Phía sau cảnh báo sắc lạnh của Ukraine về tái sở hữu vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Tại Hội nghị An ninh Munich cuối tuần qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo sẽ xem xét lại quy chế phi hạt nhân của nước này và đảo ngược quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân sau khi Liên Xô sụp đổ.

Theo giới phân tích, Ukraine có thể trở thành một quốc gia hạt nhân nếu nước này nỗ lực gia nhập câu lạc bộ hạt nhân. Nhưng những tuyên bố của ông Zelensky nhiều khả năng chỉ là “lời nói đùa” vì vẫn chưa rõ Ukraine có đủ các nguồn lực và kỹ thuật cần thiết để tạo ra loại vũ khí này hay không.

“Quy chế phi hạt nhân của Ukraine được xác định thông qua việc nước này tham gia Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) vào năm 1994. Theo thỏa thuận, chỉ những quốc gia đã phát triển và thử nghiệm vũ khí hạt nhân mới được phép giữ lại kho hạt nhân của họ. Ông Alexander Umarov, tổng biên tập của cổng thông tin công nghiệp điện hạt nhân AtomInfo chỉ ra rằng, Ukraine không nằm trong số đó.

Nếu Ukraine thực hiện nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân một cách bí mật mà không rút khỏi NPT, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) sẽ nhanh chóng xác định bằng chứng về hoạt động hạt nhân sử dụng cho mục đích quân sự và thông báo cho ban giám đốc của họ.

“Họ (IAEA) sẽ đệ trình báo cáo lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc – cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan của Liên Hợp Quốc có quyền hạn và nghĩa vụ phải hành động trong sường hợp có sự đe dọa hòa bình, để áp dụng các biện pháp trừng phạt, thậm chí cả việc sử dụng vũ lực cưỡng chế”, ông Alexander Umarov nói.

Nếu Ukraine lựa chọn con đường khác và rút khỏi NPT, dù đây là quyền hợp pháp của họ, thì nước này vẫn sẽ trở thành đối tượng nằm trong tầm ngắm của Hội đồng Bảo an. Điều đó có nghĩa là Kiev có nguy cơ đối mặt với lênh trừng phạt hoặc sự can thiệp quân sự của Liên Hợp Quốc, nhà quan sát này lưu ý.

Ukraine từng là cường quốc hạt nhân

Trong lịch sử, Ukraine từng là cường quốc hạt nhân. Kho vũ khí hạt nhân mà Kiev có được là một phần di sản của Liên Xô. Belarus và Kazakhstan cũng sở hữu những vũ khí chiến lược tương tự sau khi Liên Xô tan rã.

Về mặt kỹ thuật, Ukraine là cường quốc hạt nhân lớn thứ 3 thế giới thời điểm đó – một sự thật lịch sử mà Tổng thống Zelensky đã đề cập trong bài phát biểu của ông tại Hội nghị An ninh Munich. Ukraine từng có hơn 100 tên lửa đạn đạo liên lục địa UR-100N, gần 50 đoàn tàu hạt nhân RT-23 Molodets và một phi đội máy bay ném bom chiến lược được trang bị vũ khí hạt nhân. Ukraine đã từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của nước này sau khi ký Biên bản ghi nhớ Budapests về Đảm bảo an ninh cùng với Belarus, Kazakhstan (hai quốc gia cũng từ bỏ kho dự trữ hạt nhân), Nga, Mỹ và Anh.

Theo Sputnik, một chi tiết quan trọng nhưng hiếm khi được giới tinh hoa Ukraine công bố đó là Kiev, Minsk và Astana chưa bao giờ nắm quyền kiểm soát hoạt động của lực lượng hạt nhân trên lãnh thổ của mình. Sau khi Liên Xô sụp đổ, các lực lượng này vẫn do Nga kiểm soát.

Ukraine có thể phát triển vũ khí hạt nhân?

Về mặt pháp lý, không gì có thể ngăn cản Ukraine rút khỏi NPT và phát triển vũ khí hạt nhân. Triều Tiên được cho là đã có những bước tiến vượt bậc trên con đường này bất chấp các nỗ lực ngăn chặn của cộng đồng quốc tế. Israel thì không bác bỏ nhưng cũng không khẳng định sở hữu vũ khí hạt nhân. Ngoài ra còn phải kể đến Ấn Độ và Pakistan – hai quốc gia đối đầu nỗ lực tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân để răn đe lẫn nhau.

Vấn đề nằm ở chỗ liệu Ukraine có đủ nguồn lực và trình độ kỹ thuật để sản xuất thiết bị hạt nhân hay không? Nước này có ngành công nghiệp hạt nhân dân sự rất phát triển với nhiều lò phản ứng tại các nhà máy điện được xây dựng từ thời Liên Xô và các cơ sở nghiên cứu hạt nhân. Kiev cũng kế thừa một ngành công nghiệp hàng không vũ trụ phát triển có khả năng sản xuất tên lửa ICBM và nhiều vũ khí khác.  

