Quan hệ xấu với Nga đe dọa an ninh năng lượng châu Âu
VOV.VN - Khủng hoảng Crimea buộc EU phải tập trung thay đổi chiến lược năng lượng nhưng trong nội khối lại có bất đồng đáng kể.
40% khí đốt của Liên minh châu Âu từ Nga (Ảnh:Itar Tass) |
Trước đó, Ủy viên Hội đồng Năng lượng Châu Âu, ông Gunther Oettinger cho biết những trao đổi với Nga về Dự án này đang bị gián đoạn. Tuy vậy, ông Vigenin vẫn khẳng định những nghiên cứu kỹ thuật vẫn đang tiếp diễn.
Bulgaria sẽ là chủ thể hưởng lợi nhất từ Dự án này. Dự án ước tính sẽ đáp ứng 15% nhu cầu khí đốt hàng năm của Châu Âu tới các thành viên của Liên minh châu Âu (EU) cho tới năm 2018.
40% khí đốt từ Nga
Bulgaria, Phần Lan và Slovakia gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn khí đốt từ Nga. Và nhìn chung, EU đều trông chờ vào nguồn này. Hiện tại, khoảng 40% lượng khí đốt và 20% lượng dầu của Liên minh Châu Âu là từ Nga. Ngay cả Pháp, Ý và Đức cũng nhập khẩu từ Nga tới 20-40% lượng khí đốt tại 3 nước này.
EU đã ngừng thảo luận về “Dòng chảy phương Nam” với Nga (Ảnh: DW) |
Dự án đường ống dẫn “Dòng chảy phương Nam” lần này được mong đợi sẽ giúp các thành viên EU khỏi những tác động tiêu cực trong trường hợp tiếp tục xảy ra bất đồng về vấn đề khí đốt giữa Nga và Ukraine.
Nếu hoàn thiện, “Dòng chảy phương Nam” sẽ củng cố vai trò của Nga như một nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của EU. EU đã bắt đầu lên kế hoạch cho một đường ống dẫn riêng của mình mang tên Nabucco, đường ống dẫn khí từ Trung Á tới EU, khồng qua Nga nhưng dự án dường như đã thất bại.
Tại thời điểm này khi những thảo luận về “Dòng chảy phương Nam” đã ngừng lại, tình hình bất ổn tại Crimea đã khiến EU phải cân nhắc lại sự phụ thuộc về năng lượng của mình vào nước Nga.
Kế hoạch từ nay tới tháng 6
Trong một cuộc họp cấp cao ở Brussels vào cuối tháng 3, những nhà lãnh đạo Châu Ân đã quyết định tìm cách giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga trong những năm tới. Ủy ban Châu Âu sẽ đệ trình kiến nghị này trước khi hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào tháng 6 năm nay. Bulgaria đã bắt đầu tìm kiếm những nguồn cung khác, chẳng hạn như mua khí thiên nhiên hóa lỏng từ Qatar hay Israel.
Trong lúc đó, các quan chức Châu Âu đều tìm kiếm hỗ trợ chính từ Mỹ, quốc gia sẽ kinh doanh khí thiên nhiên hóa lỏng trên thị trường năng lượng toàn cầu bắt đầu từ năm 2015.
Trong một chuyến thăm Brussel vào cuối tháng 3, Tổng thống Obama một lần nữa khẳng định Châu Âu cần phải mở ra những cơ hội mới cho chính sách năng lượng của mình để giảm phụ thuộc vào các chủ thể khác, đồng thời nhấn mạnh nguồn cung từ Mỹ là một lựa chọn ổn định.
Ngoại trưởng Mỹ, John Kery đã trao đổi chi tiết với những đồng sự của ông tại Hội nghị thượng đỉnh về năng lượng giữa EU và Mỹ tuần trước. Ông Kerry nói Mỹ và Châu Âu đang tiến hành những bước quan trọng nhằm ngăn các quốc gia biến nhau thành con tin trong vấn đề năng lượng.
Ông Kerry tuyên bố: “Năng lượng không được phép sử dụng như một vũ khí”.
Nguồn cung khí đốt từ Mỹ chỉ là một phần giải pháp
Ông Thomas Renard từ Học viện Quan hệ Quốc tế Hoàng gia tại Brussels cho rằng khí đốt nhập khẩu từ Mỹ không thể được đề cao như là một nguồn thay thế cho khí đốt từ Nga.
