Thủ tướng Nhật thăm Mỹ khẳng định mối quan hệ mạnh mẽ hơn bao giờ hết

VOV.VN - Theo Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, căng thẳng địa – chính trị ngày càng leo thang đã đẩy thế giới đến một “bước ngoặt lịch sử” và buộc nước này phải thay đổi thế trận phòng thủ. Tuyên bố được đưa ra vào ngày 7/4, trước Hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tuần này.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Thủ tướng Kishida cho biết, xung đột Nga – Ukraine, chiến sự Trung Đông, cũng như tình hình căng thẳng ở Đông Á khiến thế giới phải đối mặt với một bước ngoặt lịch sử. Đó đồng thời cũng là lý do Nhật Bản quyết định củng cố khả năng phòng thủ của mình và thay đổi nhiều chính sách an ninh trên các phương diện này.

Ông Kishida nhấn mạnh, trước những thách thức an ninh ngày càng gia tăng, liên minh Nhật - Mỹ đang đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết và ông hi vọng quan điểm này nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng tại Washington.

Tuyên bố này được Thủ tướng Nhật Bản đưa ra vài ngày trước cuộc gặp với Tổng thống Biden ở Washington vào 10/4 tới. Tại đây, ông cũng sẽ có bài phát biểu tại một phiên họp chung của Quốc hội Mỹ và tham gia hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa Nhật, Mỹ và Philippines.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nhật được kỳ vọng là cơ hội lịch sử để hai nước hiện đại hoá liên minh của mình khi cả hai đều đang dõi theo các mối đe doạ trong khu vực từ việc thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên và mối quan hệ đang ngày càng phát triển với Nga cho đến các vấn đề về Biển Đông, Đài Loan.

Quan hệ đối tác với Nhật Bản từ lâu đã là trọng tâm trong chiến lược của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Mối quan hệ quốc phòng đã được mở rộng dưới thời Thủ tướng Kishida, người đã góp phần nâng cao vị thế của Nhật trong an ninh toàn cầu và khu vực.

Rời bỏ quá khứ theo chủ nghĩa hoà bình

Từ khi nhậm chức vào năm 2021, Thủ tướng Kishida đã đưa đến một sự thay đổi sâu sắc trong thế trận phòng thủ của Tokyo, bỏ qua hiến pháp hoà bình do Mỹ áp đặt sau hậu quả của Thế chiến 2, nhằm tăng mức chi tiêu quốc phòng lên khoảng 2% GDP vào năm 2027 và phát triển năng lực phản công. 

Động thái này cũng đem lại nhiều tranh cãi, đặc biệt là ở Trung Quốc và một số nước châu Á khác - những nước đã phải chịu nhiều hậu quả dưới chủ nghĩa quân phiệt thời Thế chiến 2 của Nhật Bản.

Trả lời phỏng vấn về sự thay đổi này, Thủ tướng Kishida đã chỉ ra môi trường an ninh “dữ dội và phức tạp” xung quanh Nhật Bản, đất nước có nền kinh tế lớn thứ tư thế giới.

“Trong khu vực của chúng tôi, một số quốc gia đang phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân, còn một số nước khác đang xây dựng khả năng phòng thủ một cách không rõ ràng. Cùng với đó, có một nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, ở cả Biển Hoa Đông và Biển Đông”, ông Kishia cho biết và nhấn mạnh, việc xây dựng khả năng răn đe và phản ứng của của Nhật Bản là điều thiết yếu trong liên minh với Mỹ.

 “Tôi hi vọng Mỹ sẽ thấu hiểu điều này, và chúng tôi có thể hợp tác để nâng cao hoà bình và ổn định khu vực. Theo tôi, điều quan trọng là thông qua chuyến thăm lần này, thế giới sẽ thấy được sự phát triển hơn nữa trong hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản”, Thủ tướng Kishida cho biết.

Các sự kiện trong tuần này cũng củng cố nền tảng hợp tác sâu rộng giữa Nhật Bản và Philippines, một đối tác quan trọng khác của Mỹ trong khu vực, cũng như là đồng minh hiệp ước quốc phòng chung.