Tuy vậy, Ukraine không có các cơ sở làm giàu uranium hoặc tái chế plutonium – những vật liệu cần thiết để chế tạo vũ khí hạt nhân và cũng không có nhà máy sản xuất hạt nhân trên lãnh thổ. Ukraine tiến hành hoạt động khai thác uranium từ những năm 1990 nhưng sản lượng đã giảm đáng kể trong những năm qua. Chưa kể, việc khai thác mỏ uranium đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn.

Một số cựu quan chức tại Ukraine, chẳng hạn như tướng về hưu Petro Garashchuk đánh giá, nước này có đầy đủ chuyên môn kỹ thuật để phát triển các loại vũ khí hạt nhân và hệ thống chuyển giao. Nhà nghiên cứu Ilya Kramnik tại Trung tâm Nghiên cứu Bắc Mỹ thuộc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế, cho rằng, điều này có thể đúng: “Về mặt kỹ thuật Ukraine có ngành công nghiệp hạt nhân và nếu thực hiện một số thay đổi họ có thể tạo ra vũ khí hạt nhân”.

Nhưng điều quan trọng là, Kiev không thể làm điều đó một cách bí mật, họ sẽ phải tiến hành rất nhiều cuộc thử nghiệm để xem vũ khí đó có thực sự hoạt động hay không. Nỗ lực này rất dễ bị phương Tây và Nga phát hiện. Nếu Ukraine công khai ý định tái phát triển năng lực hạt nhân, họ sẽ không thể thu hút được sự ủng hộ của phương Tây trước kế hoạch này.

“Tôi cho rằng không một cường quốc hạt nhân nào có thể giúp Ukraine theo đuổi tham vọng này. Đơn giản là vì không ai muốn đối mặt với những vấn đề hóc búa chắc chắn sẽ phát sinh nếu Ukraine phát triển vũ khí hạt nhân”.

Thay vì chấp thuận đề nghị của Ukraine và giúp đỡ nước này, Mỹ và các đồng minh nhiều khả năng sẽ chống lại chương trình hạt nhân của Ukraine bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Nhà phân tích Gubrud lưu ý: “Các nước phương Tây và đặc biệt là Mỹ sẽ lên án tham vọng theo đuổi vũ khí hạt nhân của Ukraine. Chưa nói đến những thách thức kỹ thuật trong việc phát triển vũ khí hạt nhân, chỉ riêng việc cố gắng theo đuổi chương trình này, cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về chính trị và quân sự”.

“Những nỗ lực chế tạo bom hạt nhân chắc chắn sẽ khiến Ukraine rơi vào tình trạng tồi tệ hơn nhiều so với hiện nay và Kiev có thể bị cô lập với cộng đồng quốc tế”, chuyên gia Alexander Umarov nhận định.

Tính toán của ông Zelensky

Nếu việc phát triển vũ khí hạt nhân là phi thực tế, tại sao nhà lãnh đạo Ukraine lại đưa ra cảnh báo đảo ngược quyết định phi hạt nhân tại hội nghị an ninh lớn như vậy? Một số nhà quan sát cho rằng, tuyên bố của ông Zelensky nhằm phục vụ cho mục đích tuyên truyền để “làm gia tăng tâm lý chống Nga”, khiến các nước phương Tây nghĩ rằng “Ukraine đang bị buộc phải từ bỏ quy chế phi hạt nhân vì cảm thấy bị Moscow đe dọa”.

Andrzej Zapalowski, cựu nghị sỹ của Ba Lan cũng nhất trí với quan điểm này. Ông lưu ý: “Đây là một hình thức gây áp lực, khiến NATO cần phải đẩy nhanh việc xem xét kết nạp Ukraine. Tuyên bố của ông dường như là thông điệp gửi tới cả phương Tây và người dân Ukraine”.

Tổng thống Zelensky có lẽ ngầm ám chỉ rằng, để Ukraine không theo đuổi chương trình hạt nhân, phương Tây cần phải đẩy mạnh hỗ trợ Kiev đối phó với mối đe dọa của Nga. Ý định này dường như đã được lồng ghép vào tuyên bố của ông tại hội nghị. “Hãy cung cấp tài chính cho chúng tôi một cách vô điều kiện. Tại sao mỗi khi bạn phân bổ cho chúng tôi bất cứ khoản hỗ trợ nào, bạn cũng yêu cầu chúng tôi thực hiện một loạt cải cách. Điều này không dễ dàng”, ông Zelensky nói.

