Tổng thống Trump liệu có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine trong 100 ngày?

VOV.VN - Đội ngũ của Tổng thống Mỹ Donald Trump có mục tiêu chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine vào tháng 4 nhưng các điều khoản của ông với Moscow vẫn chưa rõ ràng.

Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump và đội ngũ của ông đã cam kết sẽ bắt tay vào hành động ngay từ 20/1 với kế hoạch ký một số sắc lệnh hành pháp trong ngày nhậm chức. Chấm dứt xung đột ở Ukraine là một trong những ưu tiên hàng đầu của họ.

Đặc phái viên của ông Trump tại Ukraine - Tướng nghỉ hưu Keith Kellogg nói với Fox News ngày 8/1 rằng: "Tôi muốn đặt ra một mục tiêu ở cấp độ cá nhân và chuyên môn khi nói rằng hãy giải quyết nó trong 100 ngày".

Mặc dù điều đó nghe có vẻ lạc quan đối với một cuộc xung đột sẽ bước sang năm thứ ba vào tháng tới nhưng 100 ngày lại là một bước lùi so với mốc thời gian thậm chí còn lạc quan hơn được đưa ra trước đó. Vào tháng 5/2023, ông Trump cho biết cuộc xung đột sẽ "hoàn toàn kết thúc" trong vòng "24 giờ" sau khi ông chính thức trở thành tổng thống.

Khi được hỏi sẽ chấm dứt xung đột ở Ukraine như thế nào tại một cuộc họp báo ở điền trang Mar-a-Lago tại Florida ngày 7/1, ông Trump đã rút lại tuyên bố của mình trong chiến dịch tranh cử, rằng ông sẽ thực hiện điều đó trong 24 giờ, đồng thời gọi đây là "một cuộc đàm phán khó khăn".

Những lằn ranh đỏ của ông Trump

Sự vội vàng của ông Trump khiến Ukraine lo lắng. Khi được hỏi: "Ông có muốn Ukraine giành chiến thắng trong cuộc xung đột này không" trong cuộc tranh luận duy nhất với Phó Tổng thống Mỹ lúc đó là bà Kamala Harris, ông Trump đã trả lời rằng: "Tôi muốn xung đột kết thúc và cứu sống nhiều người".

Trong khi đó, Nga dường như hoan nghênh sự nhanh chóng của ông Trump. Một ngày sau cuộc họp báo của ông Trump, trợ lý Tổng thống Nga Vladimir Putin - ông Nikolai Patrushev cho biết Mỹ và Nga nên đạt được một thỏa thuận về Ukraine mà không có Kiev hay Liên minh châu Âu,

Kiev và Moscow đã đưa ra các điều khoản khác nhau về lệnh ngừng bắn. Ukraine yêu cầu Nga rút toàn bộ quân đội khỏi lãnh thổ của mình và Kiev được gia nhập NATO ngay lập tức. Trong khi đó, Nga tuyên bố sẽ không bàn bạc về việc trả lại bất kỳ vùng lãnh thổ nào mà nước này chiếm được, đồng thời muốn Ukraine không trở thành thành viên NATO.

Ông Trump và đội ngũ của ông không đưa ra thông tin chi tiết về thỏa thuận nhưng giới quan sát nhận định ông có thể sẵn sàng chấp nhận quan điểm của Nga, rằng quyền tự quyết của Ukraine có thể bị gạt sang một bên để ủng hộ những lợi ích lớn hơn.

Tại Mar-a-Lago, Tổng thống Trump nhận định: "Nga có một người đứng ngay trước cửa nhà mình và tôi có thể hiểu cảm giác của họ về điều đó".

Trước khi xung đột nổ ra, "thỏa thuận với Nga có thể được thực hiện bởi một nhà đàm phán trung bình", ông Trump nói, ám chỉ rằng ông sẵn sàng đồng ý để Ukraine không gia nhập NATO và có thể đưa ra những nhượng bộ khác mà ông Joe Biden thấy không thể chấp nhận được.

Theo Đặc phái viên Kellogg, ông Trump "không cố gắng trao thứ gì đó cho ông Putin hay người Nga. Thực ra, ông ấy đang cố gắng cứu Ukraine và chủ quyền của họ".

Ai đang giành chiến thắng trong cuộc xung đột?

Kể từ tháng 9/2022, khi Ukraine giành lại những vùng lãnh thổ rộng lớn, cuộc xung đột đã rơi vào bế tắc. Ukraine giành lại một số km vuông lãnh thổ trong cuộc phản công năm 2023 nhưng không thể phá vỡ các phòng tuyến của Nga. Moscow đã phản công trở lại vào năm ngoái, chiếm thêm 0,69% lãnh thổ Ukraine

Nga cũng tuyên bố chiếm thêm 2 ngôi làng của Ukraine vào 20/1 là Novoiehorivka ở Lugansk và Shevchenko ở Donetsk. Moscow đã đạt được một số tiến triển khi đối phó với các vị trí của Ukraine trong khu vực Kursk của mình, sau cuộc tấn công bất ngờ của Ukraine nhằm mở rộng phản công vào tuần đầu tiên của năm.

