Tranh cãi pháp lý xung quanh việc ông Trump muốn tiếp quản Gaza

VOV.VN - Tuyên bố tiếp quản Gaza của Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã gây ra một làn sóng tranh cãi lớn, đặc biệt là về mặt pháp lý.

Trong cuộc họp báo mới đây với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, ông Trump đã tuyên bố muốn tiếp quản Gaza, di dời người dân Palestine tới các quốc gia láng giềng và biến vùng đất này thành "Riviera của Trung Đông". Nhà lãnh đạo Israel khi đó đã gọi ý tưởng này là "mang tính cách mạng" và "đầy sáng tạo".

Ông Trump cũng lặp lại tuyên bố này trong cuộc gặp mặt với Quốc vương Abdullah của Jordan tại Phòng Bầu dục ngày 11/2, đồng thời thuyết phục Jordan tiếp nhận người tị nạn từ Gaza. Tuy nhiên, Quốc vương Abdullah đã từ chối Tổng thống Mỹ. Bị kẹt giữa "điểm nóng" Syria, Israel và Bờ Tây bị chiếm đóng, Jordan hiện là nơi sinh sống của hơn 2 triệu người Palestine. Gánh nặng an ninh xã hội và lo ngại về tình trạng an ninh mất kiểm soát từ dòng người tị nạn đã buộc nhà lãnh đạo Jordan phải trả lời đề xuất của ông chủ Nhà Trắng bằng một cái lắc đầu.

Cũng tại cuộc gặp mặt với Quốc vương Abdullah, khi được hỏi ông muốn di dời bộ phận dân số Palestine nào ra khỏi Gaza, ông Trump trả lời là "tất cả". Theo ông Olivier Corten, Giáo sư Luật quốc tế tại Đại học Bruxelles, "nếu hàng trăm nghìn người Palestine bị buộc phải chuyển ra khỏi lãnh thổ của họ thì điều đó cũng giống như trục xuất vậy". Điều đó bị nghiêm cấm theo nhiều điều khoản của Công ước Geneva.

"Không có quốc gia nào có vẻ muốn chào đón hàng trăm nghìn hoặc thậm chí hàng triệu người vào lãnh thổ của họ. Việc ép buộc các quốc gia tiếp nhận người Palestine rõ ràng sẽ trái với chủ quyền của họ", ông Corten giải thích.

Những phát biểu gây nhiều tranh cãi của ông Trump được đưa ra vài tuần sau khi Israel và Hamas nhất trí về giai đoạn đầu tiên của lệnh ngừng bắn và thỏa thuận trao trả con tin mong manh. Tuy nhiên, điều quan trọng mà thỏa thuận giữa hai bên còn thiếu là một kế hoạch rõ ràng về việc ai sẽ tiếp quản Gaza trong tương lai.

"Việc kiểm soát một phần lãnh thổ của một quốc gia mà không có sự đồng ý hoặc thỏa thuận của quốc gia đó sẽ bị coi là hành vi chiếm đóng. Nếu sử dụng vũ lực, hành động đó sẽ trở thành hành vi xâm lược", ông Corten nói thêm.

Thỏa thuận ngừng bắn không xác định thời điểm Israel dỡ bỏ lệnh phong tỏa đối với việc di chuyển của người dân và hàng hóa, vì các giai đoạn tiếp theo vẫn đang trong quá trình đàm phán.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng người Palestine "không có lựa chọn nào khác" ngoài việc rời khỏi "đống đổ nát lớn" là Gaza. Tuy nhiên, theo luật pháp quốc tế, việc tách bất kỳ phần nào của Dải Gaza khỏi lãnh thổ Palestine đều trái với nguyên tắc "toàn vẹn lãnh thổ".

Vấn đề toàn vẹn lãnh thổ của người Palestine vẫn còn đang được tranh cãi, khi Tòa án Công lý Quốc tế ra phán quyết vào tháng 7 rằng sự hiện diện liên tục của Israel tại Gaza là bất hợp pháp. Liên Hợp Quốc công nhận Palestine là quốc gia quan sát viên thường trực, tuy nhiên Mỹ thì không. 

