Sudan bên bờ vực cuộc nội chiến

VOV.VN - Những cuộc giao tranh giữa quân đội và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF), nhóm bán quân sự đầy quyền lực ở Sudan chưa có dấu hiệu lắng dịu khi ít nhất 25 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ vào cuối tuần qua.

Một loạt các quốc gia trong khu vực đã kêu gọi tất cả các bên ở Sudan kiềm chế tối đa và tránh leo thang xung đột.

Căng thẳng giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự RSF đã leo thang suốt nhiều tháng nay, khiến các đảng phái chính trị ở quốc gia Bắc Phi này chưa thể ký kết thỏa thuận được quốc tế ủng hộ nhằm nối lại quá trình chuyển tiếp chính phủ trong nước. Dư luận lo ngại xung đột leo thang có thể đẩy Sudan rơi vào vòng xoáy cuộc nội chiến.

Các cuộc giao tranh giữa Quân đội Sudan và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) nổ ra từ sáng 15/4 ở phía Nam thủ đô Khartoum, đã lan rộng ra nhiều khu vực khác trên cả nước. Quân đội Sudan do Chủ tịch Hội đồng chủ quyền chuyển tiếp, Abdel Fattah Al-Burhan đứng đầu, đã cáo buộc RSF gây ra giao tranh trước, bằng việc phát động tấn công nhằm vào các vị trí của quân đội Sudan, để kiểm soát các địa điểm chiến lược như trụ sở Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, đài truyền hình, sân bay.

Về phần mình, lực lượng RSF bán chính quy (do Phó Chủ tịch Hội đồng chủ quyền chuyển tiếp Muhammad-Hamdan-Dagalo lãnh đạo) lại tuyên bố cáo buộc lực lượng vũ trang chính quy gây hấn trước, bằng hành động tấn công và bao vây bất ngờ một căn cứ của lực lượng này ở phía nam Khartoum.

Hôm qua (16/4), các cuộc giao tranh giữa quân đội Sudan và RSF đã chuyển sang ngày thứ hai liên tiếp ở thủ đô Khartoum và các thành phố khác của Sudan như Marawi, Omdurman, Soba, Darfur, Port Sudan, Kassala, Damazin, Kosti và Kadugli. Tình hình trên thực địa diễn biến hết sức phức tạp khi cả hai bên giao chiến đưa ra những thông tin khó kiểm chứng phản ánh lợi thế trên chiến trường.

Quân đội Sudan tuyên bố chỉ huy Lực lượng RSF,Muhammad Hamdan Dagalo đã trốn thoát khỏi nơi ẩn náu sau khi các binh lính bảo vệ ông này bỏ trốn. Phía quân đội cũng công bố một số bức ảnh và video thể hiện việc giành được quyền kiểm soát một số căn cứ cùng các trang thiết bị, vũ khí của RSF ở bang Gedaref, Port Sudan, Kassala, Kosti và khu trại Karari ở phía bắc thành phố Omdurman.

Trong khi đó, RSF tuyên bố kiểm soát được thành phố Port Sudan ở bang Biển Đỏ, Kassala (phía đông), căn cứ quân sự Marawi và sân bay ở phía Bắc. Cố vấn chính trị của RSF cũng thông báo các lực lượng đang chiến đấu trên tất cả các trục và ông Muhammad Hamdan Dagalo, đang chỉ huy cuộc giao tranh theo kế hoạch đã được phê duyệt trước đó. Tại thành phố Port Sudan, RSF thông báo về một cuộc tấn công từ máy bay nước ngoài và cảnh báo về sự can thiệp từ bên ngoài. Trước đó, RSF cũng tuyên bố chiếm được sân bay Khartoum và hoàn toàn kiểm soát dinh Tổng thống và trụ sở Bộ Tổng tư lệnh quân đội.