Khi cuộc xung đột chủ yếu vẫn diễn ra chiến trường, các chuyên gia nhận định với Al Jazeera rằng việc kiểm soát không phận và sở hữu nguồn tài chính ổn định cho giao tranh nhiều khả năng sẽ quyết định bên chiến thắng.

Gần đây, Ukraine tỏ ra tự tin về khả năng tiếp tục đối phó với các cuộc tấn công của Nga trong khi gây ra những tổn thất to lớn mà họ tin là sẽ làm các lực lượng của Moscow kiệt sức, dẫn đến mất đi sự ủng hộ chính trị cho chiến dịch quân sự mà Nga tiến hành hoặc vượt xa khả năng của ông Putin trong việc giúp nền kinh tế Nga phục hồi.

Năm nay, Ukraine có kế hoạch sản xuất số lượng vũ khí kỷ lục, không còn các hạn chế về việc sử dụng tên lửa của phương Tây và tạo ra một ngành công nghiệp quốc phòng trị giá 30 tỷ USD. Trong vài tuần qua, chiến dịch ngăn chặn chiến lược của Ukraine ở Nga là tấn công các nhà máy lọc dầu, kho vũ khí và cơ sở hóa chất quan trọng đối với nỗ lực chiến đấu của Moscow. Chi tiêu quốc phòng của Nga đã dẫn đến lạm phát cao và lãi suất ngân hàng trung ương lên 21% mà một số nhà phân tích tin rằng điều ấy cho thấy những khó khăn tài chính sắp tới đối với ông Putin.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump cho biết ông có kế hoạch liên hệ trực tiếp với ông Putin để làm trung gian hòa giải.

“Tổng thống Putin luôn cho thấy sự cởi mở với các nhà lãnh đạo quốc tế, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Donald Trump,” Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết vào ngày 10/1.

Ông cho biết chưa có ngày nào được ấn định cho cuộc họp trên. CNN đưa tin, một cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo có thể diễn ra trong vài ngày tới.

Ông Trump nhậm chức, Ukraine mở “mặt trận mới” chống Nga

VOV.VN - Sau khi ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ năm 2024 và gần như không có nhân tố nào có thể cản bước ông trở lại Nhà Trắng lần 2, Tổng thống Ukraine Zelensky đã chuyển sang tích cực lấy lòng ông Trump. Trên thực tế, Ukraine đã mở một mặt trận mới chống Nga theo một cách thức đặc biệt.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơ hội cho hòa bình Ukraine đã thực sự đến khi Nhà Trắng có chủ nhân mới?
Cơ hội cho hòa bình Ukraine đã thực sự đến khi Nhà Trắng có chủ nhân mới?

VOV.VN - Ông Donald Trump, người có ảnh hưởng cả với Nga và Ukraine, đã chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Dư luận có niềm tin, cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ có cơ hội chấm dứt trong năm nay.

Cơ hội cho hòa bình Ukraine đã thực sự đến khi Nhà Trắng có chủ nhân mới?

Cơ hội cho hòa bình Ukraine đã thực sự đến khi Nhà Trắng có chủ nhân mới?

VOV.VN - Ông Donald Trump, người có ảnh hưởng cả với Nga và Ukraine, đã chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Dư luận có niềm tin, cuộc khủng hoảng ở Ukraine sẽ có cơ hội chấm dứt trong năm nay.

Nga triển khai đạn pháo dẫn đường bằng laser mới nhất tấn công Ukraine
Nga triển khai đạn pháo dẫn đường bằng laser mới nhất tấn công Ukraine

VOV.VN - Lực lượng Nga đã triển khai loại đạn pháo dẫn đường bằng laser mới nhất ZOF95 "Krasnopol-M2", để tấn công các mục tiêu của Ukraine với độ chính xác cao, ở phạm vi lên tới 40 km.

Nga triển khai đạn pháo dẫn đường bằng laser mới nhất tấn công Ukraine

Nga triển khai đạn pháo dẫn đường bằng laser mới nhất tấn công Ukraine

VOV.VN - Lực lượng Nga đã triển khai loại đạn pháo dẫn đường bằng laser mới nhất ZOF95 "Krasnopol-M2", để tấn công các mục tiêu của Ukraine với độ chính xác cao, ở phạm vi lên tới 40 km.

Toàn cảnh quốc tế sáng 21/1: Nga áp đảo Ukraine ở Donetsk
Toàn cảnh quốc tế sáng 21/1: Nga áp đảo Ukraine ở Donetsk

VOV.VN - Vào ngày 19/1 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã kiểm soát thêm 3 làng ở tỉnh miền đông Donetsk của Ukraine, đánh dấu thắng lợi mới nhất trong chuỗi tiến quân ổn định về hướng tây ở vùng chiến dịch đặc biệt.

Toàn cảnh quốc tế sáng 21/1: Nga áp đảo Ukraine ở Donetsk

Toàn cảnh quốc tế sáng 21/1: Nga áp đảo Ukraine ở Donetsk

VOV.VN - Vào ngày 19/1 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã kiểm soát thêm 3 làng ở tỉnh miền đông Donetsk của Ukraine, đánh dấu thắng lợi mới nhất trong chuỗi tiến quân ổn định về hướng tây ở vùng chiến dịch đặc biệt.