm lần thứ 20 vụ tấn công 11/9/2001, vốn châm ngòi cho cuộc chiến kéo dài của Mỹ tại quốc gia này.

Tổng thống Biden sẽ thông báo hạn chót mới rút quân khỏi Afghanistan

Tổng thống Biden sẽ thông báo hạn chót mới rút quân khỏi Afghanistan

VOV.VN - Một quan chức cấp cao Mỹ cho biết hôm 13/4 rằng, Tổng thống Biden có kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan vào dịp lễ tưởng niệm lần thứ 20 vụ tấn công 11/9/2001, vốn châm ngòi cho cuộc chiến kéo dài của Mỹ tại quốc gia này.

Cuộc điện đàm thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Biden và Tổng thống Nga Putin
Cuộc điện đàm thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Biden và Tổng thống Nga Putin

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua (13/4) đã điện đàm với người đồng cấp Nga Putin. Đây là cuộc điện đàm lần thứ hai giữa nguyên thủ hai nước kể từ khi ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1 vừa qua.

Cuộc điện đàm thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Biden và Tổng thống Nga Putin

Cuộc điện đàm thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Biden và Tổng thống Nga Putin

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua (13/4) đã điện đàm với người đồng cấp Nga Putin. Đây là cuộc điện đàm lần thứ hai giữa nguyên thủ hai nước kể từ khi ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1 vừa qua.