Tác động qua lại giữa xung đột tại Ukraine và Gaza với cuộc bầu cử Mỹ

VOV.VN - Xung đột tại Ukraine và Gaza có tác động lớn đến đường đua tranh cử Mỹ và ở chiều hướng ngược lại, một cuộc chuyển giao quyền lực tại Nhà Trắng cũng phần nào quyết định tương lai của các cuộc xung đột này.

“Không một cuộc xung đột nào chỉ có hai màu đen và trắng. Những gì chúng ta đang chứng kiến là một bàn cờ đa chiều và không có luật lệ nào cả" - đó là những gì chuyên gia Anthony Cordesman thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington miêu tả về cuộc chiến ở Iraq (2003) và Syria (2011) trước đây. Lời bình này, ở nhiều lẽ, cũng đúng với cuộc xung đột Nga-Ukraine và Israel-Hamas hiện nay.

Theo giới quan sát, các cuộc xung đột này từ lâu đã không chỉ có hai bên tham chiến. Vượt ra ngoài các chiến trường rực lửa, Moscow và Kiev, cũng như Israel và Hamas, vẫn chưa thể ngồi đối hiện nhau trên bàn đàm phán.

Nhìn nhận từ góc độ chính trị, các nhà quan sát cho rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cuộc chiến ở Ukraine, việc Mỹ có "xé rào" cho phép Kiev sử dụng vũ khí viện trợ tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga hay không đang trở thành một vấn đề nóng hổi, vẽ ra nhiều kịch bản cho tương lai của cuộc xung đột hiện tại. 

Trong khi đó, Israel đang tiếp tục kế hoạch "xóa sổ Hamas" ở dải Gaza, bất chấp nhiều chỉ trích từ cộng đồng quốc tế và lời kêu gọi hòa giải. Giới quan sát đang hi vọng một động thái mạnh mẽ hơn từ Mỹ - hiện là nhà viện trợ vũ khí lớn nhất của Tel Aviv - có thể tác động đến suy nghĩ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

Ở chiều hướng ngược lại, chính xung đột bên ngoài lãnh thổ cũng ảnh hưởng nhiều tới tình hình chính trị Mỹ, trong bối cảnh nước này đang đứng trước một cuộc chuyển giao quyền lực quan trọng. Tổng thống Joe Biden, người có tiếng nói lớn nhất trong việc quyết định lập trường đối ngoại của Mỹ, đã bất ngờ rời đường đua vào Nhà Trắng sau những lo ngại từ chính nội bộ đảng về tình trạng sức khỏe tâm lý của ông. Đảng Cộng hòa đã lập tức chớp thời cơ công kích, đặt ra những câu hỏi về việc liệu các cuộc chiến ở Ukraine và Gaza có thể tránh được hay không nếu nước Mỹ được lãnh đạo bởi một tổng thống khác.

Đảng Dân chủ sau đó đã đáp trả bằng cách đưa ra một lựa chọn mới cho vị trí ứng viên đại diện - bà Kamala Harris. Trong cuộc tranh luận với đối thủ Trump, bà Harris tỏ ra đồng thuận với chương trình nghị sự hiện nay của chính quyền ông Biden, đồng thời lên tiếng cáo buộc cựu Tổng thống Trump "không đứng về phía hòa bình". Trong khi đó, người điều phối chương trình của đài ABC cũng đặt ra câu hỏi, liệu ông Trump có thực sự ủng hộ chiến thắng của Ukraine hay không.

Cựu Tổng thống Trump trả lời rằng ông ủng hộ một cuộc đàm phán kết thúc xung đột, thay vì chiến thắng của một phe bất kỳ. Tới thời điểm hiện tại, cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn ở thế giằng co khi cả Nga và Ukraine đều chưa giành được thắng lợi quyết định trên chiến trường, đủ sức nặng để "nắm kèo trên" tại bàn đàm phán. Theo các nhà phân tích, Nga khó có khả năng giành lại khu vực Kursk trước cột mốc tháng 10 như nhà lãnh đạo Điện Kremlin từng đưa ra, chưa kể đến chiến thắng chung cuộc trước Ukraine. 

Người Mỹ có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề kinh tế và nhập cư, song cũng tồn tại một số giai đoạn trong lịch sử, những cuộc xung đột bên ngoài biên giới có khả năng đảo chiều quan điểm của cử tri. Phó Tổng thống Harris đã lên tiếng kêu gọi 500.000 người Mỹ gốc Ba Lan ở Pennsylvania lưu ý đến quan điểm gây tranh cãi của ông Trump đối với Ukraine. Trong khi đó, đảng Cộng hòa cũng hy vọng cử tri gốc Ả Rập ở Michigan sẽ từ chối bỏ phiếu cho ông Trump vì cách thức xử lý vấn đề Gaza của chính quyền đương nhiệm.

