Quân đội Israel lợi dụng truyền thông để lừa Hamas

VOV.VN - Cuộc xung đột giữa Israel và Hamas đang là chủ đề nóng thời gian gần đây, có nguy cơ gây ra thảm họa an ninh và nhân đạo không thể kiểm soát đối với không chỉ ở vùng tranh chấp Israel-Palestine, mà còn là cả khu vực.

Cú lừa của Israel

Theo tờ Haaretz (Israel), các nhà báo nước ngoài làm việc tại Israel và các biên tập viên cấp cao của các hãng truyền thông quốc tế đang phẫn nộ trước thông tin cho rằng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cố tình đánh lừa họ. Theo đó, lúc 0h22 sáng 14/5, trong một thông cáo bằng tiếng Anh với nội dung mập mờ: "Không quân và bộ binh Israel lúc này đang tấn công trong Dải Gaza".

Điều đáng lưu ý, theo New York Times, là từ "trong" trong phiên bản tiếng Anh lại không xuất hiện ở thông cáo bằng tiếng Do Thái được phát đi chỉ vài phút trước đó. Khi truyền thông phương Tây liên hệ với Trung tá IDF Conricus để kiểm tra lại, người phát ngôn quân đội này xác nhận bộ binh Israel đang ở trong Dải Gaza. Trong một dấu hiệu leo thang khác, Israel bắt đầu nã pháo qua biên giới vào các mục tiêu bên trong Dải Gaza.

Or Heller - một phóng viên kỳ cựu của kênh truyền hình 13 (Israel) cho biết, Israel bắt đầu tập trung lực lượng dọc biên giới như là thực hiện những chuẩn bị cuối cùng cho một cuộc tấn công. Kế đến là thông báo cho giới truyền thông, đồng thời cả bằng tiếng Hebrew và tiếng Arab trên Twitter. Tiếp theo, báo động tại các cơ quan truyền thông lớn, bao gồm cả The New York Times, Washington Post rằng cuộc tấn công đang diễn ra…

Sự sai lệch giữa các bản tin tiếng Anh và tiếng Do Thái khiến các hãng thông tấn quốc tế "cuống cuồng" tìm cách xác minh lại diễn biến trên thực địa. Lúc 1h43, phóng viên hãng thông tấn Kann News của Israel đưa ra thông tin xác nhận: "Đây không phải cuộc tấn công trên bộ. Nhắc lại, không có cuộc tấn công trên bộ vào Dải Gaza".

Lúc 2h sáng, quân đội Do Thái rút lại thông tin ban đầu, cho biết bộ binh chỉ nổ súng về phía Dải Gaza. Đến lúc này, chiến dịch quân sự của quân đội Israel nhắm vào Dải Gaza kết thúc. Sau khi IDF đính chính với các đại diện truyền thông nước ngoài rằng không có binh sĩ nào tiến vào Dải Gaza, tất cả hãng truyền thông đã đều phải rút lại các bản tin dựa trên tuyên bố chính thức của IDF và sự xác nhận của các quan chức Israel.

Đây không phải lần đầu tiên văn phòng phát ngôn viên quân đội Israel đưa ra thông tin sai lệch có chủ đích như một chiến thuật quân sự. Năm 2019, quân đội Israel dàn dựng một vụ cứu thương giả, với trực thăng y tế đưa một binh sĩ bị thương tới bệnh viện. Mục tiêu của vụ dàn dựng nhằm đánh lừa truyền thông Lebanon tin rằng lực lượng Hezbollah đã gây ra thương vong cho phía Israel và đồng ý ngừng bắn.

Sập bẫy

Các động thái của phía Israel đã khiến các chiến binh Hamas lao về các vị trí phòng thủ trong mạng lưới đường hầm ngầm dưới đất được gọi là “Metro”. Mục tiêu của quân đội Do Thái là khiến Hamas tin cuộc tấn công trên bộ mới đã bắt đầu, dụ các nhóm tên lửa chống tăng của Hamas rời khỏi nơi ẩn náu, gián tiếp để lộ vị trí và trở thành mục tiêu của không quân Israel. Các chiến binh Hamas cũng mắc bẫy khi di chuyển vào hệ thống hầm ngầm dưới mặt đất, nơi mà giới chỉ huy Israel tin họ có thể phá hủy bằng các cuộc không kích.

