Nhận diện nhân tố có thể giúp Afghanistan thoát khỏi khủng hoảng

VOV.VN - Khi cộng đồng quốc tế miễn cưỡng công nhận chính phủ mới của Taliban, Liên Hợp Quốc có thể đóng vai trò trung gian trong việc giảm nhẹ cuộc khủng hoảng ở Afghanistan.

Liên Hợp Quốc có thể giúp gì cho Afghanistan?

Khi Afghanistan rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính và nhân đạo nghiêm trọng, nhân tố có thể giúp đất nước vượt qua tình trạng này là Liên Hợp Quốc. Trong khi cộng đồng quốc tế tiếp tục tranh cãi về việc có nên công nhận chính phủ mới của Taliban hay không, Liên Hợp Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân Afghanistan.

Bất chấp việc Liên Hợp Quốc nằm ngoài các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Taliban và đàm phán tiến trình hòa bình ở Afghanistan, tổ chức quốc tế này hiện được coi là nhân tố chính có thể hỗ trợ nhân đạo ở Afghanistan. Theo Al Jazeera, khi cả thế giới chờ đợi Taliban chứng minh rằng họ đã thay đổi so với thời kỳ cai trị trước, Liên Hợp Quốc cũng cần thay đổi cách tiếp cận.

Thứ nhất, hiện tại vẫn cần một thỏa thuận chính trị ở Afghanistan như trước khi Taliban kiểm soát đất nước. Thay vì coi tiến trình hòa bình tại Afghanistan “giậm chân tại chỗ”, nên cho rằng đó là một quá trình kéo dài nhiều năm nhằm đưa tất cả các bên cùng nhau xây dựng sự kết nối và đạt được sự hiểu biết chung về tương lai của Afghanistan.

Để đạt được hòa bình lâu dài ở Afghanistan, Liên Hợp Quốc phải giải quyết được cuộc khủng hoảng nhân đạo thay vì làm chậm tiến trình hòa bình. Khi đó, mối quan hệ nhân đạo, phát triển và hòa bình sẽ thúc đẩy các phương pháp tiếp cận toàn diện hơn để khắc phục lỗ hổng của hệ thống viện trợ quốc tế trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng ở Afghanistan.

Thứ hai, Liên Hợp Quốc có thể dẫn đầu trong việc thúc đẩy cách tiếp cận đối với viện trợ nhân đạo. Vấn đề an ninh lương thực rất quan trọng vì Afghanistan vốn đang thiếu lương thực trầm trọng và có thể đối mặt với nạn đói trên diện rộng. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), đợt hạn hán nghiêm trọng vào mùa hè năm nay đã gây ảnh hưởng đến hàng triệu nông dân ở Afghanistan.

Để ngăn chặn cuộc khủng hoảng an ninh lương thực của Afghanistan ngày càng xấu đi, cần có những hành động khẩn cấp. Bên cạnh các điểm phân phối viện trợ, cần có các điểm thu thập viện trợ trên toàn quốc để thu thập lương thực ở những nơi có sẵn.

Trong những tháng tới, Liên Hợp Quốc có thể hỗ trợ nông nghiệp sản xuất quy mô nhỏ thông qua việc thu mua lương thực công cộng, bổ sung đường dây vận chuyển lương thực và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển lương thực, qua đó tăng khả năng phục hồi ở Afghanistan.

Sự công nhận chính phủ mới của Taliban

Thứ ba, đáp ứng nhu cầu nhân đạo quy mô lớn sẽ cần các giải pháp kinh tế táo bạo và sáng tạo để giải quyết cuộc khủng hoảng đa chiều và đầy thách thức ở Afghanistan mà không gây ra sự phụ thuộc. Vào tháng 10, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã lập một quỹ tín thác đặc biệt để cung cấp tiền mặt trực tiếp mà người dân Afghanistan đang rất cần, thông qua một hệ thống được kết nối với các quỹ tài trợ đang bị đóng băng kể từ khi Taliban giành quyền kiểm soát nước này hồi tháng 8. Mặc dù đây là một động thái đáng hoan nghênh, nhưng cần phải huy động nguồn lực ở quy mô lớn hơn nữa.

Liên Hợp Quốc cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tập trung các quốc gia trong khu vực để giải quyết các vấn đề cấp bách đang cản trở cứu trợ nhân đạo ở Afghanistan. Là một quốc gia không giáp biển, Afghanistan phải dựa vào nguồn viện trợ từ các nước láng giềng. Pakistan từ lâu đã là một lựa chọn cho các tổ chức cứu trợ để mua sắm các mặt hàng viện trợ cho Afghanistan. Liên Hợp Quốc có thể giúp đa dạng hóa các nguồn viện trợ cho Afghanistan, bao gồm cả qua Uzbekistan và Iran.

