Pháp vướng vào "thương vụ" tàu Mistral khi không giao cho Nga

VOV.VN- Việc không giao tàu Mistral cho Nga đã đẩy Pháp vào thế rất khó để bán lại tàu này trong khi chi phí duy trì lại quá đắt đỏ.

Theo AFP, hai chiếc tàu đổ bộ chở trực thăng dài tới 200m mỗi chiếc này lẽ ra sẽ được bàn giao cho Nga vào cuối năm nay theo một thỏa thuận trị giá khoảng 1,2 tỷ Euro.

Chiếc tàu Mistral mang tên Sevastopol trong lần chạy thử trước khi được bàn giao cho Nga nhưng thương vụ này đã bị đổ bể. Ảnh AFP

Tuy nhiên, cho đến nay, chúng vẫn nằm ở một cảng tại thành phố St. Nazaire, phía Tây nước Pháp sau khi Pháp đình chỉ việc bàn giao tàu này cho Nga với cáo buộc Nga đứng đằng sau hỗ trợ cho phe đối lập tại miền Đông Ukraine.

Quan chức Pháp nói dễ, chuyên gia khẳng định không

Sau khi thỏa thuận bàn giao 2 tàu Mistral của Pháp cho Nga bị hủy bỏ ngày 5/7, chỉ vài giờ sau, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã lên tiếng khẳng định, có tới vài quốc gia đang bày tỏ mong muốn được mua 2 chiếc tàu này. Tuy nhiên, ông Le Drian lại từ chối cung cấp chi tiết về những nước nói trên.

“Lý tưởng nhất là chúng tôi có thể bán 2 chiếc tàu này càng nhanh càng tốt”, ông Le Drian tuyên bố trên đài truyền thanh RTL.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khẳng định, nếu muốn bán dễ như vậy thì Pháp phải chấp nhận giảm giá đi rất nhiều.

“Bán những chiếc tàu chiến loại này giờ đây là cực kỳ khó khăn”, ông Ben Moores, một chuyên gia phân tích quốc phòng tại Trung tâm Nghiên cứu IHS Jane có trụ sở tại London nhận định.

Việc bán lại tàu Mistral không dễ như Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Le Drian vẫn tưởng. Ảnh AFP

“Pháp sẽ phải giảm giá tối đa để có thể thu hút các nước muốn mua tàu Mistral và ngay cả vậy quá trình thương lượng cũng diễn ra ít nhất là vài năm”, ông Moores nói thêm.

Mặc dù vậy Tổng thống Pháp Francois Hollande vẫn cứng rắn bảo vệ quan điểm của Bộ trưởng Quốc phòng Le Drian.

“Sẽ không khó khăn gì để tìm ra nước muốn mua 2 chiếc tàu Mistral này”, ông Hollande khẳng định trước báo giới Pháp trong khi tham dự lễ mở rộng kênh đào Suez tại Ai Cập.

Nhiều nước muốn nhưng không sẵn sàng mua

IHS Jane ước tính, có tới 13 nước đang cần khoảng 26 tàu đổ bộ tấn công các loại trong thập kỷ tới, chính vì thế, nhu cầu mua tàu Mistral không phải là không có.

Theo ông Moores, trên lý thuyết, tàu Mistral “cực kỳ dễ bán” bởi “thứ duy nhất mà Nga thay đổi trên tàu này chính là hệ thống thông tin liên lạc mà họ gắn trên bảng điều khiển của tàu và rất dễ để tháo hệ thống này ra”.

Tuy nhiên, trên thực tế, những nước muốn mua và có đủ tiềm lực để mua các tàu đổ bộ chở trực thăng có kích thước lớn như tàu Mistral lại đều có ngành công nghiệp đóng tàu của mình.

