Mỹ thiếu chiến lược thống nhất trong vấn đề Syria

VOV.VN - Một quan chức Mỹ giấu tên nói với Reuters rằng, chính quyền Mỹ chưa bao giờ có một chiến lược thống nhất về Syria.

Theo các quan chức Mỹ và giới phân tích, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu tăng cường các hoạt động quân sự chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và ủy quyền nhiều hơn cho các tướng lĩnh của mình. Tuy nhiên, nếu không có một chiến lược toàn diện với Syria, cách tiếp cận của Tổng thống Donald Trump sẽ chỉ tiếp tục tạo ra thế đối đầu với Syria, Iran và thậm chí là cả Nga.

Lực lượng Mỹ làm nhiệm vụ ở Syria. (Ảnh: AFP)

Trong một diễn biến được cho là có thể đẩy căng thẳng ở Syria lên một nấc thang mới, ngày 18/6, liên quân do Mỹ dẫn đầu đã bắn hạ một chiếc máy bay của quân đội Syria tại tỉnh Raqqa, miền nam Syria.

Đây là lần đầu tiên Mỹ bắn hạ một máy bay chiến đấu của chính phủ Syria. Wall Street Journal nhận định hành động này cho thấy chính quyền Tổng thống Donald Trump không ngại đối đầu trực diện với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và các đồng minh.

Trên thực tế, trong khoảng 3 tháng gần đây, Mỹ đã thực hiện một loạt hành động để chứng tỏ họ sẵn sàng thực hiện các cuộc không kích mà Washington cho là để chống lại các lực lượng Chính phủ Syria và những người ủng hộ họ, bao gồm cả Iran.

Vào tháng 4/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh phát động cuộc tấn công sử dụng tên lửa hành trình nhằm vào một căn cứ không quân của Syria.

Kể từ đó, Mỹ đã nhiều lần tấn công các lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn ở Syria và thậm chí hồi tuần trước còn bắn hạ một chiếc máy bay không người lái với lý do chiếc máy bay này đe dọa an toàn của các lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, tất cả những sự kiện này chủ yếu mang tính chiến thuật chứ không phải là một phần trong chiến lược của Mỹ ở Syria.

Khó phân bạn - thù

Cả chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng như chính quyền Mỹ đương nhiệm đều tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ đánh bại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nhưng để chuẩn bị cho sự sụp đổ IS trong tương lai, cả lực lượng do Mỹ hậu thuẫn và lực lượng ủng hộ Tổng thống Bashar Al-Assad đều đang muốn chiếm được thêm càng nhiều phần lãnh thổ càng tốt.

Chuyên gia phân tích Charles Lister của Viện Trung Đông nhận định: "Không có một chiến lược nào của Mỹ cản trở quá trình này. Những gì diễn ra ở Syria thời gian gần đây chỉ là kết quả của các quyết định mang tính chiến thuật của một chỉ huy trên thực địa. Một loạt quyết định chiến thuật đang tạo ra các hậu quả chiến lược nghiêm trọng”.

Một chiến binh nổi dậy nhổ lá cờ của các chiến binh IS ở làng Akhtarin ở phía Bắc Aleppo, Syria. (Ảnh: Reuters)

Nga và Iran từ trước đến nay vẫn ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến ở Syria.

Các quan chức Mỹ và giới phân tích cho rằng vấn đề lớn hơn là Tổng thống Donald Trump và đội ngũ an ninh quốc gia của ông đã không đưa ra một chiến lược chính trị dài hạn cho tương lai của Syria.

Cũng giống như người tiền nhiệm Obama, ông Donald Trump tập trung vào nỗ lực đánh bại IS nhưng để lại sau đó là số phận của ông Assad cũng như mối quan hệ đồng minh đang bị "sứt mẻ" trong khu vực.

Một quan chức Mỹ giấu tên nói với Reuters rằng, Mỹ chưa bao giờ có một chiến lược thống nhất về Syria.

“Chúng tôi phản đối Tổng thống Syria Bashar Al-Assad nhưng kẻ thù chính của chúng tôi là IS cũng chống lại ông ta. Các đồng minh có khả năng nhất của chúng tôi là người Kurd, nhưng đồng minh trong NATO của chúng tôi là Thổ Nhĩ Kỳ lại coi lực lượng này là kẻ thù”, vị quan chức giấu tên nói.