Tính đến ngày 16/4, các cuộc giao tranh ác liệt giữa hai bên đã khiến ít nhất 57 dân thường thiệt mạng và 595 người khác bị thương (theo Hiệp hội bác sỹ Sudan). Con số thương vong có thể tăng cao trong thời gian tới do chiến sự vẫn đang diễn ra ở thủ đô Khartoum và các khu vực khác của Sudan. Bên cạnh đó tình hình nhân đạo cũng hết sức tồi tệ khi giao tranh xảy ra ngay tại các khu vực dân cư khiến nhiều dân thường thương vong, trong khi các bệnh viện rơi vào tình trạng thiếu nhân viên y tế, giường bệnh và thường xuyên bị mất điện.

Cũng trong ngày 16/4, Chương trình Lương thực Thế giới đã thông báo tạm thời đình chỉ mọi hoạt động cứu trợ nhân đạo ở Sudan, sau khi 3 nhân viên của lực lượng này thiệt mạng hôm 15/4 do các cuộc đụng độ bạo lực tại Bắc Dafur. Mặc dù vậy cũng có dấu hiệu tích cực được ghi nhận trong ngày hôm qua khi cả hai bên tham chiến đã đồng ý với đề nghị của Liên Hợp Quốc về việc mở một hành lang an toàn cho các trường hợp nhân đạo khẩn cấp kéo dài 3-4 giờ mỗi ngày, bắt đầu từ chiều 16/4, theo giờ địa phương.

Nguyên nhân khiến xung đột bùng phát

Chiến sự bùng phát tại Sudan xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là do mâu thuẫn, tranh chấp quyền lực giữa lực lượng quân đội Sudan và RSF diễn ra âm ỉ trong nhiều năm. RSF được cựu Tổng thống Omar al-Bashir thành lập để thực hiện các nhiệm vụ an ninh và quân sự cụ thể, như đối phó với các phong trào nổi dậy ở Darfur, Nam Kordofan và các cuộc xung đột bộ lạc.

Năm 2017, Sudan đã ban hành một đạo luật riêng về lực lượng RSF, trong đó quy định RSF là một thực thể riêng biệt trong thành phần của các lực lượng vũ trang, chỉ nhận mệnh lệnh từ Tổng chỉ huy tối cao quân đội (tức cựu Tổng thống Al-Bashir). RSF hiện có khoảng 100 ngàn binh sỹ vũ trang, với nguồn tài chính dồi dào thông qua việc sở hữu các mỏ vàng và khoáng sản ở Sudan.

Bất đồng giữa hai bên đã gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt liên quan đến kế hoạch sáp nhập hoàn toàn RSF vào quân đội chính quy Sudan và khung thời gian cho quá trình sáp nhập. Phía Quân đội yêu cầu thời gian sáp nhập RSF không quá 2 năm, trong khi RSF muốn kéo dài thời gian hoàn thành quá trình này trong 10 năm. Ngoài ra, vấn đề cấp bậc của các sĩ quan thuộc RSF cũng là điểm gây tranh cãi giữa hai bên, bởi phe Quân đội cho rằng cần xem xét lại cấp bậc của các sĩ quan thuộc RSF, trong khi RSF yêu cầu vẫn giữ nguyên cấp bậc hiện tại của các sĩ quan sau khi sáp nhập.

Gần đây, mâu thuẫn mới cũng nảy sinh giữa hai bên liên quan việc lựa chọn bộ máy lãnh đạo đối với lực lượng vũ trang chung của Sudan trong thời kỳ sáp nhập. Phía Quân đội muốn cơ quan lãnh đạo bao gồm các thành viên của lực lượng vũ trang, tuy nhiên RSF lại yêu cầu cơ quan lãnh đạo phải trực thuộc một tổng thống dân sự.