Israel đã điều 160 chiến đấu cơ tới dội bom phá hủy hàng km mạng lưới đường hầm ngầm. Theo IDF, trong chiến dịch không kích kéo dài gần 40 phút này, khoảng 450 tên lửa đã được thả xuống 150 mục tiêu Hamas ở phía Bắc Dải Gaza, đặc biệt là xung quanh thành phố Beit Lahiya (tổng cộng có 80 tấn chất nổ đã được sử dụng).

Đây là đợt tấn công dữ dội nhất kể từ năm 2014. Quân đội Israel cho biết đang nỗ lực xác định mức độ thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng ngầm, được mô tả là "tài sản chiến lược" đối với lực lượng Hamas và số lượng tay súng Hamas thiệt mạng trong các cuộc không kích; nhiều chỉ huy của Hamas được cho là nằm trong số các tay súng trong đường hầm.

Và xin lỗi…

Trong cuộc họp qua điện thoại với sự tham gia của các hãng thông tấn lớn như Washington Post, Wall Street Journal, NPR, AFP, phóng viên chất vấn có phải quân đội Israel lợi dụng truyền thông quốc tế phục vụ mục tiêu quân sự của mình? Trung tá Conricus khẳng định tuyên bố sai lầm đưa ra ban đầu là lỗi của cá nhân, bởi hiểu nhầm thông tin gửi về từ chiến trường, rồi gửi cho báo giới mà không kiểm tra kỹ lưỡng. Viên Trung tá cho biết, "không có ý định lừa bất cứ ai" hoặc khiến báo giới viết ra những điều không đúng sự thật; "Tôi hiểu các bạn sẽ nhìn nhận sự việc khác với chúng tôi".

Người phát ngôn Lực lượng Phòng vệ Israel đã xin lỗi vì tuyên bố sai sự thật rằng Israel bắt đầu chiến dịch trên bộ ở Dải Gaza. Truyền thông quốc tế cho rằng đó không phải là sai sót của Israel mà là hành động cố ý sử dụng phương tiện truyền thông để đánh lừa các lực lượng vũ trang Hồi giáo Hamas. Tuy nhiên, Conricus thừa nhận quân đội thực tế đã tìm cách đánh lừa Hamas, bằng cách sử dụng những chiến thuật gây náo động như điều động số lượng lớn xe tăng, xe thiết giáp tới biên giới, như thể cuộc xâm lược đã bắt đầu.

Trong khi quân đội Israel tìm cách giảm nhẹ sự cố, theo giới quan sát Israel, tuyên bố sai sự thật trên không phải là sự cố ngẫu nhiên, mà là một phần của kế hoạch "đánh lừa" tinh vi, được tính toán kỹ lưỡng. Heller nói: “Họ không nói dối. Đó là một sự sắp đặt thông minh và thành công”; “Điều chúng ta thấy… là một chiến dịch rất tinh vi, có cả khía cạnh truyền thông trong đó”.

Heller tiết lộ, những phóng viên Israel kỳ cựu, có quan hệ gần gũi với giới quân sự và nhiều người từng tham gia quân ngũ biết rằng không thể nào có chuyện Israel đưa quân vượt biên giới vào thời điểm này. Heller và các phóng viên quân sự khác còn viết trên Twitter rằng không hề có việc Israel tấn công trên bộ. Dựa trên phân tích của mình về tuyên bố của quân đội, các cuộc gọi cho các sĩ quan quân đội và dựa trên tin tức tại chỗ từ Gaza, kết luận rằng không có cuộc đột nhập nào của quân đội và đã không đưa tin.

Bản thân hãng AP trong bài phân tích ngày 14/5 cũng nhấn mạnh họ đã kiểm tra nguồn và không "sập bẫy". Israel đưa tin rộng rãi rằng truyền thông đã bị lừa. Trong khi đó, Amos Harel - nhà phân tích của tờ báo tiếng Do Thái Haaretz - cho biết, việc người phát ngôn quân đội đánh lừa các phóng viên là diễn biến đáng báo động. Các chuyên gia lo ngại những thông tin sai lệch, đôi khi được tung ra có chủ đích, sẽ khiến cuộc xung đột trở nên tồi tệ và thêm phần chết chóc.

