Lựa chọn nhân sự của ông Trump tiết lộ tầm nhìn hòa bình ở Ukraine

VOV.VN - Trong khi cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R McMaster khuyên ông Trump nên thận trọng trước khi đưa ra quyết định, người được lựa chọn cho vị trí kế nhiệm trong chính quyền mới – ông Mike Waltz đã lập tức công bố chiến lược chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.

Cảnh báo từ quá khứ

Xuất hiện trên chương trình trình "Face the Nation with Margaret Brennan" của đài CBS cuối tuần trước, Trung tướng H.R McMaster - cựu Cố vấn an ninh quốc gia của ông Donald Trump nhận định rằng những tháng “quan trọng” sắp tới sẽ quyết định tương lai cuộc chiến ở Ukraine. Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ đắc cử dự kiến ​​sẽ thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình ngay sau khi nhậm chức, Moscow và Kiev đang có nhiều động lực để "đạt được nhiều lợi ích nhất có thể trên chiến trường trước khi ngồi vào bàn đàm phán”.

Chính quyền Tổng thống Biden gần đây đã đồng ý cung cấp mìn chống bộ binh cho Ukraine và “bật đèn xanh” cho nước này sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ sản xuất để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Những động thái này được cho là nhằm củng cố vị thế của Ukraine trên tiền tuyến trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước qua ngày thứ 1.000 và dòng chảy viện trợ từ Washington tới Kiev có nguy cơ bị gián đoạn khi Nhà Trắng đổi chủ.

Trong khi đó, nhiều lựa chọn quan trọng của ông Trump cho các vị trí hàng đầu trong chính quyền mới như Hạ nghị sĩ Mike Waltz, Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Phó Tổng thống đắc cử JD Vance đều không ủng hộ việc tiếp tục cung cấp viện trợ cho Ukraine và ủng hộ đàm phán chấm dứt xung đột.

Ông McMaster cho biết động thái này là "một vấn đề lớn", gây ra "một đòn tâm lý cho người Ukraine".

"Ukraine đang phải vật lộn để tạo ra các nguồn nhân lực bổ sung cho chiến trường, đồng thời duy trì các nỗ lực phòng thủ trước Nga. Điều quan trọng là Ukraine phải có được vũ khí mà họ cần và được đào tạo để sử dụng những loại vũ khí đó. Bất kỳ dự đoán nào cho rằng Mỹ có thể cắt giảm viện trợ cho Ukraine đều có thể gây tổn hại cho Ukraine theo quan điểm đạo đức", ông McMaster nói.

Cựu Cố vấn an ninh Mỹ cũng bày tỏ hy vọng những lựa chọn của ông Trump và bản thân tổng thống đắc cử sẽ "bắt đầu thấy được mối liên hệ khá rõ ràng giữa cuộc chiến ở Ukraine và lợi ích rộng hơn của nước Mỹ", bởi việc rút lui khỏi các vai trò quốc tế có khả năng sẽ làM suy yếu vị thế của Washington trên trường quốc tế.

Giới quan sát nhận định, mục tiêu chung của chính quyền Mỹ đương nhiệm và các nước NATO trong cuộc xung đột Nga-Ukraine là nhằm kiềm chế sự mở rộng ảnh hưởng của Nga và ngăn Mocow đạt được những mục tiêu khu vực. Xét trên một số khía cạnh, chiến lược viện trợ cho Ukraine của ông Biden dường như đã đi đúng hướng. Mặc dù có những thành quả quân sự nhất định bao gồm thành phố Mariupol hay Bakhmut nhưng về tổng thể, Moscow vẫn không đạt được mục tiêu chính ban đầu của mình. Cụ thể, Nga vẫn chưa thể đẩy lui quân đội Kiev ra khỏi lãnh thổ của mình và giành quyền kiểm soát hoàn toàn những mục tiêu chiến lược như Kherson cũng như Kharkov.

Dựa trên kinh nghiệm của mình, ông McMaster khuyên Tổng thống đắc cử nên thận trọng trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào cũng như lắng nghe lời khuyên từ những người xung quanh, ám chỉ rằng chính quyền mới của ông Trump không nhất thiết phải đảo ngược các chính sách trước đó của người tiền nhiệm Biden. Ông lập luận rằng những nhân vật được đề cử làm Giám đốc tình báo quốc gia và Bộ trưởng quốc phòng nên được hỏi những câu hỏi quan trọng như họ sẽ phải làm gì để đạt được “hòa bình thông qua sức mạnh" và họ nghĩ điều gì đang “thúc đẩy cũng như hạn chế” Tổng thống Nga Putin trong cuộc xung đột hiện nay.