Hội nghị thượng đỉnh lần này diễn ra chưa đầy một năm sau cuộc gặp mang tính đột phá giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Cả hai hội nghị đều nhấn mạnh vai trò trung tâm của Nhật Bản trong chiến lược an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ, đồng thời thúc đẩy sự tăng cường phối hợp giữa các đồng minh và đối tác trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng.

Mối quan hệ Mỹ - Nhật mạnh mẽ hơn bao giờ hết

Chuyến thăm của Thủ tướng Kishida tới Mỹ tuần này cũng diễn ra trong khi cả hai nhà lãnh đạo phải đối mặt với những tình thế không chắc chắn trong nước.

Ổng Kishida đang phải vật lộn với tỉ lệ ủng hộ ảm đạm, chủ yếu sau các vụ bê bối liên quan đến đảng của mình. Trong khi đó, cuộc bầu cử sắp tới của Mỹ sẽ làm tăng tiềm năng thay đổi chính sách nếu cựu Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vào năm tới.

Trong những năm gần đây, cựu Tổng thống Trump đã nhiều lần “dội nước lạnh” vào các hiệp ước quốc phòng và an ninh của Washington. Động thái này đã làm lung lay niềm tin của các đồng minh ở cả Châu Á và Châu Âu.

Thủ tướng Kishida đã từ chối bình luận về việc có lo lắng về sự trở lại của ông Trump hay không. Thay vào đỏ, ông bày tỏ sự tin tưởng vào tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Nhật được công nhận một cách rộng rãi, dù ở bất cứ đảng phái nào.

“Mối quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ đang trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Dù cho kết quả của cuộc bầu cử tổng thống như thế nào, tôi nghĩ điều cần thiết là phải đảm bảo việc người dân Mỹ nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ Nhật - Mỹ này”, ông Kishida nói.

Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Kishida cũng đã định vị Nhật Bản như một đối tác của Mỹ, không chỉ ở Châu Á mà còn trên phạm vi toàn cầu. Ông Kishida cũng nhấn mạnh rằng an ninh ở Châu Âu và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có mối liên hệ chặt chẽ.

Việc quân đội Nga và Trung Quốc đang tiến hành các cuộc tập trận chung trong khu vực và Triều Tiên hiện bị các quốc gia G7 cáo buộc cung cấp vũ khi cho Moscow trong xung đột ở Ukraine đã làm dấy lên mối lo ngại toàn cầu về một trục mới nổi giữa 3 quốc gia có mối quan hệ căng thẳng với Mỹ.

Thủ tướng Kishida cũng nhấn mạnh, chính phủ của ông đã thực hiện “tiếp cận ở mức độ cấp cao” để đảm bảo một cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, nhằm giải quyết các vấn đề nổi bật và thúc đẩy mối quan hệ ổn định giữa 2 nước.

Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia đang phải đối mặt với chương trình thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên, khi các tên lửa thử nghiệm thường thường xuyên rơi xuống vùng biển trong khu vực. Vấn đề công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt giữ nhiều thập kỷ trước cũng là một điểm gây tranh cãi.

Theo Thủ tướng Kishida, Chính phủ của ông đang giám sát việc trao đổi trang thiết bị giữa Bình Nhưỡng và Moscow, đồng thời chỉ ra rằng các cuộc tập trận quân sự chung giữa Trung Quốc và Nga liên quan đến trật tự và ổn định quốc tế.

Ông Kishida cũng cho biết, cần phải truyền tải một thông điệp vững chắc đến Triều Tiên và Trung Quốc rằng, điều quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng của cộng đồng quốc tế là duy trì một trật tự quốc tế tự do và cởi mở dựa trên pháp quyền.

"Chúng tôi phải hợp tác để thúc đẩy một cộng đồng quốc tế hùng mạnh, chứ không phải là một cộng đồng chia rẽ và đối đầu" Thủ tướng Kishida cho biết thêm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thượng đỉnh Mỹ-Nhật Bản-Philippines sắp diễn ra
Thượng đỉnh Mỹ-Nhật Bản-Philippines sắp diễn ra

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đón tiếp Tổng thống Philippines và Thủ tướng Nhật Bản tại Nhà Trắng ngày 11/4 và đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa 3 nước.