Chuyên gia Jennifer Cafarella của Viện nghiên cứu chiến tranh nói rằng các cuộc không kích của Mỹ sẽ không thể ngăn được Tổng thống Syria Assad và những người ủng hộ ông.

“Việc không có một chiến lược thống nhất về Syria trong khi lực lượng quân sự Mỹ dồn sự tập trung vào IS sẽ tiếp tục mở ra cơ hội cho liên minh ủng hộ ông Assad có thể mở rộng ảnh hưởng”, bà Jennifer nói.

Khi được đề nghị đưa ra bình luận về chiến lược của Mỹ ở Syria, người phát ngôn Nhà Trắng đã từ chối trả lời.

Trong khi đó, một quan chức Nhà Trắng cho biết: “Chiến lược của Mỹ ở Syria là đánh bại IS và giảm leo thang xung đột để lấy đó làm đà tiến tới một giải pháp chính trị. Chúng ta chưa ở gần mục tiêu này nhưng đó là chiến lược”.

Sau IS, Mỹ sẽ “giải quyết” các đồng minh của Iran ở Syria?

Dù Lầu Năm Góc nói rằng, họ bắn hạ máy bay Syria vì chiếc máy bay này đã thả bom gần nơi đóng quân của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) – lực lượng dân quân hỗn hợp của người Kurd và Arab chiến đấu chống IS ở Syria nhưng phía Nga đã có phản ứng khá “giận dữ”.

"Bất kỳ máy bay nào, bao gồm máy bay và thiết bị bay không người lái của liên quân quốc tế, khi bị phát hiện ở vùng phía tây sông Euraphates, sẽ bị hệ thống phòng không nhắm mục tiêu", thông báo của Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/6 cho biết.

Nhà Trắng cùng ngày tuyên bố, liên quân chống IS ở Syria sẽ thực hiện quyền tự vệ và nói rằng Mỹ sẽ giữ đường dây thông tin liên lạc mở với phía Nga.

Tình hình ở Syria cũng phát sinh thêm “phức tạp” mới sau khi Iran bắt đầu thực hiện các cuộc tấn công sử dụng tên lửa đạn đạo nhằm vào các mục tiêu của IS ở miền Đông Syria – đây là lần đầu tiên nước Cộng hòa Hồi giáo này thực hiện một hành động như vậy ở Syria.

Các nhà phân tích tình báo Mỹ nhanh chóng kết luận rằng, Iran bắn tên lửa chủ yếu để trả đũa cho cuộc tấn công nhằm vào tòa nhà Quốc hội Iran và lăng mộ của cố lãnh tụ tinh thần Khomeini mà IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm.

Theo một quan chức Mỹ, việc Iran sử dụng tên lửa đạn đạo để tấn công các mục tiêu IS ở Syria cũng có thể được coi như một thông điệp rằng Tehran vẫn cam kết ủng hộ ông Assad và quan trọng hơn là “nhắc nhở” Washington về việc lực lượng và căn cứ của Mỹ trong khu vực này đều nằm trong tầm ngắm của tên lửa Iran.

Trong khi nỗ lực vạch ra một chiến lược đối với Syria, chính quyền của ông Donald Trump bị chia rẽ giữa việc coi IS là kẻ thù chính với việc coi cuộc chiến tại Syria chỉ là một phần trong cuộc chiến giữa Mỹ và các đồng minh ở vùng Vịnh với Iran.

Theo các quan chức Mỹ, nhiều người đã nhìn nhận cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran như là một minh chứng rõ nét nhất cho tham vọng của Tehran trong khu vực. Nên nhớ, chính tham vọng này là nguyên nhân khiến Iran trở thành “cái gai” trong mắt của những “thế lực” khác ở Vùng Vịnh.

