Mỹ - Ấn “đồng tâm hiệp lực”: Biden sẽ giữ lời ở Ấn Độ - Thái Bình Dương?

VOV.VN - Việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Ấn Độ trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên đã cho thấy chính quyền ông Biden đặt trọng tâm chiến lược vào Ấn Độ - Thái Bình Dương trong nỗ lực đối phó với Trung Quốc.

Mỹ - Ấn “đồng tâm hiệp lực” ở Ấn Độ - Thái Bình Dương

Chuyến thăm châu Á tuần này, trong đó có Ấn Độ, là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Điều này đã cho thấy phần nào sự tập trung chiến lược của chính quyền Tổng thống Biden với khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Phát biểu trước truyền thông, Đại sứ Ấn Độ tại Mỹ T.S. Sandhu bình luận rằng "chuyến thăm này đã phản ánh tầm quan trọng của Ấn Độ với Mỹ, cũng như tầm quan trọng của quan hệ song phương của chúng ta". Phía Ấn Độ cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ an ninh chiến lược Mỹ - Ấn trong ma trận an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Theo một số bài báo, ông Austin, người sẽ thăm Ấn Độ từ 19 - 21/3 sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Rajnath Singh và một số quan chức cấp cao nước này. Chuyến thăm sẽ thúc đẩy quan hệ đối tác quốc phòng Mỹ - Ấn và mang đến sự hợp tác mạnh mẽ hơn trong việc "thúc đẩy một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và Tây Ấn Độ Dương mở, tự do và thịnh vượng".

Hai bên sẽ tập trung vào các cách thức nhằm tăng cường hợp tác quân sự và thương mại quốc phòng song phương. Họ cũng sẽ thảo luận về tình hình đang diễn ra ở Afghanistan.

Thương mại quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ đã tăng trưởng trên nhiều mặt trong những năm gần đây khi Mỹ trở thành một trong những nguồn cung quốc phòng hàng đầu của Ấn Độ. Một số bài báo cho biết, một thỏa thuận mua 30 máy bay không người lái với 10 máy bay cho lục quân, 10 máy bay cho không quân và 10 máy bay cho hải quân trị giá hơn 3 tỷ USD đang sắp được Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông qua.

Tháng 11/2020, Hải quân Ấn Độ đặt mua 2 máy bay không người lái không vũ trang từ Mỹ trong một hợp đồng 1 năm. Ấn Độ có kế hoạch mua thêm 6 máy bay tuần tra trên biển tầm xa P-8I để bổ sung vào hợp đồng mua 12 máy bay đã được ký kết.

Nhận ra nhu cầu cần kết nối chặt chẽ mạng lưới các đối tác an ninh ở Ấn Độ - Thái Bình Dương, một tuyên bố của Lầu Năm Góc về chuyến thăm sắp tới khẳng định Mỹ hiểu nước này cần "những đồng minh, đối tác và bạn hữu mạnh trong khu vực này". Việc Ấn Độ là một phần trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Austin đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng với Trung Quốc. Trước chuyến thăm, ông Austin đã khẳng định, mục tiêu của Mỹ là "đảm bảo rằng chúng tôi có khả năng và kế hoạch tác chiến nhằm ngăn cản Trung Quốc hoặc bất kỳ bên nào muốn thách thức Mỹ".

Chính quyền Biden “nói lời giữ lời”?

Điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm châu Á của ông Austin là Nhật Bản và Hàn Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết một lý do quan trọng thúc đẩy chuyến thăm lần này của ông là nhằm củng cố các liên minh của Mỹ và Washington muốn lắng nghe quan điểm từ các đồng minh.

Chính quyền của ông Biden có thể "gặp” với chính quyền cựu Tổng thống Trump về hướng tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc nhưng thay vì hướng tiếp cận đơn phương trong chính sách đối ngoại như chính quyền ông Trump, ông Biden muốn hợp tác với các đồng minh và đối tác để đối phó với Bắc Kinh.

Trong chuyến thăm Lầu Năm Góc hồi tháng 2/2021, ông Biden đã truyền đi một thông điệp rằng, Mỹ "chuẩn bị đối đầu và khi cần thiết sẽ đối đầu về quân sự trước sự trỗi dậy của Trung Quốc”.