Theo RT, việc Ukraine cảnh báo khả năng tái sở hữu vũ khí hạt nhân có thể là nhằm thu hút sự chú ý, chứ không phải là Kiev có ý định thực sự. Song điều này không làm thay đổi thực tế rằng, những nguy cơ tiềm ẩn của việc phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn là vấn đề được quan tâm mạnh mẽ nhất./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Ván cờ" Ukraine: Nếu cả Nga và Mỹ đều thắng thì ai sẽ thua?
"Ván cờ" Ukraine: Nếu cả Nga và Mỹ đều thắng thì ai sẽ thua?

VOV.VN - Nhiều nhà phân tích cho rằng, mục đích của Tổng thống Putin huy động lực lượng áp sát biên giới Ukraine, chủ yếu là để buộc phương Tây phải đối thoại về phạm vi ảnh hưởng và lợi ích ở Đông Âu.

"Ván cờ" Ukraine: Nếu cả Nga và Mỹ đều thắng thì ai sẽ thua?

"Ván cờ" Ukraine: Nếu cả Nga và Mỹ đều thắng thì ai sẽ thua?

VOV.VN - Nhiều nhà phân tích cho rằng, mục đích của Tổng thống Putin huy động lực lượng áp sát biên giới Ukraine, chủ yếu là để buộc phương Tây phải đối thoại về phạm vi ảnh hưởng và lợi ích ở Đông Âu.

Nga được gì và mất gì sau tuyên bố rút quân khỏi biên giới Ukraine
Nga được gì và mất gì sau tuyên bố rút quân khỏi biên giới Ukraine

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng tại khu vực biên giới Nga-Ukraine đã tạm thời hạ nhiệt sau khi Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rút một số lực lượng ra khỏi khu vực này.

Nga được gì và mất gì sau tuyên bố rút quân khỏi biên giới Ukraine

Nga được gì và mất gì sau tuyên bố rút quân khỏi biên giới Ukraine

VOV.VN - Cuộc khủng hoảng tại khu vực biên giới Nga-Ukraine đã tạm thời hạ nhiệt sau khi Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rút một số lực lượng ra khỏi khu vực này.

Nga tuyên bố rút quân khỏi biên giới Ukraine, Mỹ và phương Tây vẫn đòi bằng chứng
Nga tuyên bố rút quân khỏi biên giới Ukraine, Mỹ và phương Tây vẫn đòi bằng chứng

VOV.VN - Trong bài phát biểu tại Nhà Trắng ngày 15/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, Mỹ vẫn chưa xác minh một số đơn vị quân đội của Nga đang rút khỏi khu vực biên giới với Ukraine và quay trở về căn cứ bất chấp tuyên bố của Moscow về việc rút quân.

Nga tuyên bố rút quân khỏi biên giới Ukraine, Mỹ và phương Tây vẫn đòi bằng chứng

Nga tuyên bố rút quân khỏi biên giới Ukraine, Mỹ và phương Tây vẫn đòi bằng chứng

VOV.VN - Trong bài phát biểu tại Nhà Trắng ngày 15/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, Mỹ vẫn chưa xác minh một số đơn vị quân đội của Nga đang rút khỏi khu vực biên giới với Ukraine và quay trở về căn cứ bất chấp tuyên bố của Moscow về việc rút quân.

Góc nhìn dư luận Nga về lời cảnh báo chiến tranh với Ukraine
Góc nhìn dư luận Nga về lời cảnh báo chiến tranh với Ukraine

VOV.VN - Tiếng trống trận chưa được gióng lên tại Nga bất chấp cảnh báo của Mỹ cho rằng Moscow có thể tấn công Ukraine bất cứ thời điểm nào.

Góc nhìn dư luận Nga về lời cảnh báo chiến tranh với Ukraine

Góc nhìn dư luận Nga về lời cảnh báo chiến tranh với Ukraine

VOV.VN - Tiếng trống trận chưa được gióng lên tại Nga bất chấp cảnh báo của Mỹ cho rằng Moscow có thể tấn công Ukraine bất cứ thời điểm nào.

Kịch bản Nga tấn công Ukraine vào ngày 16/2 liệu có thành hiện thực?
Kịch bản Nga tấn công Ukraine vào ngày 16/2 liệu có thành hiện thực?

VOV.VN - Vẫn chưa ai biết được ý định thực sự của Tổng thống Putin. Đến nay tất cả các dự đoán mà phương Tây đưa ra hầu như dựa vào những thông tin một chiều.

Kịch bản Nga tấn công Ukraine vào ngày 16/2 liệu có thành hiện thực?

Kịch bản Nga tấn công Ukraine vào ngày 16/2 liệu có thành hiện thực?

VOV.VN - Vẫn chưa ai biết được ý định thực sự của Tổng thống Putin. Đến nay tất cả các dự đoán mà phương Tây đưa ra hầu như dựa vào những thông tin một chiều.