Việc được sở hữu tàu Mistral vẫn là một ước mơ xa vời với nhiều quốc gia dù họ đủ tiềm lực tài chính vì vướng rất nhiều vấn đề trong nước. Ảnh AFP

“Vấn đề mà Pháp phải đối mặt nếu muốn bán được 2 tàu Mistral nói trên chính là những nỗ lực vận động hành lang của chính ngành công nghiệp đóng tàu tại nước mà họ muốn bán 2 chiếc tàu đó. Nếu một quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua 2 chiếc tàu Mistral thì hàng nghìn lao động của nước này sẽ bị mất việc làm”, ông Moores nói thêm.

“Hơn thế nữa, việc có thể tự đóng tàu cho Hải quân nước mình cũng là để thể hiện niềm kiêu hãnh của một quốc gia khi có thể tự tin nói rằng: “Chúng tôi tự đóng tàu của mình”, ông Moores khẳng định.

Vẫn phải bán vì không đủ tiền “nuôi” tàu

Trong khi đó, Pháp đã có tới 3 tàu Mistral trong hạm đội hải quân của mình và cũng không đủ ngân sách để duy trì thêm hai tàu nữa.

“Việc giữ lại 2 chiếc tàu này không chỉ đồng nghĩa với việc phải trả tiền bồi thường cho Nga mà còn phải đảm bảo chi phí vận hàng chúng, trong đó bao gồm tiền đào tạo thủy thủ và tiền bảo trì hai chiếc tàu này”, một quan chức cao cấp của quân đội Pháp cho biết.

“Chúng tôi nhất định phải bán được 2 chiếc Mistrals đó”, quan chức này nói thêm.

Thương vụ tài Mistral đổ bể để lại một gánh nặng rất lớn về tài chính cho chính quyền của Tổng thống Pháp Hollande. Ảnh AFP

Tuy nhiên, hiện tại, chỉ có một vài nước có khả năng vận hành hai chiếc tàu này, Đô đốc Alain Coldefy, người từng là Tổng Thanh tra quân đội Pháp nhận định.

“Đó phải là những nước có tham vọng can dự vào các vấn đề trên toàn cầu và có đủ nguồn lực để mua loại tàu cực kỳ hiện đại như Mistral. Ngoài ra, các thủy thủ phải được đào tạo rất bài bản”, ông Coldefy nói.

Theo ông Coldefy, lý tưởng nhất là Liên minh châu Âu (EU) mua hai chiếc tàu chiến này, tuy nhiên điều này rất khó xảy ra khi EU đã phải chi quá nhiều để tăng cường năng lực phòng thủ chung của khối trong nhiều năm qua và không còn đủ ngân sách để mạnh tay mua sắm như vậy.

Ngoài ra, nếu không bán nhanh được tàu Mistral, Pháp sẽ gặp rắc rối lớn khi Nga đến tháo dỡ hệ thống thông tin liên lạc trên tàu mà họ đã lắp đặt.

“Nga sẽ kéo dài quá trình này càng lâu càng tốt để có thể học hỏi được nhiều nhất những công nghệ mới trên tàu Mistral”, ông Coldefy nói: “Nga khẳng định họ có thể sản xuất được những con tàu hiện đại như Mistral nhưng khó có thể tin được điều này”.

Trong khi đó, theo IHS Jane, 13 quốc gia muốn mua sắm tàu chiến trong thập kỷ tới và nhiều khả năng sẽ tính đến việc mua tàu Mistral của Pháp bao gồm Australia, Bỉ, Brazil, Canada, Chile, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela.

Trong số này, chỉ có Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ được cho là sẽ cần thêm một tàu chiến trong vòng 4 năm tới. Trong đó, Ấn Độ từng khẳng định sẽ ngừng mua tàu chiến mới và sẽ tự đóng tàu của mình còn Thổ Nhĩ Kỳ thì lại có tham vọng trở thành nước xuất khẩu tàu Hải quân.

“Có thể sẽ còn có nhiều nước khác muốn mua tàu Mistral, ví dụ như các nước Đông Nam Á và Trung Quốc khi vấn đề Biển Đông đang nóng lên từng ngày”, ông Moores nói.