Cả hai cuộc xung đột đều có khả năng tạo ra một bất ngờ vào phút chót, thống trị các bản tin "giờ vàng" và quyết định kết quả của kỳ tổng tuyển cử sắp tới. Hiện tại, bà Harris vẫn đang dẫn trước ông Trump 5 điểm phần trăm về tỷ lệ ủng hộ nhưng không có gì sẽ chắc chắn về chiến thắng cuối cùng của ứng viên kế nhiệm ông Joe Biden do cuộc bầu cử Mỹ được quyết định bởi các phiếu đại cử tri, thay vì phiếu phổ thông.

Ông Trump đã giành chiến thắng trước bà Hilary Clinton vào năm 2017 nhờ luật bầu cử này, dù trước đó ông thường xuyên xếp sau đối thủ đến từ đảng Dân chủ trong các cuộc thăm dò dư luận.

Vào thời điểm kỳ tổng tuyển cử tháng 11 đang đến gần, câu nói nổi tiếng của học giả người Ukraine Lev Davidovich Trotsky dường như là sự đúc kết hoàn hảo nhất cho tình hình hiện nay: "Bạn có thể không quan tâm đến chiến tranh, nhưng chiến tranh thì quan tâm đến bạn”. 

Tác động qua lại của những cuộc xung đột hiện nay sẽ không chỉ quyết định tương lai của nước Mỹ trong ít nhất 4 năm tới mà còn ảnh hưởng đến khả năng lập lại hòa bình giữa Nga và Ukraine, hay rộng hơn, trên khắp châu Âu và khu vực Trung Đông.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bầu cử Mỹ: Ông Trump tuyên bố sẽ không có thêm tranh luận với bà Harris
Bầu cử Mỹ: Ông Trump tuyên bố sẽ không có thêm tranh luận với bà Harris

VOV.VN - Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/9 tuyên bố sẽ không có thêm một cuộc tranh luận nào nữa với Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ.

Bầu cử Mỹ: Ông Trump tuyên bố sẽ không có thêm tranh luận với bà Harris

Bầu cử Mỹ: Ông Trump tuyên bố sẽ không có thêm tranh luận với bà Harris

VOV.VN - Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/9 tuyên bố sẽ không có thêm một cuộc tranh luận nào nữa với Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ.

Chi tiết kế hoạch của ông Trump nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Chi tiết kế hoạch của ông Trump nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Mới đây, nghị sĩ Mỹ JD Vance - phó tướng cho ứng viên Donald Trump trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2024, đã tiết lộ thêm về kế hoạch của ông Trump nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine kéo dài suốt hai năm rưỡi qua. Bản kế hoạch này có nhiều chi tiết đáng chú ý trong bối cảnh người dân toàn thế giới mong muốn sớm lập lại hòa bình giữa 2 quốc gia Đông Âu này.

Chi tiết kế hoạch của ông Trump nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Chi tiết kế hoạch của ông Trump nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Mới đây, nghị sĩ Mỹ JD Vance - phó tướng cho ứng viên Donald Trump trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ 2024, đã tiết lộ thêm về kế hoạch của ông Trump nhằm chấm dứt xung đột Nga - Ukraine kéo dài suốt hai năm rưỡi qua. Bản kế hoạch này có nhiều chi tiết đáng chú ý trong bối cảnh người dân toàn thế giới mong muốn sớm lập lại hòa bình giữa 2 quốc gia Đông Âu này.

Đảng Cộng hòa kêu gọi ông Trump đồng ý đề nghị tranh luận lần 2 với bà Harris
Đảng Cộng hòa kêu gọi ông Trump đồng ý đề nghị tranh luận lần 2 với bà Harris

VOV.VN - Nhiều đồng minh trong đảng Cộng hòa hiện đang kêu gọi cựu Tổng thống Donald Trump nhận lời đề nghị tranh luận lần hai của Phó Tổng thống Kamala Harris thuộc đảng Dân chủ.

Đảng Cộng hòa kêu gọi ông Trump đồng ý đề nghị tranh luận lần 2 với bà Harris

Đảng Cộng hòa kêu gọi ông Trump đồng ý đề nghị tranh luận lần 2 với bà Harris

VOV.VN - Nhiều đồng minh trong đảng Cộng hòa hiện đang kêu gọi cựu Tổng thống Donald Trump nhận lời đề nghị tranh luận lần hai của Phó Tổng thống Kamala Harris thuộc đảng Dân chủ.