Thượng đỉnh Mỹ-Nhật Bản-Philippines sắp diễn ra

Thượng đỉnh Mỹ-Nhật Bản-Philippines sắp diễn ra

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đón tiếp Tổng thống Philippines và Thủ tướng Nhật Bản tại Nhà Trắng ngày 11/4 và đây sẽ là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa 3 nước.

Mỹ, Nhật Bản kêu gọi các nước không đưa vũ khí hạt nhân lên vũ trụ
Mỹ, Nhật Bản kêu gọi các nước không đưa vũ khí hạt nhân lên vũ trụ

VOV.VN - Mỹ và Nhật Bản ngày 18/3 đã đề xuất một nghị quyết của Hội đồng bảo an nhấn mạnh rằng các quốc gia cần tuân thủ hiệp ước cấm đưa vũ khí hạt nhân lên vũ trụ.

Mỹ, Nhật Bản kêu gọi các nước không đưa vũ khí hạt nhân lên vũ trụ

Mỹ, Nhật Bản kêu gọi các nước không đưa vũ khí hạt nhân lên vũ trụ

VOV.VN - Mỹ và Nhật Bản ngày 18/3 đã đề xuất một nghị quyết của Hội đồng bảo an nhấn mạnh rằng các quốc gia cần tuân thủ hiệp ước cấm đưa vũ khí hạt nhân lên vũ trụ.

Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa đạn đạo ở ngoài khơi EEZ Nhật Bản
Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa đạn đạo ở ngoài khơi EEZ Nhật Bản

VOV.VN - Theo lực lượng tuần duyên Nhật Bản, sáng nay (18/3), Triều Tiên đã bắn liên tiếp 3 quả tên lửa đạn đạo và đều rơi ở ngoài khơi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Nhật Bản. Đến nay, Nhật Bản chưa ghi nhận thiệt hại gì từ các vụ phóng tên lửa trên.

Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa đạn đạo ở ngoài khơi EEZ Nhật Bản

Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa đạn đạo ở ngoài khơi EEZ Nhật Bản

VOV.VN - Theo lực lượng tuần duyên Nhật Bản, sáng nay (18/3), Triều Tiên đã bắn liên tiếp 3 quả tên lửa đạn đạo và đều rơi ở ngoài khơi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Nhật Bản. Đến nay, Nhật Bản chưa ghi nhận thiệt hại gì từ các vụ phóng tên lửa trên.

Mỹ-Nhật Bản-Philippines chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh 3 bên
Mỹ-Nhật Bản-Philippines chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh 3 bên

VOV.VN - Nguồn tin chính phủ Philippines ngày 12/3 cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Nhật Bản Yoko Kamikawa sẽ thăm Manila (Philippines) vào tuần tới để thảo luận về các biện pháp tăng cường quan hệ quốc phòng và kinh tế trước thềm Hội nghị thượng đỉnh 3 bên tại Mỹ vào tháng tới.

Mỹ-Nhật Bản-Philippines chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh 3 bên

Mỹ-Nhật Bản-Philippines chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh 3 bên

VOV.VN - Nguồn tin chính phủ Philippines ngày 12/3 cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Nhật Bản Yoko Kamikawa sẽ thăm Manila (Philippines) vào tuần tới để thảo luận về các biện pháp tăng cường quan hệ quốc phòng và kinh tế trước thềm Hội nghị thượng đỉnh 3 bên tại Mỹ vào tháng tới.

Mỹ, Nhật Bản thảo luận hợp tác ba bên với các đối tác nhằm thúc đẩy ổn định tại khu vực
Mỹ, Nhật Bản thảo luận hợp tác ba bên với các đối tác nhằm thúc đẩy ổn định tại khu vực

VOV.VN - Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell ngày 12/03 đã có cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Okano Masataka ở thủ đô Washington.

Mỹ, Nhật Bản thảo luận hợp tác ba bên với các đối tác nhằm thúc đẩy ổn định tại khu vực

Mỹ, Nhật Bản thảo luận hợp tác ba bên với các đối tác nhằm thúc đẩy ổn định tại khu vực

VOV.VN - Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell ngày 12/03 đã có cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Okano Masataka ở thủ đô Washington.