Những tuyên bố của IDF vừa qua đã biến mối quan hệ vốn đầy chông gai giữa quân đội Israel và báo chí nước ngoài trở nên căng thẳng hơn. Hai vụ việc liên tiếp (đánh lừa báo giới và không kích một tòa nhà cao tầng ở Dải Gaza, nơi đặt văn phòng của một số hãng truyền thông quốc tế, gồm cả hãng thông tấn AP và kênh Al Jazeera) được cho là sẽ làm tổn hại đến vị thế của Israel về mức độ đưa tin quốc tế về cuộc xung đột hiện tại, sẽ khiến giới truyền thông mất lòng tin vào những tuyên bố của IDF trong tương lai, khi mà Israel đang nỗ lực xoa dịu làn sóng chỉ trích nhằm vào các hành động quân sự ở Dải Gaza./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hệ thống phòng thủ Vòm Sắt của Israel có phải "không thể xuyên thủng"?
Hệ thống phòng thủ Vòm Sắt của Israel có phải "không thể xuyên thủng"?

VOV.VN - Trong mấy ngày qua, Israel đã hứng chịu các cuộc tấn công bằng tên lửa từ Dải Gaza. Hệ thống Vòm Sắt - Iron Dome đã bộc lộ một số điểm yếu và hiệu quả của nó đang bị đặt dấu hỏi.

Hệ thống phòng thủ Vòm Sắt của Israel có phải "không thể xuyên thủng"?

Hệ thống phòng thủ Vòm Sắt của Israel có phải "không thể xuyên thủng"?

VOV.VN - Trong mấy ngày qua, Israel đã hứng chịu các cuộc tấn công bằng tên lửa từ Dải Gaza. Hệ thống Vòm Sắt - Iron Dome đã bộc lộ một số điểm yếu và hiệu quả của nó đang bị đặt dấu hỏi.

Xung đột Israel-Palestine bước sang tuần thứ 2, nguy cơ tái diễn kịch bản giao tranh 2014
Xung đột Israel-Palestine bước sang tuần thứ 2, nguy cơ tái diễn kịch bản giao tranh 2014

VOV.VN - Quân đội Israel rạng sáng nay (17/5) đã tiến hành hàng chục cuộc không kích vào Dải Gaza, đánh dấu cuộc xung đột bước sang tuần thứ 2 liên tiếp tại vùng lãnh thổ Palestine hiện do phong trào vũ trang Hamas kiểm soát.

Xung đột Israel-Palestine bước sang tuần thứ 2, nguy cơ tái diễn kịch bản giao tranh 2014

Xung đột Israel-Palestine bước sang tuần thứ 2, nguy cơ tái diễn kịch bản giao tranh 2014

VOV.VN - Quân đội Israel rạng sáng nay (17/5) đã tiến hành hàng chục cuộc không kích vào Dải Gaza, đánh dấu cuộc xung đột bước sang tuần thứ 2 liên tiếp tại vùng lãnh thổ Palestine hiện do phong trào vũ trang Hamas kiểm soát.

Israel và Palestine lời qua tiếng lại, đổ lỗi cho nhau gây gia tăng xung đột ở Gaza
Israel và Palestine lời qua tiếng lại, đổ lỗi cho nhau gây gia tăng xung đột ở Gaza

VOV.VN - Đại diện của Palestine và Israel ngày 16/5, tại phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đổ lỗi cho nhau gây leo thang xung đột ở Gaza thời gian qua.

Israel và Palestine lời qua tiếng lại, đổ lỗi cho nhau gây gia tăng xung đột ở Gaza

Israel và Palestine lời qua tiếng lại, đổ lỗi cho nhau gây gia tăng xung đột ở Gaza

VOV.VN - Đại diện của Palestine và Israel ngày 16/5, tại phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đổ lỗi cho nhau gây leo thang xung đột ở Gaza thời gian qua.