“Tuy nhiên, mỗi năm cũng chỉ có rất ít tàu như Mistral được bán ra, vì vậy, thương vụ này là rất khó khăn”, ông Moores kết luận./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Pháp đề xuất số tiền bồi thường cho Nga để chấm dứt thương vụ Mistral
Pháp đề xuất số tiền bồi thường cho Nga để chấm dứt thương vụ Mistral

VOV.VN -Pháp đang mắc kẹt vì vụ đơn phương hủy hợp đồng bán Mistral cho Nga và phải đề xuất cho Moscow một con số bồi thường thỏa đáng.

Pháp đề xuất số tiền bồi thường cho Nga để chấm dứt thương vụ Mistral

Pháp đề xuất số tiền bồi thường cho Nga để chấm dứt thương vụ Mistral

VOV.VN -Pháp đang mắc kẹt vì vụ đơn phương hủy hợp đồng bán Mistral cho Nga và phải đề xuất cho Moscow một con số bồi thường thỏa đáng.

Nga tiết lộ 2 tàu đổ bộ trực thăng thay thế tàu Mistral
Nga tiết lộ 2 tàu đổ bộ trực thăng thay thế tàu Mistral

VOV.VN- Hai tàu Priboy và Lavina do Nga tự chế tạo sẽ thay thế tàu chiến Mistral mà Pháp quyết định không cung cấp cho Nga.

Nga tiết lộ 2 tàu đổ bộ trực thăng thay thế tàu Mistral

Nga tiết lộ 2 tàu đổ bộ trực thăng thay thế tàu Mistral

VOV.VN- Hai tàu Priboy và Lavina do Nga tự chế tạo sẽ thay thế tàu chiến Mistral mà Pháp quyết định không cung cấp cho Nga.

Pháp có thể bán tàu chở trực thăng Mistral cho Trung Quốc
Pháp có thể bán tàu chở trực thăng Mistral cho Trung Quốc

VOV.VN - Theo hãng tin Sputnik của Nga, Pháp được cho là đang có ý định bán tàu chở trực thăng Mistral cho Trung Quốc.

Pháp có thể bán tàu chở trực thăng Mistral cho Trung Quốc

Pháp có thể bán tàu chở trực thăng Mistral cho Trung Quốc

VOV.VN - Theo hãng tin Sputnik của Nga, Pháp được cho là đang có ý định bán tàu chở trực thăng Mistral cho Trung Quốc.

Nga có thể nhận tiền đền bù vụ Pháp không bàn giao tàu Mistral
Nga có thể nhận tiền đền bù vụ Pháp không bàn giao tàu Mistral

VOV.VN - Phương án giải quyết có thể là tiền hoặc hàng hóa. Lãnh đạo hai nước cũng đã nhất trí với điều này.

Nga có thể nhận tiền đền bù vụ Pháp không bàn giao tàu Mistral

Nga có thể nhận tiền đền bù vụ Pháp không bàn giao tàu Mistral

VOV.VN - Phương án giải quyết có thể là tiền hoặc hàng hóa. Lãnh đạo hai nước cũng đã nhất trí với điều này.

Pháp không giao Mistral, Nga cử chuyên gia sang đòi lại thiết bị
Pháp không giao Mistral, Nga cử chuyên gia sang đòi lại thiết bị

VOV.VN - Nga đã thành lập một nhóm chuyên gia để sang Pháp tháo dỡ dần những thiết bị do Nga sản xuất ở tàu đổ bộ trực thăng Mistral.

Pháp không giao Mistral, Nga cử chuyên gia sang đòi lại thiết bị

Pháp không giao Mistral, Nga cử chuyên gia sang đòi lại thiết bị

VOV.VN - Nga đã thành lập một nhóm chuyên gia để sang Pháp tháo dỡ dần những thiết bị do Nga sản xuất ở tàu đổ bộ trực thăng Mistral.