Nga và Ukraine thi gan trong cuộc chiến tiêu hao: Bên nào sẽ bỏ cuộc trước?

VOV.VN - Trong giai đoạn chiến tranh tiêu hao, lợi thế đang nghiêng về phía Nga. Moscow vẫn duy trì được năng lực chiến đấu mạnh mẽ, một phần nhờ số lượng binh sỹ đông đảo và ưu thế về công nghệ vũ khí.

Khi quân đội Ukraine tiến hành một cuộc phản công vào cuối mùa Hè để giành quyền kiểm soát khu vực Kherson, miền Nam nước này từ tay Nga, Tổng thống Putin dường như đang rút ra bài học mà nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã học trước đây: Cuộc chiến thường kéo dài và hao tổn nhiều hơn so với dự đoán.

6 tháng kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine vào tháng 2/2022, Tổng thống Putin và các chỉ huy quân đội dưới quyền ông đang phải đối mặt với sự kháng cự bất ngờ và mạnh mẽ của quân đội Ukraine. Đó là những gì đang diễn ra tại Kherson – nơi các lực lượng Ukraine tiến hành cuộc phản công lớn vào ngày 28/8. Oleksiy Arestovych, cố vấn tổng thống Ukraine, mô tả chiến dịch là "hoạt động chậm rãi nhằm đánh bại quân đội Nga một cách có hệ thống ". 

Hai giai đoạn của chiến tranh

Một cuộc chiến tranh kéo dài thường trải qua các giai đoạn khác nhau. Cuộc chiến tại Ukraine cũng không ngoại lệ.

Giai đoạn đầu tiên là chiến tranh cơ động, trong đó quân đội hai nước liên tục di chuyển tới những khu vực mà họ có lợi thế để tung đòn tấn công nhằm áp đảo đối phương. Ông Liam Collins, Giám đốc sáng lập Viện Chiến tranh hiện đại thuộc Học viên quân sự West Point (Mỹ) cho rằng, trong giai đoạn chiến tranh cơ động, người Ukraine có lợi thế hơn một chút do quen thuộc địa hình, dù so sánh về quy mô quân đội, Nga vẫn chiếm ưu thế áp đảo. Chẳng hạn, ngân sách quân sự năm 2022 của Nga là 45,8 tỷ USD, gấp 10 lần so với ngân sách của Ukraine khoảng 4,7 tỷ USD. Nga có số quân nhân tại ngũ 900.000 người và 15.875 xe bọc thép, trong khi con số này về phía Ukraine là 196.000 và 3.309.

Chiến tranh cơ động đòi hỏi một lực lượng chiến đấu được huấn luyện và đào tạo tốt để có thể di chuyển một cách đồng bộ và phối hợp ăn ý giữa các đơn vị. Trong 6 năm qua, với sự hỗ trợ của phương Tây, Ukraine đã xây dựng được một lực lượng quân đội bài bản và chuyên nghiệp, có khả năng chiến đấu cơ động. Ukraine đã phòng thủ ở những nơi họ buộc phải bảo vệ như thủ đô Kiev và rút lui tại những khu vực mà họ không có đủ lợi thế như Donetsk, Lugansk, ở miền đông nước này.

Giai đoạn tiếp theo là chiến tranh tiêu hao, đòi hỏi các bên phải có khả năng cầm cự, duy trì thế trận lâu hơn. Suốt những tuần qua, các binh sỹ của Nga và Ukraine đã có những cuộc giao tranh ác liệt dọc theo chiến tuyến dài 2.400km. Dù nỗ lực chiến đấu, nhưng cả hai bên đều không đạt được những bước tiến lớn, trong khi chịu tổn thất không hề nhỏ về binh lực và vật lực. Hai bên dường như ý thức được rằng họ phải đối mặt với một cuộc chạy đua marathon hơn là chạy nước rút trong một cuộc chiến đã kéo dài gần 6 tháng. 