Mâu thuẫn về quan điểm giữa hai lực lượng vũ trang ở Sudan đã dẫn đến việc các bên tham gia tiến trình chính trị hoãn ký kết một thỏa thuận cuối cùng được quốc tế ủng hộ (dự kiến diễn ra vào ngày 6/4 vừa qua) quy định về tiến trình chuyển đổi sang chế độ dân chủ ở Sudan. Các lực lượng dân sự, đại diện là “Hội đồng trung tâm - Tự do và thay đổi” yêu cầu các ủy ban kỹ thuật quân sự cần hoàn tất các cuộc thảo luận về vấn đề cải cách quân đội và an ninh, nhằm thành lập một quân đội chuyên nghiệp thống nhất với một học thuyết mới, trước khi đi đến ký kết một thỏa thuận chính trị cuối cùng để quản lý thời kỳ chuyển tiếp. Việc hoãn ký kết thỏa thuận chính trị cuối cùng vô thời hạn, được coi là “giọt nước làm tràn ly” khiến mâu thuẫn giữa lực lượng Quân đội Sudan và RSF lên đến đỉnh điểm.

Sudan có thể quay trở lại vòng xoáy cuộc nội chiến?

Có vẻ như tình trạng hỗn loạn ở Sudan cho đến thời điểm này vẫn chưa thể sớm kết thúc, nhất là khi hai bên tham chiến không có kế hoạch ngừng giao tranh, bất chấp những nỗ lực ngoại giao quốc tế nhằm ngăn chặn cuộc chiến. Các cuộc đụng độ vũ trang khiến Sudan đối mặt nguy cơ về cuộc khủng hoảng an ninh nghiêm trọng nhất kể từ khi chế độ của cựu Tổng thống Omar-al-Bashir sụp đổ. Sudan có thể rơi vào một cuộc xung đột quy mô lớn, trong bối cảnh nước này đang phải hứng chịu sự suy thoái kinh tế và bùng phát bạo lực bộ lạc, đồng thời làm cản trở những thành quả đã đạt được của tiến trình chính trị và các nỗ lực tiến tới bầu cử.

Tình hình ở Sudan hiện rất mong manh và có nhiều kịch bản có thể xảy ra. Một trong những khả năng là sự leo thang bạo lực giữa hai bên và đẩy đất nước tới một cuộc nội chiến khác. Điều này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với Sudan, quốc gia vẫn đang phục hồi sau những tác động của cuộc xung đột Darfur và cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra sau vụ lật đổ ông al-Bashir.

Kịch bản thứ hai là cộng đồng quốc tế can thiệp và gây áp lực lên Quân đội và RSF để đạt được một giải pháp hòa bình. Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Phi đã lên án bạo lực và kêu gọi chấm dứt xung đột. Cộng đồng quốc tế cũng có thể sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế để gây áp lực buộc hai bên chấm dứt bạo lực. Cuối cùng là khả năng chính phủ dân sự sẽ sử dụng xung đột để thúc đẩy cải cách dân chủ và thành lập một chính phủ bao trùm.

Xung đột có thể tạo cơ hội cho chính phủ khẳng định quyền lực của mình và thúc đẩy những cải cách có ý nghĩa. Tuy nhiên, bất kể kết quả thế nào, rõ ràng tình hình ở Sudan đang rất mong manh và có thể dẫn đến bùng phát hơn nữa bạo lực và bất ổn. Điều này đòi hỏi cộng đồng quốc tế cần thực hiện các biện pháp ngay lập tức để ngăn chặn sự leo thang của cuộc xung đột và đảm bảo cho người dân Sudan không phải chịu thêm bạo lực và đau khổ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quốc tế nỗ lực xoa dịu tình hình Sudan, tránh sự can thiệp từ bên ngoài
Quốc tế nỗ lực xoa dịu tình hình Sudan, tránh sự can thiệp từ bên ngoài

VOV.VN - Những giờ qua, thế giới luôn theo sát mọi diễn biến chính trị và an ninh tại Sudan – nơi đang xảy ra các cuộc giao tranh giữa quân đội và Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF).

