Phương Tây trước nguy cơ thất bại chiến lược tại Ukraine

VOV.VN - Xung đột Nga - Ukraine ban đầu đem lại lợi thế chiến thuật cho Mỹ nhưng nay đã bước sang giai đoạn làm gia tăng các tổn thất chiến lược của phương Tây.

Sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát vào năm 2022 thì xung đột Israel - Hamas lại bùng nổ vào năm 2023 này. Cả 2 cuộc xung đột đều có nguy cơ biến thành các cuộc đối đầu quân sự toàn cầu vô cùng nguy hiểm. Và cả 2 sự kiện đó đều cho thấy trật tự thế giới hậu Chiến tranh Lạnh đã bị suy mòn ra sao.

Áp lực đa diện dồn lên Mỹ và phương Tây

Giai đoạn đầu của xung đột Nga - Ukraine, phương Tây có vẻ được hưởng lợi ở tầm chiến thuật. Nhưng theo thời gian, khi Ukraine chuyển sang phản công lớn, tình hình chiến trường bắt đầu bất lợi cho phương Tây ở tầm chiến lược.

Cuộc phản công rầm rộ và tốn kém của Ukraine đã cơ bản không đạt được mục đích đề ra. Trong khi đó, quân Nga lại từ từ gây áp lực một cách vững chắc lên đối phương trên mặt trận.

Các lệnh trừng phạt kinh tế đã không khiến cho kinh tế Nga sụp đổ, ít nhất là cho tới lúc này. Bất chấp các thiệt hại nặng nề do lệnh trừng phạt, kinh tế Nga đang nhanh chóng thích ứng với điều kiện mới. Các nỗ lực cô lập Moscow về chính trị cũng không thu được kết quả khả quan cho phương Tây.

Ngược lại, chi phí của Kiev sẽ gia tăng khi quân đội Ukraine cạn kiệt các vũ khí thời Liên Xô và phải cần đến các vũ khí mới từ phương Tây. Nền kinh tế Ukraine cần bơm thêm tiền mặt từ bên ngoài để bù đắp cho các tổn thất quân sự, suy giảm dân số và các vấn đề trong quản trị.

Hiện phương Tây đang phải đối mặt với áp lực trên nhiều mặt trận. Ngoài Ukraine, họ còn phải lo đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc và mới đây nhất là xung đột mỗi lúc một leo thang giữa Israel và phái vũ trang Hồi giáo Hamas.

Nỗ lực của Mỹ trong nhiều năm để ngăn Triều Tiên phát triển sức mạnh quân sự đã thất bại. Bình Nhưỡng hiện nay không chỉ sở hữu vũ khí hạt nhân mà còn có cả phương tiện để phóng thứ vũ khí hủy diệt này. Khủng hoảng trong quan hệ Mỹ - Nga đã mang lại cho Triều Tiên cơ hội tăng cường hợp tác với Nga, trái ngược với mong muốn của Mỹ.

Tình hình tương tự xảy ra với Iran. Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran (Kế hoạch hành động chung toàn diện JCPA) vào năm 2018 nhưng điều này không hề khiến Iran từ bỏ quan điểm về chương trình tên lửa và chính sách của họ đối với Trung Đông. Ngược lại, chính động thái đó của Mỹ tạo điều kiện để Iran quay trở lại với việc phát triển hạt nhân.

Cũng cần nhấn mạnh thêm, trong cả hai trường hợp Iran và Triều Tiên, giải pháp quân sự không phải là phương án tối ưu cho Mỹ.

Phương Tây còn đối mặt nhiều điểm nóng nữa. Afghanistan gần như bị lãng quên nhưng các lực lượng thù địch với Mỹ và phương Tây đang ngày càng mạnh tại đó. Tại Syria, chính quyền của Tổng thống Assad vẫn nắm quyền một cách chắc chắn bất chấp các lệnh trừng phạt và hoạt động cô lập.

Lợi ích tầm ngắn không bù được tầm xa

Xung đột vũ trang tại Ukraine có lẽ là chìa khóa mở ra trật tự thế giới hậu lưỡng cực. Xung đột mở màn vào tháng 2/2022 đã mang lại cho Mỹ một số lợi thế chiến thuật tức thời. Washington có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các đồng minh ở châu Âu. NATO cũng thêm luồng sinh khí mới và quá trình mở rộng khối này đang diễn ra. Quá trình quân sự hóa châu Âu đang diễn ra với tốc độ nhanh - các nước châu Âu phải chi trả cho quá trình đó, giảm bớt các nguồn lực đáng lẽ phải dành cho phát triển kinh tế - xã hội. Mỹ hiện đứng trước cơ hội lớn kiểm soát một phần đáng kể thị trường năng lượng của châu Âu.

Lợi thế chiến thuật nữa dành cho Mỹ là khả năng gây ảnh hưởng chưa từng có đối với Ukraine cả trong lĩnh vực quân sự và kinh tế, tạo cơ sở để Mỹ ngăn chặn triển vọng tái lập Liên Xô hùng cường một thời.

