Mỹ ngăn chặn hành vi lợi dụng lỗ hổng pháp lý để nâng khống giá xét nghiệm Covid-19

VOV.VN - Các chuyên gia y tế cho rằng, nhiều công ty tư nhân đang lợi dụng lỗ hổng trong luật liên bang của Mỹ để thực hiện hành vi nâng khống giá bộ xét nghiệm và trang thiết bị y tế.

Số ca mắc Covid-19 tăng gấp đôi trong bối cảnh làn sóng dịch Covid-19 mới hoành hành đã khiến người dân New York đổ xô đi mua khẩu trang chất lượng cao và bộ xét nghiệm tại nhà. Nhu cầu gia tăng đối với những sản phẩm này đã khiến nhà chức trách New York lo lắng về tình trạng thổi giá.

Tình trạng thổi giá xét nghiệm và thiết bị bảo hộ cá nhân

Tổng chưởng lý bang New York, bà Letitia James cuối tuần qua đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về khả năng tăng giá xét nghiệm và trang thiết bị bảo hộ cá nhân khi người dân mong muốn có các công cụ để phát hiện và cố gắng ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong những ngày qua, nhiều người dân New York phải xếp hàng dài chờ đợi tại các trung tâm xét nghiệm ở địa phương, còn những người khác phải tới hiệu thuốc mua bộ xét nghiệm tại nhà.

“Khi New York chứng kiến sự gia tăng số ca mắc theo cấp số nhân, ngày càng có nhiều người đi mua bộ xét nghiệm tại nhà và các thiết bị khác để phòng ngừa dịch bệnh. Người dân được khuyến khích thông báo cho văn phòng của tôi ngay lập tức nếu phát hiện giá cả những mặt hàng trên tăng cao một cách bất thường”, bà Letitia James cho biết.

“Nếu phát hiện bất cứ đối tượng nào nâng khống giá trong đợt dịch mới này, chúng tôi sẽ không ngần ngại hành động”.

Người dân tại New York có thể thông báo qua cổng thông tin trực tuyến hoặc đường dây nóng nếu phát hiện hành vi thổi giá hoặc làm giá. Chính quyền bang cho biết, các biện pháp này sẽ ngăn chặn việc “định giá cao một cách vô lý đối với hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trong thời điểm dịch bệnh, thiên tai, các trường hợp khẩn cấp tại địa phương hoặc trên toàn quốc”.

Theo Hiệp hội America's Health Insurance Plans (AHIP) – đại diện cho các công ty bảo hiểm của Mỹ, hành vi nâng khống giá đã làm gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe do các nhà cung cấp thiết bị xét nghiệm Covid-19 tính phí cao gấp nhiều lần so với giá thực tế. Nghiên cứu của AHIP tập trung vào xét nghiệm kháng nguyên, kháng thể và chẩn đoán Covid-19.

“Khi đất nước tiếp tục đối phó với dịch bệnh, việc xét nghiệm với giá cả phải chăng là chìa khóa giúp làm giảm sự lây lan của dịch bệnh. Hành vi nâng khống giá đang đe dọa những tiến bộ mà chúng ta đạt được trong cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2 và các biến thể nguy hiểm của nó. Chúng tôi kêu gọi chính quyền, Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách thực hiện những bước đi cần thiết để đảm bảo tất cả người dân Mỹ được tiếp cận với dịch vụ xét nghiệm tin cậy với giá thành hợp lý”.

Nâng khống giá là việc một số tổ chức hay nhà bán lẻ tăng giá một cách bất bình thường đối với sản phẩm cần thiết trong thời kỳ khủng hoảng khi nhu cầu gia tăng. Theo dữ liệu của AHIP, 54% số xét nghiệm Covid-19 có sẵn trên thị trường tư nhân có giá 185 USD, 36% có giá từ 185 USD đến 259 USD, 11% có giá từ 260 USD đến 389 USD và số còn lại có giá trên 390 USD. Dữ liệu cũng cho thấy, thay vì giảm bớt, chi phí xét nghiệm đã tăng đáng kể, tính từ tháng 4/2020 đến tháng 3/2021. Tỷ lệ các cơ sở xét nghiệm tính phí 185 USD cho mỗi xét nghiệm đã tăng 12% trong suốt thời gian đại dịch.

Lợi dụng lỗ hổng luật pháp

Các chuyên gia y tế cho rằng, nhiều công ty tư nhân đang lợi dụng lỗ hổng trong luật liên bang để thực hiện hành vi nâng khống giá. Một điều khoản trong Đạo luật CARES được thông qua vào năm 2020 cho phép các cơ sở xét nghiệm Covid-19 tự áp đặt giá và yêu cầu các công ty bảo hiểm tư nhân phải chi trả toàn bộ chi phí này.

Trong một số vụ kiện, các công ty bảo hiểm nói rằng, lỗ hổng này đã dẫn đến hành vi nâng khống giá và trục lợi trong thời điểm dịch bệnh của một số cơ sở xét nghiệm. Các nhà quản lý cho biết, chi phí xét nghiệm tăng cao sẽ khiến người dân phải trả phí bảo hiểm cao hơn.

Tại một hiệu thuốc, một bộ xét nghiệm Covid-19 nhanh có giá khoảng 20 USD. Nhưng một cơ sở xét nghiệm có tên GS Labs đã niêm yết mức giá khoảng 380 USD. Trong một cuộc khảo sát hồi đầu năm nay, Quỹ Kaiser Family (KFF) đã phát hiện rất nhiều hành vi tương tự.