Ông Trump mới đây đã chọn cựu nghị sĩ đảng Dân chủ Tulsi Gabbard - người có quan điểm gây tranh cãi về Nga và các đối thủ khác của Mỹ, làm Giám đốc tình báo quốc gia. Nhắc đến những phát biểu ủng hộ Moscow của bà Gabbard, ông McMaster bày tỏ lo ngại rằng vị trí đứng đầu Cộng đồng Tình báo Mỹ có thể tạo điều kiện cho bà “giúp đỡ” Nga giành chiến thắng, làm suy yếu Ukraine và an ninh quốc gia Mỹ cũng như gây nguy hiểm cho mối quan hệ tình báo với các đồng minh.

Kế hoạch cho tương lai

Không rõ người được ông Trump lựa chọn cho vị trí Cố vấn an ninh quốc gia trong chính quyền mới – Hạ nghị sĩ Mike Waltz có lắng nghe những lời khuyên từ người tiền nhiệm hay không nhưng truyền thông gần đây đã bắt đầu đưa tin về kế hoạch giải quyết xung đột Nga-Ukraine của ông Waltz. Ông Waltz cho biết chính quyền Tổng thống Trump 2.0 sẽ bắt đầu thúc đẩy giải pháp đàm phán giữa hai bên tham chiến ngay sau khi quá trình chuyển giao quyền lực hoàn tất, bắt đầu vào cuối tháng 1/2025.

Phát biểu trên kênh Fox News vào cuối tuần trước, ông Waltz nhấn mạnh rằng ưu tiên chính sẽ là tổ chức các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine, với mục đích đưa cả hai bên xích lại với nhau để thống nhất về một lệnh ngừng bắn hoặc một thỏa thuận hòa bình.

"Chúng ta cần thảo luận xem ai sẽ ngồi vào bàn đàm phán này, liệu đó sẽ là một thỏa thuận hay lệnh ngừng bắn, cũng như làm thế nào để đưa cả hai bên vào bàn đàm phán và sau đó là phạm vi thỏa thuận", ông Waltz nói, đồng thời nhấn mạnh rằng "tất cả các đồng minh và đối tác của Mỹ cần phải chia sẻ gánh nặng này cùng Washington".

Ông Trump đã nhiều lần hứa sẽ chấm dứt xung đột, đồng thời bày tỏ lo ngại về tình hình căng thẳng hiện nay, đặc biệt là sau khi cả Nga và Ukraine đều tăng cường sử dụng các vũ khí tiên tiến tấn công lẫn nhau. Ông Waltz lưu ý rằng các quyết định gần đây, chẳng hạn như việc Tổng thống Joe Biden chấp thuận cho Kiev triển khai vũ khí tầm xa của Mỹ vào sâu bên trong nước Nga có thể làm leo thang xung đột. Moscow cũng đáp trả lệnh “phá rào” của Mỹ bằng cách phóng tên lửa đạn đạo tầm trung mới mang tên Oreshnik vào thành phố Dnipro của Ukraine.

Là một đại tá đã nghỉ hưu và được coi là chuyên gia về các mối đe dọa an ninh quốc gia, ông Waltz tin tưởng rằng chính quyền mới sẽ hành động nhanh chóng để khôi phục khả năng răn đe và chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.

Ông cho biết: “Chúng ta cần phải chấm dứt cuộc chiến này một cách có trách nhiệm. Chúng ta cần phải lập lại hòa bình lâu dài, thay vì liên tục tìm cách giải quyết trước mỗi tình huống xảy ra”.

Trong khi ông Trump đã cam kết chấm dứt xung đột, sự hoài nghi vẫn còn tồn tại bên trong chính quyền Mỹ cũng như Ukraine. Thượng nghị sĩ Mike Rounds của Nam Dakota đã đặt câu hỏi về tính khả thi của các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Moscow và Kiev. Nhà lãnh đạo Ukraine Vladimir Zelensky cũng kiên quyết bác bỏ mọi đề xuất nhượng bộ lãnh thổ cho Nga và tuyên bố sẽ không chính thức từ bỏ bất kỳ vùng đất nào.

Nga bày tỏ thiện chí sẵn sàng đàm phán chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine nếu ông Trump là người khởi xướng. Tuy vậy, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Gennady Gatilov ngày 14/11 lưu ý bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng cần dựa trên "thực tế trên thực địa" liên quan tới những bước tiến mới của các lực lượng Nga trước Ukraine. Moscow đang tiến quân với tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay và hiện kiểm soát khoảng 18% lãnh thổ Ukraine.