Ông Biden cũng thông báo thành lập một Lực lượng Tác chiến về Trung Quốc thuộc Bộ Quốc phòng, chịu trách nhiệm xem xét hướng tiếp cận của Mỹ với Trung Quốc trong những khía cạnh như chiến lược, bố trí lực lượng, công nghệ và tình báo. Đầu tháng này, ông Austin đã tổ chức cuộc gặp đầu tiên với lực lượng này, bao gồm các chỉ huy quân sự, lãnh đạo dân sự và các thành viên thuộc cộng đồng tình báo.

Chuyến thăm của ông Austin diễn ra giữa bối cảnh Hội nghị Thượng đỉnh Quad đầu tiên gồm 4 quốc gia Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ được tổ chức trực tuyến vào tuần trước. Mặc dù đôi khi được gọi là "NATO châu Á" nhưng các chuyên gia cho rằng Quad còn xa mới trở thành một liên minh thống nhất do các bên có những ưu tiên khác nhau. Dù vậy, cuộc gặp của các nhà lãnh đạo Quad đều nhất trí rằng Trung Quốc là lý do mà 4 nước này cần nghiêm túc hợp tác với nhau.

Tuyên bố chung kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Quad không nhắc cụ thể đến Trung Quốc nhưng thông điệp từ cuộc gặp này đã quá rõ ràng. Tuyên bố khẳng định Quad "thúc đẩy một khu vực tự do, mở, bình đẳng, hòa bình, được neo giữ bằng những giá trị dân chủ và không bị bó buộc bởi các hành vi cưỡng ép".

Tuyên bố này cũng nhấn mạnh đến cam kết về "trật tự dựa trên các quy tắc nhằm thúc đẩy an ninh, thịnh vượng và đối phó với các mối đe dọa ở trong và ngoài Ấn Độ - Thái Bình Dương". Tuyên bố này còn khẳng định các ngoại trưởng và quan chức cấp cao của 4 nước thành viên Quad sẽ tiếp tục gặp gỡ và trao đổi về các vấn đề cơ bản, cũng như lên kế hoạch cho một cuộc gặp trực tiếp vào cuối năm nay.

Nhà quan sát Rajeswari Pillai Rajagopalan nhận định trên Diplomat rằng, hiện nay, những lo ngại về việc chính quyền ông Biden sẽ mềm mỏng với Trung Quốc hay thờ ơ với những cơ chế như Quad, có thể tạm gác sang một bên. Mặc dù vẫn có sự thay đổi về phong cách trong hướng tiếp cận của Mỹ trong việc xây dựng liên minh các quốc gia nhằm đối phó với Trung Quốc nhưng cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Quad gần đây và chuyến thăm châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dường như đang chứng minh ông Biden sẽ "nói lời giữ lời" trong việc thúc đẩy cam kết mạnh mẽ của Mỹ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhóm “Bộ Tứ” cam kết hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở
Nhóm “Bộ Tứ” cam kết hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở

VOV.VN - Lãnh đạo nhóm “Bộ Tứ” bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Australia đã có cuộc họp cấp cao trực tuyến đầu tiên ngày 12/03. Sau cuộc họp, các bên đã ra tuyên bố chung tái khẳng định cam kết hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Nhóm “Bộ Tứ” cam kết hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở

Nhóm “Bộ Tứ” cam kết hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở

VOV.VN - Lãnh đạo nhóm “Bộ Tứ” bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, và Australia đã có cuộc họp cấp cao trực tuyến đầu tiên ngày 12/03. Sau cuộc họp, các bên đã ra tuyên bố chung tái khẳng định cam kết hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ lên kế hoạch đối phó Trung Quốc
Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ lên kế hoạch đối phó Trung Quốc

VOV.VN - Theo Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Trung Quốc đang được cho là có ưu thế áp đảo Mỹ trong việc phát triển tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ đất liền.

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ lên kế hoạch đối phó Trung Quốc

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ lên kế hoạch đối phó Trung Quốc

VOV.VN - Theo Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Trung Quốc đang được cho là có ưu thế áp đảo Mỹ trong việc phát triển tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ đất liền.

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Mặt trận mới trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung Quốc?
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Mặt trận mới trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung Quốc?

VOV.VN - Ngoài việc thúc đẩy sự hợp tác trong nhóm Bộ Tứ, Mỹ đã và đang củng cố mạng lưới liên minh trong khu vực để đối phó Trung Quốc.

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Mặt trận mới trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung Quốc?

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Mặt trận mới trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung Quốc?

VOV.VN - Ngoài việc thúc đẩy sự hợp tác trong nhóm Bộ Tứ, Mỹ đã và đang củng cố mạng lưới liên minh trong khu vực để đối phó Trung Quốc.