Tuy nhiên, ở cấp chiến lược, xung đột Ukraine cũng tạo ra những vấn đề nghiêm trọng cho Mỹ. Thứ nhất, Mỹ đánh mất Nga với tư cách một đồng minh tiềm tàng, hoặc ít nhất là với tư cách một cường quốc không can thiệp vào công việc của Washington. Thực tế, vào thời điểm chuyển giao giữa thế kỷ 20 và thế kỷ 21, đã xuất hiện mọi điều kiện cần thiết cho mối quan hệ như vậy.

Lúc đó, Nga đã sẵn sàng cho quan hệ đối tác bình đẳng với Mỹ, miễn là các lợi ích của Nga, đặc biệt trong không gian hậu Xô viết, được tính đến. Moscow không đặt mục tiêu “làm hồi sinh Liên Xô” hoặc tái định dạng Liên Xô cũ. Đối với tất cả các vấn đề chính trong chương trình nghị sự toàn cầu, Nga đều hoặc hợp tác với Mỹ hoặc tránh ra mặt phản đối trong thời gian dài.

Nhưng giờ đây, Nga đang xây dựng mối quan hệ thân cận với Trung Quốc mà Mỹ xem là mối đe dọa dài lâu. Đối với Mỹ, chi phí xung đột với Nga sẽ được đo bằng không chỉ sự ủng hộ của họ dành cho Ukraine mà còn cả cái giá khổng lồ của việc kiềm chế quan hệ Nga-Trung Quốc.

Tóm lại, các lợi ích chiến thuật mà Mỹ thu được từ xung đột Ukraine khó bù lại được các thiệt hại ở cấp chiến lược. Đối với Liên minh châu Âu (EU), các tổn thất chiến lược còn lớn hơn nữa. Vì EU nằm sát Nga về mặt địa lý. EU có rủi ro an ninh cao rơi vào xung đột quân sự với Nga. Trong khi đó, Trung Quốc lại không ngừng tăng cường vị thế của mình trong thời gian diễn ra xung đột tại Ukraine.

Khi tính đến các tình huống trên, Mỹ và các đồng minh có thể sẽ phải xem xét lại cách tiếp cận của họ là tìm cách đánh bại Nga trong xung đột Ukraine bằng mọi giá.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách thức biệt kích Ukraine tấn công bán đảo Crimea do Nga kiểm soát
Cách thức biệt kích Ukraine tấn công bán đảo Crimea do Nga kiểm soát

VOV.VN - Quân đội Ukraine đang sử dụng đa dạng nhiều phương thức để tấn công vào bán đảo Crimea. Họ cũng đã huy động cả lực lượng biệt kích để vượt biển đánh vào căn cứ Nga.

Cách thức biệt kích Ukraine tấn công bán đảo Crimea do Nga kiểm soát

Cách thức biệt kích Ukraine tấn công bán đảo Crimea do Nga kiểm soát

VOV.VN - Quân đội Ukraine đang sử dụng đa dạng nhiều phương thức để tấn công vào bán đảo Crimea. Họ cũng đã huy động cả lực lượng biệt kích để vượt biển đánh vào căn cứ Nga.

Lựu pháo Nga Malka 203mm với khả năng phá hủy boong-ke bê tông cốt thép
Lựu pháo Nga Malka 203mm với khả năng phá hủy boong-ke bê tông cốt thép

VOV.VN - 2S7 Malka là một lựu pháo tự hành của Nga với tầm bắn lên tới 37km. Pháo nổi tiếng về độ chính xác và uy lực. Lựu pháo 203mm có khả năng phá hủy boong-ke bê tông cốt thép, chiến hào kiên cố và các xe thiết giáp hạng nặng.

Lựu pháo Nga Malka 203mm với khả năng phá hủy boong-ke bê tông cốt thép

Lựu pháo Nga Malka 203mm với khả năng phá hủy boong-ke bê tông cốt thép

VOV.VN - 2S7 Malka là một lựu pháo tự hành của Nga với tầm bắn lên tới 37km. Pháo nổi tiếng về độ chính xác và uy lực. Lựu pháo 203mm có khả năng phá hủy boong-ke bê tông cốt thép, chiến hào kiên cố và các xe thiết giáp hạng nặng.

Binh sĩ Nga sinh hoạt trên chiến trường như thế nào?
Binh sĩ Nga sinh hoạt trên chiến trường như thế nào?

VOV.VN - Lực lượng hậu cần Nga cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các binh sĩ đang tham gia “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Những người lính này được cung cấp máy giặt hiện đại, chỗ là ủi, buồng tắm có bình nước nóng, chỗ tắm hơi… và thậm chí cả chỗ hành lễ dành cho người theo đạo.

Binh sĩ Nga sinh hoạt trên chiến trường như thế nào?

Binh sĩ Nga sinh hoạt trên chiến trường như thế nào?

VOV.VN - Lực lượng hậu cần Nga cố gắng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các binh sĩ đang tham gia “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Những người lính này được cung cấp máy giặt hiện đại, chỗ là ủi, buồng tắm có bình nước nóng, chỗ tắm hơi… và thậm chí cả chỗ hành lễ dành cho người theo đạo.