Ở giai đoạn này, các bên hạn chế di chuyển binh sỹ và trang thiết bị, thay vào đó, tập hợp binh lực và vật lực tại một vị trí tương đối cố định để tiêu diệt các lực lượng của đối phương. Mục tiêu là khiến kẻ thù suy yếu theo thời gian. Các cuộc giao tranh chủ yếu sử dụng những hệ thống pháo lớn và những đợt tiến công chậm chạp, gợi nhớ đến Thế chiến thứ nhất, mà trong đó các bên tham chiến thường cố thủ trong chiến hào, đồng thời hạn chế tiến quân.  

Trong giai đoạn chiến tranh tiêu hao, lợi thế đang nghiêng về phía Nga. Moscow vẫn duy trì được năng lực chiến đấu mạnh mẽ, một phần nhờ số lượng binh sỹ đông đảo và ưu thế về công nghệ vũ khí.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Với tốc độ tiến công như hiện nay, quân đội Nga có lẽ phải mất thời gian dài mới có thể tiếp cận được thủ đô Kiev. Trong bối cảnh nền kinh tế đang bị ảnh hưởng do các lệnh trừng phạt và kho vũ khí ngày một cạn dần, nhiều khả năng Nga không thể tiếp tục tham chiến trong vòng 1 thập kỷ nữa.

Phía Ukraine cũng vậy. Ukraine không có nhiều thời gian khi phải chịu tổn thất 100 binh sỹ mỗi ngày, theo ước tính của chính phủ nước này. Tổng thống Zelensky cho biết, Ukraine cần 7 tỷ USD viện trợ mỗi tháng để tiếp tục cầm cự.

Chuyên gia Liam Collins cho rằng cuộc chiến tiêu hao này sẽ tiếp tục cho đến khi một bên bị đánh bại hoặc kiệt quệ cả về vật chất lẫn tinh thần, nhưng kịch bản này nếu xảy ra cũng sẽ phải mất nhiều năm nữa.

Không bên nào có khả năng đánh bại đối phương. Do đó một chiến thắng hoàn toàn về mặt quân sự rất khó xảy ra. Đối với Nga, cuộc chiến có thể làm tiêu hao quá nhiều nguồn lực và đến một thời điểm nào đó Moscow có thể buộc phải chấm dứt chiến dịch quân sự như những gì nước này đã thực hiện tại Afghanistan sau 10 năm tham chiến.

Đối với Ukraine, câu hỏi lớn là liệu phương Tây có tiếp tục hậu thuẫn cho họ hay không, và sự hậu thuẫn đó sẽ kéo dài bao lâu. Trong trường hợp phương Tây đột ngột chấm dứt viện trợ cho Ukraine thì Kiev sẽ khó lòng đứng vững trong cuộc đối đầu với Nga.

Ukraine đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vũ khí của phương Tây để thực hiện cuộc phản công. Nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy Mỹ và EU bắt đầu mệt mỏi vì gánh nặng chi phí trong việc hỗ trợ khí tài quân sự cho Ukraine và Kiev dường như lo ngại tác động lâu dài của cuộc chiến sẽ khiến phương Tây tìm cách gây sức ép đối với họ để nhượng bộ Nga./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ vỡ mộng sau hơn 6 tháng can dự vào cuộc xung đột Nga-Ukraine
Mỹ vỡ mộng sau hơn 6 tháng can dự vào cuộc xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Hơn 6 tháng kể từ khi Tổng thống Nga Putin phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, sự xuất hiện của 3 thực tế liên quan đến cuộc chiến đang buộc Washington phải đối mặt với một số lựa chọn khó khăn.

Mỹ vỡ mộng sau hơn 6 tháng can dự vào cuộc xung đột Nga-Ukraine

Mỹ vỡ mộng sau hơn 6 tháng can dự vào cuộc xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Hơn 6 tháng kể từ khi Tổng thống Nga Putin phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, sự xuất hiện của 3 thực tế liên quan đến cuộc chiến đang buộc Washington phải đối mặt với một số lựa chọn khó khăn.

Chiến sự ở Kherson: Ukraine chạy đua với thời gian, Nga tăng cường chi viện
Chiến sự ở Kherson: Ukraine chạy đua với thời gian, Nga tăng cường chi viện

VOV.VN - Khi Ukraine tiến hành cuộc phản công ở miền Nam nước này, nhiều người đã đặt câu hỏi liệu họ có thể đẩy lùi các lực lượng Nga để lấy lại những vùng lãnh thổ đã mất hay không?