Ông Renard cho biết: “Đó chỉ là một phần của giải pháp bởi vì khí đốt hóa lỏng sẽ tới các cảng biển của Châu Âu, sau đó nó vẫn phải được cung cấp tới những quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung của Nga nhất. Rất nhiều trong số các quốc gia này lại không giáp biển. Việc dẫn khí tới những khu vực này không hề dễ dàng”.
Thêm vài đó, nguồn khí đốt từ Mỹ theo yêu cầu nếu không toàn bộ thì sẽ có một phần dùng kỹ thuật thủy lực, một phương pháp vẫn bị coi là nguy hiểm và gây nhiều tranh cãi ở nhiều nước Châu Âu, thậm chí bị nhiều nhóm vận động lên án ở nước Anh.
Cao ủy của Liên minh Châu Âu về Đối ngoại, bà Catherine Ashton đã phát biểu với các phóng viên tại hội nghị về năng lượng giữa EU và Mỹ rằng việc giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga đơn giản là một điểm cốt yếu của chiến lược năng lượng mới đang bàn thảo.
Tại hội nghị thượng đỉnh tháng 3 bà Ashton cho biết: “Các nhà lãnh đạo EU cho rằng một trong những ưu tiên được duy trì từ nay cho tới năm 2015 đó là phải hoàn thiện thị trường năng lượng nội khối trước năm 2014 và tăng cường mối liên kết giữa các nước để chấm dứt tình trạng cô lập bất kỳ một nước thành viên nào”.
Các quốc gia thành viên đều thống nhất cần phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo sự tương trợ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra thiếu hụt năng lượng. Trả lời phỏng vấn hãng Euractiv, Thủ tướng Ba Lan, ông Donald Tusk đã chia sẻ đề xuất về một liên minh năng lượng.
Ông Tusk nói: “Nhận thức được mối đe dọa của khả năng xảy ra khủng hoảng khí đốt, chúng ta nên xây dựng những cơ chế tích cực hơn, đoàn kết hơn về khí đốt, phòng trường hợp gián đoạn về nguồn cung năng lượng”.
Ông Tusk cũng kiến nghị EU xây dựng hệ thống đường ống dẫn hiệu quả và một lần nữa nhắc lại kế hoạch đầu tư hơn vào khai thác khí và than đá phiến. Nhưng ngoại trừ Anh, kế hoạch này không được nhiều quốc gia EU hưởng ứng.
Than đá phiến bị cấm khai thác ở Pháp, Áo, Đức và Hà Lan. Trong khi Anh tiếp tục dựa vào những nhà máy hạt nhân mới để giảm lượng khí thải CO2 của đất nước này, Chính phủ Đức quyết định ngừng khai thác điện hạt nhân sau sự cố Fukushima vào năm 2011.
Ông Thomas Becker từ Hiệp hội Năng lượng Gió của Châu Âu cho biết hiện đã là thời điểm EU khởi động lại những đầu tư vào năng lượng tái tạo: “Gió ở ngay đây trước chúng ta. Vàng bạc ở ngay trước mắt chúng ta. Chúng ta chỉ có mỗi việc tận dụng chúng”.
EU không có những mục tiêu năng lượng tái tạo mang tính ràng buộc (ảnh: Getty |
Anh và Czech hoàn toàn không tán thành những mục tiêu năng lượng mang tính ràng buộc. Đó là lý do tại sao mục tiêu năng lượng xanh của Ủy ban Châu Âu chỉ đề cập đến lượng CO2, dù theo một khảo sát của EU, những mục tiêu về tính hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo có thể đem đến cơ hội việc làm cho gần nửa triệu công việc vô cùng cần thiết trên toàn Châu Âu.
“Không có thung lũng Silicon ở Châu Âu”, ông Becker nói, “nhưng công nghệ tái tạo lại ở châu lục này. Vấn đề ở đây là các chính trị gia chỉ tìm kiếm những giải pháp tức thời, họ không nhìn xa, không thấy được bức tranh tổng thể”.
Ông Becker đồng thời cảnh báo về những nguy cơ có thể xảy ra khi giảm phụ thuộc vào năng lượng Nga quá gấp rút. Ông Renard cho rằng những nhà hoạch định chính sách cần thấy những mặt tích cực của hợp tác về năng lượng với Nga.
Ông Becker nói: “Nếu không phải là vì năng lượng, chúng ta sẽ không thể chắc chắn quan hệ với Moscow có thể ổn định như hiện nay không. Sự phụ thuộc lẫn nhau cũng đòi hỏi những liên hệ thường xuyên. Nếu không có sự phụ thuộc về năng lượng và không có những thảo luận như hiện nay, toàn Châu Âu có thể sẽ phải gánh chịu những tác động tiêu cực lớn”./.