Pháo cối tự hành của Nga khai hỏa vào đối phương trong công sự
Pháo cối tự hành của Nga khai hỏa vào đối phương trong công sự

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố một video clip ghi cảnh lực lượng lính dù Tula của Nga sử dụng pháo cối tự hành Nona để bắn hạ một trung đội Ukraine trong công sự ở gần Kleshcheyevka (Donetsk).

Pháo cối tự hành của Nga khai hỏa vào đối phương trong công sự

Pháo cối tự hành của Nga khai hỏa vào đối phương trong công sự

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố một video clip ghi cảnh lực lượng lính dù Tula của Nga sử dụng pháo cối tự hành Nona để bắn hạ một trung đội Ukraine trong công sự ở gần Kleshcheyevka (Donetsk).

Quân Ukraine đối mặt đợt tấn công mới ở thị trấn chiến lược Avdiivka
Quân Ukraine đối mặt đợt tấn công mới ở thị trấn chiến lược Avdiivka

VOV.VN - Giới chức quân sự cấp cao của Ukraine hôm 19/10 cho hay, các binh sĩ Ukraine đang đối mặt với một cuộc tấn công dữ dội mới của Nga ở thị trấn Avdiivka, nơi đã bị tàn phá nhiều và nằm ở miền Đông.

Quân Ukraine đối mặt đợt tấn công mới ở thị trấn chiến lược Avdiivka

Quân Ukraine đối mặt đợt tấn công mới ở thị trấn chiến lược Avdiivka

VOV.VN - Giới chức quân sự cấp cao của Ukraine hôm 19/10 cho hay, các binh sĩ Ukraine đang đối mặt với một cuộc tấn công dữ dội mới của Nga ở thị trấn Avdiivka, nơi đã bị tàn phá nhiều và nằm ở miền Đông.

Nga dồn sức đánh lớn giành thế chủ động trước Ukraine trên các tuyến mới
Nga dồn sức đánh lớn giành thế chủ động trước Ukraine trên các tuyến mới

VOV.VN - Khi mùa đông đến gần, cả quân Nga lẫn quân Ukraine đều tìm cách giành quyền chủ động dọc theo chiến tuyến. Riêng Nga đẩy mạnh nỗ lực này một cách đáng kể.

Nga dồn sức đánh lớn giành thế chủ động trước Ukraine trên các tuyến mới

Nga dồn sức đánh lớn giành thế chủ động trước Ukraine trên các tuyến mới

VOV.VN - Khi mùa đông đến gần, cả quân Nga lẫn quân Ukraine đều tìm cách giành quyền chủ động dọc theo chiến tuyến. Riêng Nga đẩy mạnh nỗ lực này một cách đáng kể.

Vũ khí hiệu quả nhất của Nga - UAV cảm tử Lancet ngày càng nguy hiểm
Vũ khí hiệu quả nhất của Nga - UAV cảm tử Lancet ngày càng nguy hiểm

VOV.VN - Trong xung đột Nga - Ukraine hiện nay, cả hai bên đều sử dụng rất nhiều UAV. Vũ khí hiệu quả hàng đầu của Nga được đánh giá là UAV Lancet. Giới quan sát cho rằng UAV này ngày càng nguy hiểm trên chiến trường.

Vũ khí hiệu quả nhất của Nga - UAV cảm tử Lancet ngày càng nguy hiểm

Vũ khí hiệu quả nhất của Nga - UAV cảm tử Lancet ngày càng nguy hiểm

VOV.VN - Trong xung đột Nga - Ukraine hiện nay, cả hai bên đều sử dụng rất nhiều UAV. Vũ khí hiệu quả hàng đầu của Nga được đánh giá là UAV Lancet. Giới quan sát cho rằng UAV này ngày càng nguy hiểm trên chiến trường.

Đã đến lúc Ukraine và NATO cần một thỏa thuận với Nga, không thể trễ hơn
Đã đến lúc Ukraine và NATO cần một thỏa thuận với Nga, không thể trễ hơn

VOV.VN - Ukraine hiện đứng trước một sự lựa chọn: Hoặc tiếp tục chiến sự, cố gắng kéo dài xung đột hoặc đạt một thỏa thuận với đối phương khi có thể. Nếu Ukraine trì hoãn quyết định, tình hình có thể diễn biến theo hướng bất lợi hơn cho họ.

Đã đến lúc Ukraine và NATO cần một thỏa thuận với Nga, không thể trễ hơn

Đã đến lúc Ukraine và NATO cần một thỏa thuận với Nga, không thể trễ hơn

VOV.VN - Ukraine hiện đứng trước một sự lựa chọn: Hoặc tiếp tục chiến sự, cố gắng kéo dài xung đột hoặc đạt một thỏa thuận với đối phương khi có thể. Nếu Ukraine trì hoãn quyết định, tình hình có thể diễn biến theo hướng bất lợi hơn cho họ.