Thứ tư, do cộng đồng quốc tế chưa tin tưởng Taliban, Liên Hợp Quốc có thể làm trung gian trong việc tăng cường hợp tác nhân đạo ở Afghanistan. Liên Hợp Quốc đã bắt đầu bằng việc UNICEF phối hợp tiếp cận giáo dục với Taliban và có kế hoạch tài trợ trực tiếp cho giáo viên ở Afghanistan. Cả UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã bắt đầu các chiến dịch tiêm chủng bại liệt với sự hỗ trợ của Taliban.

Trong một bước tiến đầy hứa hẹn hướng tới hợp tác phát triển toàn diện hơn, Phó thủ lĩnh Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar gần đây đã gặp Giám đốc UNDP Achim Steiner tại Doha, nơi họ thảo luận về cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay của Afghanistan.

Các cơ quan của Liên Hợp Quốc đang điều phối các dự án nhân đạo với Taliban nên họ có đủ khả năng để đưa ra một thỏa thuận chung về các bước cần thiết để thiết lập quan hệ đối tác giữa chính phủ Afghanistan và cộng đồng quốc tế.

Về phía Taliban, điều này có thể bao gồm việc cung cấp khả năng tiếp cận an toàn, đảm bảo viện trợ không bị bòn rút, đảm bảo quyền của phụ nữ và thành lập một chính phủ toàn diện hơn. Về phía cộng đồng quốc tế, có thể bắt đầu từ việc nối lại viện trợ hoặc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và cuối cùng là sự công nhận đối với chính phủ mới của Afghanistan./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

60% dân số thiếu ăn, Afghanistan đối diện nạn đói nghiêm trọng
60% dân số thiếu ăn, Afghanistan đối diện nạn đói nghiêm trọng

VOV.VN - Số người sống trong điều kiện gần như nạn đói ở Afghanistan đã tăng lên 8,7 triệu người, cao hơn 3 triệu so với đầu năm nay. Khoảng 60% dân số Afghanistan đang chịu cảnh thiếu ăn, trong đó có nhiều trẻ em, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) gọi đây là một thảm họa.

60% dân số thiếu ăn, Afghanistan đối diện nạn đói nghiêm trọng

60% dân số thiếu ăn, Afghanistan đối diện nạn đói nghiêm trọng

VOV.VN - Số người sống trong điều kiện gần như nạn đói ở Afghanistan đã tăng lên 8,7 triệu người, cao hơn 3 triệu so với đầu năm nay. Khoảng 60% dân số Afghanistan đang chịu cảnh thiếu ăn, trong đó có nhiều trẻ em, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) gọi đây là một thảm họa.

Công cụ giúp Trung Quốc gây ảnh hưởng với Afghanistan dù chưa công nhận chính phủ Taliban
Công cụ giúp Trung Quốc gây ảnh hưởng với Afghanistan dù chưa công nhận chính phủ Taliban

VOV.VN - Bắc Kinh thận trọng đẩy mạnh các hoạt động thương mại và viện trợ cho Afghanistan khi quốc gia Nam Á này đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Mặt khác, Bắc Kinh không vội vã thừa nhận chính quyền Taliban.

Công cụ giúp Trung Quốc gây ảnh hưởng với Afghanistan dù chưa công nhận chính phủ Taliban

Công cụ giúp Trung Quốc gây ảnh hưởng với Afghanistan dù chưa công nhận chính phủ Taliban

VOV.VN - Bắc Kinh thận trọng đẩy mạnh các hoạt động thương mại và viện trợ cho Afghanistan khi quốc gia Nam Á này đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Mặt khác, Bắc Kinh không vội vã thừa nhận chính quyền Taliban.

Tương lai bất định của người dân Afghanistan dưới thời Taliban
Tương lai bất định của người dân Afghanistan dưới thời Taliban

VOV.VN - Những người Afghanistan từng làm việc cho chính phủ trước đây đang lo sợ cho cuộc sống của họ dưới chế độ Taliban.

Tương lai bất định của người dân Afghanistan dưới thời Taliban

Tương lai bất định của người dân Afghanistan dưới thời Taliban

VOV.VN - Những người Afghanistan từng làm việc cho chính phủ trước đây đang lo sợ cho cuộc sống của họ dưới chế độ Taliban.