Khi được hỏi về thời gian thực hiện kế hoạch của mình, Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông hình dung Mỹ sẽ có vai trò "lâu dài" trong việc tái phát triển Gaza, đồng thời không loại trừ khả năng triển khai quân đội Mỹ để hỗ trợ tái thiết.

"Điều duy nhất có thể phù hợp với luật pháp quốc tế là viện trợ của Mỹ cho việc tái thiết Gaza. Điều này sẽ theo một thỏa thuận rằng người dân sẽ được tạm trú xa hơn một chút nhưng đó không phải là điều chúng ta đang nói đến", ông Corten nhận định.

Những tuyên bố táo bạo của ông Trump đã gây ra phản ứng dữ dội không chỉ từ Jordan, mà còn từ các nhà lãnh đạo ở Trung Đông và Bắc Phi. Trong một thông cáo báo chí ngày 11/2, các chuyên gia Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng "những hành vi vi phạm trắng trợn như vậy có thể phá vỡ nhiều điều cấm kỵ, khuyến khích các quốc gia chiếm đoạt lãnh thổ nước ngoài, gây hậu quả thảm khốc cho hòa bình và nhân quyền trên toàn thế giới".

 

Mỹ “làm khó” Jordan và Ai Cập với ý tưởng của ông Trump tiếp quản Dải Gaza

VOV.VN - Quốc vương Jordan là nhà lãnh đạo Arab đầu tiên thăm Mỹ, kể từ khi Tổng thống ông Trump đề xuất muốn Mỹ tiếp quản Gaza và di dời người Palestine sang các nước Arab láng giềng. Mang theo tiếng nói phản đối từ các nước Trung Đông, nhưng Quốc vương Jordan vẫn chưa thể thuyết phục Mỹ thay đổi kế hoạch.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Donald Trump: Dân Palestine sẽ không được quay lại khi Mỹ tiếp quản Gaza
Ông Donald Trump: Dân Palestine sẽ không được quay lại khi Mỹ tiếp quản Gaza

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump cho biết, người dân Palestine sẽ không có quyền quay trở lại Gaza sau khi Mỹ tiếp quản khu vực này.

Ông Donald Trump: Dân Palestine sẽ không được quay lại khi Mỹ tiếp quản Gaza

Ông Donald Trump: Dân Palestine sẽ không được quay lại khi Mỹ tiếp quản Gaza

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump cho biết, người dân Palestine sẽ không có quyền quay trở lại Gaza sau khi Mỹ tiếp quản khu vực này.

Các nước Arab họp bất thường sau kế hoạch của ông Trump về Gaza
Các nước Arab họp bất thường sau kế hoạch của ông Trump về Gaza

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Ai Cập hôm qua cho biết các nước Arab sẽ họp bất thường vào ngày 27/2 tới để thảo luận về “những diễn biến mới và nguy hiểm” sau đề xuất của Tổng thống Mỹ Donald Trump tái định cư người Palestine tại Dải Gaza.

Các nước Arab họp bất thường sau kế hoạch của ông Trump về Gaza

Các nước Arab họp bất thường sau kế hoạch của ông Trump về Gaza

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Ai Cập hôm qua cho biết các nước Arab sẽ họp bất thường vào ngày 27/2 tới để thảo luận về “những diễn biến mới và nguy hiểm” sau đề xuất của Tổng thống Mỹ Donald Trump tái định cư người Palestine tại Dải Gaza.

Ông Trump muốn mua Dải Gaza
Ông Trump muốn mua Dải Gaza

VOV.VN - Trong cuộc trả lời phỏng vấn ngay trên chiếc Airforce 1 ngày 9/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẽ mua lại và sở hữu Dải Gaza đồng thời cho phép các quốc gia Trung Đông tái thiết lại mảnh đất bị tàn phá bởi chiến tranh này.

Ông Trump muốn mua Dải Gaza

Ông Trump muốn mua Dải Gaza

VOV.VN - Trong cuộc trả lời phỏng vấn ngay trên chiếc Airforce 1 ngày 9/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẽ mua lại và sở hữu Dải Gaza đồng thời cho phép các quốc gia Trung Đông tái thiết lại mảnh đất bị tàn phá bởi chiến tranh này.