Chiến sự ở Kherson: Ukraine chạy đua với thời gian, Nga tăng cường chi viện

Chiến sự ở Kherson: Ukraine chạy đua với thời gian, Nga tăng cường chi viện

VOV.VN - Khi Ukraine tiến hành cuộc phản công ở miền Nam nước này, nhiều người đã đặt câu hỏi liệu họ có thể đẩy lùi các lực lượng Nga để lấy lại những vùng lãnh thổ đã mất hay không?

Tiết lộ vai trò của Mỹ phía sau cuộc phản công của Ukraine
Tiết lộ vai trò của Mỹ phía sau cuộc phản công của Ukraine

VOV.VN - Nhiều quan chức Mỹ và số nguồn tin từ Ukraine tiết lộ, khi Ukraine lên kế hoạch cho cuộc phản công lớn ở miền Nam nhằm giành lại các vùng lãnh thổ đã mất từ tay Nga, Washington đã kêu gọi Kiev hạn chế cả về mục tiêu lẫn vị trí địa lý để tránh bị kiệt sức và sa lầy trên nhiều mặt trận.

Tiết lộ vai trò của Mỹ phía sau cuộc phản công của Ukraine

Tiết lộ vai trò của Mỹ phía sau cuộc phản công của Ukraine

VOV.VN - Nhiều quan chức Mỹ và số nguồn tin từ Ukraine tiết lộ, khi Ukraine lên kế hoạch cho cuộc phản công lớn ở miền Nam nhằm giành lại các vùng lãnh thổ đã mất từ tay Nga, Washington đã kêu gọi Kiev hạn chế cả về mục tiêu lẫn vị trí địa lý để tránh bị kiệt sức và sa lầy trên nhiều mặt trận.

3 yếu tố quyết định thành bại cuộc phản công của Ukraine ở Kherson
3 yếu tố quyết định thành bại cuộc phản công của Ukraine ở Kherson

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng có 3 yếu tố quan trọng quyết định thành bại đối với cuộc phản công của Ukraine.

3 yếu tố quyết định thành bại cuộc phản công của Ukraine ở Kherson

3 yếu tố quyết định thành bại cuộc phản công của Ukraine ở Kherson

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng có 3 yếu tố quan trọng quyết định thành bại đối với cuộc phản công của Ukraine.

Ukraine đối mặt với rủi ro lớn khi phản công ở phía Nam
Ukraine đối mặt với rủi ro lớn khi phản công ở phía Nam

VOV.VN - Quân đội Ukraine ngày 29/8 đã mở nhiều mũi tấn công ở miền Nam nước này, trong đó có khu vực Kherson bằng một loạt vụ phóng tên lửa từ các hệ thống do Mỹ cung cấp.

Ukraine đối mặt với rủi ro lớn khi phản công ở phía Nam

Ukraine đối mặt với rủi ro lớn khi phản công ở phía Nam

VOV.VN - Quân đội Ukraine ngày 29/8 đã mở nhiều mũi tấn công ở miền Nam nước này, trong đó có khu vực Kherson bằng một loạt vụ phóng tên lửa từ các hệ thống do Mỹ cung cấp.

Chiến sự bế tắc, Nga và Ukraine tìm thời cơ ra đòn quyết định
Chiến sự bế tắc, Nga và Ukraine tìm thời cơ ra đòn quyết định

VOV.VN - Dù Nga và Ukraine đều chuẩn bị cho một cuộc chiến tiêu hao kéo dài, nhưng các bên đều đang tìm mọi cách để phá vỡ thế bế tắc trên chiến trường.

Chiến sự bế tắc, Nga và Ukraine tìm thời cơ ra đòn quyết định

Chiến sự bế tắc, Nga và Ukraine tìm thời cơ ra đòn quyết định

VOV.VN - Dù Nga và Ukraine đều chuẩn bị cho một cuộc chiến tiêu hao kéo dài, nhưng các bên đều đang tìm mọi cách để phá vỡ thế bế tắc trên chiến trường.