Kế hoạch hòa bình của chính quyền Tổng thống đắc cử Trump có thể sẽ là trọng tâm chú ý sau khi ông trở lại nhiệm sở, với kỳ vọng rằng các đồng minh NATO của Mỹ cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ cuộc đàm phán nào. Ông Waltz đồng thời cảnh báo rằng các đối thủ của Mỹ không nên lợi dụng giai đoạn chuyển giao ở Mỹ để tạo thêm rắc rối.

“Đối với những đối thủ của chúng tôi – những người nghĩ rằng đây là thời điểm cơ hội để họ có thể lợi dụng chính quyền này để chống lại chính quyền kia, họ đã sai. Chúng tôi đang hợp tác với nhau”, ông Waltz nhấn mạnh.

Pháp "bật đèn xanh" cho Ukraine dùng tên lửa tấn công Nga, xung đột có lan rộng?

VOV.VN - Sau Mỹ, Pháp ngày 23/11 cũng đã bật đèn xanh cho Ukraine sử dụng tên lửa của Pháp để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Việc một số nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng tên lửa để tấn công Nga gây ra ý kiến trái chiều, không chỉ đối mặt với sự chỉ trích của Nga mà còn vấp phải sự phản đối của không ít nước phương Tây khác.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine phân tích mảnh vỡ tên lửa đạn đạo siêu thanh mới của Nga
Ukraine phân tích mảnh vỡ tên lửa đạn đạo siêu thanh mới của Nga

VOV.VN - Giới chức Ukraine cho hay tên lửa Oreshnik của Nga đạt vận tốc tối đa 13.000km/h trên hành trình tấn công các mục tiêu ở thành phố Dnipro. Ban đầu Kiev cho rằng loại vũ khí mà Moscow đã phóng là tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Ukraine phân tích mảnh vỡ tên lửa đạn đạo siêu thanh mới của Nga

Ukraine phân tích mảnh vỡ tên lửa đạn đạo siêu thanh mới của Nga

VOV.VN - Giới chức Ukraine cho hay tên lửa Oreshnik của Nga đạt vận tốc tối đa 13.000km/h trên hành trình tấn công các mục tiêu ở thành phố Dnipro. Ban đầu Kiev cho rằng loại vũ khí mà Moscow đã phóng là tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Phương Tây dè chừng khi Nga trả đũa Ukraine bằng tên lửa đạn đạo mới nhất
Phương Tây dè chừng khi Nga trả đũa Ukraine bằng tên lửa đạn đạo mới nhất

VOV.VN - Ngay sau khi Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS (tầm bắn khoảng 300km) vào lãnh thổ Nga, quân đội Nga liền đáp trả bằng cách nã tên lửa đạn đạo Oreshnik (tầm bắn khoảng 3.000-5.000km) vào thành phố ở miền Trung Ukraine. Oreshnik là tên lửa siêu vượt âm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và rất khó đánh chặn.

Phương Tây dè chừng khi Nga trả đũa Ukraine bằng tên lửa đạn đạo mới nhất

Phương Tây dè chừng khi Nga trả đũa Ukraine bằng tên lửa đạn đạo mới nhất

VOV.VN - Ngay sau khi Ukraine phóng tên lửa đạn đạo ATACMS (tầm bắn khoảng 300km) vào lãnh thổ Nga, quân đội Nga liền đáp trả bằng cách nã tên lửa đạn đạo Oreshnik (tầm bắn khoảng 3.000-5.000km) vào thành phố ở miền Trung Ukraine. Oreshnik là tên lửa siêu vượt âm có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và rất khó đánh chặn.

Nga tấn công bằng tên lửa Oreshnik vào Ukraine là “lời cảnh báo” với phương Tây
Nga tấn công bằng tên lửa Oreshnik vào Ukraine là “lời cảnh báo” với phương Tây

VOV.VN - Ngày 24/11, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố cuộc tấn công vào cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa tầm trung với thiết bị siêu thanh phi hạt nhân Oreshnik là “lời cảnh báo” đối với phương Tây. 

Nga tấn công bằng tên lửa Oreshnik vào Ukraine là “lời cảnh báo” với phương Tây

Nga tấn công bằng tên lửa Oreshnik vào Ukraine là “lời cảnh báo” với phương Tây

VOV.VN - Ngày 24/11, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố cuộc tấn công vào cơ sở quân sự của Ukraine bằng tên lửa tầm trung với thiết bị siêu thanh phi hạt nhân Oreshnik là “lời cảnh báo” đối với phương Tây.