Quốc tế nỗ lực xoa dịu tình hình Sudan, tránh sự can thiệp từ bên ngoài

Quốc tế nỗ lực xoa dịu tình hình Sudan, tránh sự can thiệp từ bên ngoài

VOV.VN - Những giờ qua, thế giới luôn theo sát mọi diễn biến chính trị và an ninh tại Sudan – nơi đang xảy ra các cuộc giao tranh giữa quân đội và Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF).

Tình hình Sudan: LHQ lên án vụ sát hại 3 nhân viên Chương trình Lương thực Thế giới
Tình hình Sudan: LHQ lên án vụ sát hại 3 nhân viên Chương trình Lương thực Thế giới

VOV.VN - Giữa lúc tình hình bạo lực tại Sudan diễn biến đáng quan ngại, Liên Hợp Quốc vừa lên tiếng chỉ trích thêm vụ sát hại 3 nhân viên Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) trong khi thi hành nhiệm vụ tại quốc gia châu Phi này.

Tình hình Sudan: LHQ lên án vụ sát hại 3 nhân viên Chương trình Lương thực Thế giới

Tình hình Sudan: LHQ lên án vụ sát hại 3 nhân viên Chương trình Lương thực Thế giới

VOV.VN - Giữa lúc tình hình bạo lực tại Sudan diễn biến đáng quan ngại, Liên Hợp Quốc vừa lên tiếng chỉ trích thêm vụ sát hại 3 nhân viên Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) trong khi thi hành nhiệm vụ tại quốc gia châu Phi này.

Hội đồng Bảo an hối thúc các bên ở Sudan chấm dứt hành động thù địch
Hội đồng Bảo an hối thúc các bên ở Sudan chấm dứt hành động thù địch

VOV.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm nay (16/4) bày tỏ quan ngại sâu sắc về các cuộc đụng độ quân sự đang leo thang giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) - một lực lượng bán quân sự ở nước này.

Hội đồng Bảo an hối thúc các bên ở Sudan chấm dứt hành động thù địch

Hội đồng Bảo an hối thúc các bên ở Sudan chấm dứt hành động thù địch

VOV.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm nay (16/4) bày tỏ quan ngại sâu sắc về các cuộc đụng độ quân sự đang leo thang giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) - một lực lượng bán quân sự ở nước này.

Phản ứng của quốc tế sau khi dinh Tổng thống Sudan bị chiếm giữ
Phản ứng của quốc tế sau khi dinh Tổng thống Sudan bị chiếm giữ

VOV.VN - Căng thẳng kéo dài suốt nhiều tháng qua tại Sudan đã leo thang đỉnh điểm. Lực lượng bán quân sự chính tại nước này hôm qua tuyên bố giành quyền kiểm soát một số khu vực trọng yếu tại thủ đô Khartoum, trong đó có Phủ Tổng thống.

Phản ứng của quốc tế sau khi dinh Tổng thống Sudan bị chiếm giữ

Phản ứng của quốc tế sau khi dinh Tổng thống Sudan bị chiếm giữ

VOV.VN - Căng thẳng kéo dài suốt nhiều tháng qua tại Sudan đã leo thang đỉnh điểm. Lực lượng bán quân sự chính tại nước này hôm qua tuyên bố giành quyền kiểm soát một số khu vực trọng yếu tại thủ đô Khartoum, trong đó có Phủ Tổng thống.

Nhóm bán quân sự Sudan RSF tuyên bố kiểm soát Dinh Tổng thống
Nhóm bán quân sự Sudan RSF tuyên bố kiểm soát Dinh Tổng thống

VOV.VN - Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), nhóm bán quân sự Sudan, ngày 15/4 cho biết lực lượng này đã kiểm soát Dinh Tổng thống.

Nhóm bán quân sự Sudan RSF tuyên bố kiểm soát Dinh Tổng thống

Nhóm bán quân sự Sudan RSF tuyên bố kiểm soát Dinh Tổng thống

VOV.VN - Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF), nhóm bán quân sự Sudan, ngày 15/4 cho biết lực lượng này đã kiểm soát Dinh Tổng thống.