Những người đang muốn thúc đẩy một chiến lược cụ thể, thống nhất về Syria đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Donald Trump tập trung vào mục tiêu đầu tiên là đánh bại IS, sau đó chuyển sang mục tiêu tiếp theo là Iran và các đồng minh bao gồm việc lật đổ Tổng thống Assad, loại bỏ Hezbollah, lực lượng dân quân Shi'ite của Iraq và phiến quân Houthi ở Yemen./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga kêu gọi Mỹ tôn trọng quyền toàn vẹn lãnh thổ của Syria
Nga kêu gọi Mỹ tôn trọng quyền toàn vẹn lãnh thổ của Syria

VOV.VN - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 19/6, kêu gọi Mỹ tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Syria, kiềm chế các hành động đơn phương tại nước này.

Nga kêu gọi Mỹ tôn trọng quyền toàn vẹn lãnh thổ của Syria

Nga kêu gọi Mỹ tôn trọng quyền toàn vẹn lãnh thổ của Syria

VOV.VN - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 19/6, kêu gọi Mỹ tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Syria, kiềm chế các hành động đơn phương tại nước này.

Nga lên án Mỹ vì bắn rơi máy bay chiến đấu của Syria
Nga lên án Mỹ vì bắn rơi máy bay chiến đấu của Syria

VOV.VN - Bộ quốc phòng Nga cho biết cũng sẽ dừng tuân thủ thỏa thuận hợp tác quân sự với Mỹ ở Syria. 

Nga lên án Mỹ vì bắn rơi máy bay chiến đấu của Syria

Nga lên án Mỹ vì bắn rơi máy bay chiến đấu của Syria

VOV.VN - Bộ quốc phòng Nga cho biết cũng sẽ dừng tuân thủ thỏa thuận hợp tác quân sự với Mỹ ở Syria. 

Mỹ và Iran phô diễn sức mạnh, xung đột leo thang ở Syria
Mỹ và Iran phô diễn sức mạnh, xung đột leo thang ở Syria

VOV.VN - Theo giới phân tích, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Iran tại Syria mới chỉ ở giai đoạn thăm dò và sẽ còn nhiều diễn biến khó lường trong thời gian tới.

Mỹ và Iran phô diễn sức mạnh, xung đột leo thang ở Syria

Mỹ và Iran phô diễn sức mạnh, xung đột leo thang ở Syria

VOV.VN - Theo giới phân tích, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Iran tại Syria mới chỉ ở giai đoạn thăm dò và sẽ còn nhiều diễn biến khó lường trong thời gian tới.

Nguy hiểm: Nga đưa tất cả máy bay chiến đấu Mỹ ở Syria vào tầm ngắm
Nguy hiểm: Nga đưa tất cả máy bay chiến đấu Mỹ ở Syria vào tầm ngắm

VOV.VN - Tình hình Syria căng thẳng trở lại sau khi Nga đe dọa đưa máy bay Mỹ vào tầm ngắm để đáp trả vụ phi cơ Syria bị bắn rơi.

Nguy hiểm: Nga đưa tất cả máy bay chiến đấu Mỹ ở Syria vào tầm ngắm

Nguy hiểm: Nga đưa tất cả máy bay chiến đấu Mỹ ở Syria vào tầm ngắm

VOV.VN - Tình hình Syria căng thẳng trở lại sau khi Nga đe dọa đưa máy bay Mỹ vào tầm ngắm để đáp trả vụ phi cơ Syria bị bắn rơi.

Mỹ tuyên bố tái định vị các máy bay tham gia tiêu diệt IS tại Syria
Mỹ tuyên bố tái định vị các máy bay tham gia tiêu diệt IS tại Syria

VOV.VN - Quân đội Mỹ cho biết sẽ tái định vị các máy bay của Mỹ đang hoạt động ở Syria nhằm đảm bảo an toàn cho các phi đội tham gia tiêu diệt IS tại đây.

Mỹ tuyên bố tái định vị các máy bay tham gia tiêu diệt IS tại Syria

Mỹ tuyên bố tái định vị các máy bay tham gia tiêu diệt IS tại Syria

VOV.VN - Quân đội Mỹ cho biết sẽ tái định vị các máy bay của Mỹ đang hoạt động ở Syria nhằm đảm bảo an toàn cho các phi đội tham gia tiêu diệt IS tại đây.