“Khi khảo sát 2 bệnh viện lớn nhất và khu vực Washington D.C, chúng tôi nhận thấy rằng, giá xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 dao động từ 40USD đến 1.400 USD”, ông Krutika Amin – chuyên gia chính sách y tế của KFF cho biết.

Đạo luật CARES yêu cầu các công ty bảo hiểm phải trả toàn bộ phí xét nghiệm ngay cả khi người xét nghiệm không có triệu chứng hoặc không được bác sỹ chỉ định, ông Amin nói. Ngoài ra, Mỹ cũng có nhiều chương trình khác để hỗ trợ phí xét nghiệm cho những người không được bảo hiểm.

“Vì lợi ích của sức khỏe cộng đồng, Quốc hội muốn đảm bảo rằng, người dân không gặp bất cứ rào cản nào khi xét nghiệm Covid-19 và do vậy, họ yêu cầu công ty bảo hiểm chi trả toàn bộ phí xét nghiệm”, ông Amin nói thêm.

Tuy nhiên, chính phủ liên bang không đặt ra giới hạn về số tiền mà các công ty bảo hiểm tư nhân phải chi trả cho việc xét nghiệm Covid-19. Điều này trái ngược với cách xử lý các khoản thanh toán cho vaccine ngừa Covid-19 – khi mà cơ quan quản lý đặt ra giới hạn về mức phí mà họ cho là hợp lý.

Quốc hội mong đợi các công ty bảo hiểm và các cơ sở xét nghiệm thương lượng mức giá phù hợp theo một cách thiện chí. Nhưng cuối cùng các nhà lập pháp đã trao cho công ty xét nghiệm “con át chủ bài”, đó là trong trường hợp hai bên không nhất trí một thỏa thuận, công ty bảo hiểm có trách nhiệm trả với mức giá và nhà cung cấp xét nghiệm niêm yết trên mạng. Điều này khiến nhiều cơ sở xét nghiệm không muốn đàm phán.

Một số chuyên gia y tế cho rằng, dù trước mắt, người có bảo hiểm không phải trả chi phí xét nghiệm cao như vậy, nhưng điều này có thể thay đổi trong tương lai. Justin McFarland, cố vấn của Cơ quan Bảo hiểm Kansas, Mỹ cho biết: “Nếu những người cung cấp dịch vụ xét nghiệm tiếp tục tìm cách thực hiện hành vi vô đạo đức này, còn các công ty bảo hiểm phải chi trả quá nhiều mà không được bồi hoàn, thì khách hàng mua bảo hiểm sẽ phải đóng khoản phí cao trong thời gian tới”.

Để giải quyết vấn đề này, một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng Mỹ đã đề xuất dự luật mới nhằm hạn chế tình trạng nâng khống giá. Dự luật yêu cầu Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh khảo sát các cơ sở xét nghiệm và công khai nêu tên những nhà cung cấp đang tính giá cao hơn so với mức giá trung bình./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vụ thổi giá kit xét nghiệm: Tạm cử Phó giám đốc điều hành CDC Hải Dương
Vụ thổi giá kit xét nghiệm: Tạm cử Phó giám đốc điều hành CDC Hải Dương

Trao đổi với Tiền Phong ngày 20/12, ông Nguyễn Phúc Thiện - Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương cho biết, ông vừa nhận quyết định được giao phụ trách điều hành CDC Hải Dương trong thời gian ông Phạm Duy Tuyến bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra.

Vụ thổi giá kit xét nghiệm: Tạm cử Phó giám đốc điều hành CDC Hải Dương

Vụ thổi giá kit xét nghiệm: Tạm cử Phó giám đốc điều hành CDC Hải Dương

Trao đổi với Tiền Phong ngày 20/12, ông Nguyễn Phúc Thiện - Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương cho biết, ông vừa nhận quyết định được giao phụ trách điều hành CDC Hải Dương trong thời gian ông Phạm Duy Tuyến bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra.

Giám đốc CDC Thừa Thiên - Huế lên tiếng về việc "thổi giá" kit test COVID-19
Giám đốc CDC Thừa Thiên - Huế lên tiếng về việc "thổi giá" kit test COVID-19

VOV.VN - Ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc CDC Thừa Thiên - Huế vừa trả lời về những thông tin liên quan việc nâng khống giá kit test COVID-19 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.

Giám đốc CDC Thừa Thiên - Huế lên tiếng về việc "thổi giá" kit test COVID-19

Giám đốc CDC Thừa Thiên - Huế lên tiếng về việc "thổi giá" kit test COVID-19

VOV.VN - Ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc CDC Thừa Thiên - Huế vừa trả lời về những thông tin liên quan việc nâng khống giá kit test COVID-19 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.

Nóng: Khởi tố Tổng giám đốc Công ty Việt Á vì "thổi giá" thiết bị xét nghiệm Covid-19
Nóng: Khởi tố Tổng giám đốc Công ty Việt Á vì "thổi giá" thiết bị xét nghiệm Covid-19

VOV.VN - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an làm rõ Giám đốc CDC Hải Dương nhận gần 30 tỉ đồng lót tay từ ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á.

Nóng: Khởi tố Tổng giám đốc Công ty Việt Á vì "thổi giá" thiết bị xét nghiệm Covid-19

Nóng: Khởi tố Tổng giám đốc Công ty Việt Á vì "thổi giá" thiết bị xét nghiệm Covid-19

VOV.VN - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an làm rõ Giám đốc CDC Hải Dương nhận gần 30 tỉ đồng lót tay từ ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á.