Báo Nga:

Trật tự thế giới mới và chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời ông Trump

VOV.VN - Một khi ông Trump chính thức trở thành Tổng thống Mỹ, chính sách đối ngoại của nước này sẽ có nhiều thay đổi, tác động lên trật tự thế giới.

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chính thức lên nắm quyền trong thời gian tới được dự kiến sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể trong nền chính trị toàn cầu, bao gồm cả việc đối thoại với Nga, hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân cuối cùng với Iran và quan hệ có thể căng thẳng hơn với Cuba.

Nga

Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump bị nhiều người chỉ trích vì đã kêu gọi khôi phục quan hệ hữu nghị giữa Moscow và Washington, phát triển hợp tác song phương giữa 2 nước trong cuộc chiến chống khủng bố.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.

Ngoài ra, ông Trump còn đưa ra một số nhận xét ca ngợi Tổng thống Vladimir Putin, nhưng mặt khác ông khẳng định khống có liên hệ nào với điện Kremlin. Một số hãng truyền thông Mỹ và những người ủng hộ bà Hillary Clinton đã công khai gọi ông Trump là một ứng cử viên thân Nga. Sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ, ông Trump đã xác nhận rằng ông muốn có một “mối quan hệ tốt” với Moscow.

Trong một cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Mỹ, Tổng thống Nga Putin đã cầu chúc những điều tốt đẹp cho ông này trong việc thực thi cương lĩnh tranh cử.

Nhà lãnh đạo Nga cũng nhấn mạnh rằng Moscow sẵn lòng xây dựng quan hệ đối tác và đối thoại với chính quyền của Tổng thống Mỹ mới, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, và không can thiệp vào vấn đề quốc tế của nhau.

Thêm nữa, cả ông Putin và Trump được cho là đã chia sẻ quan điểm về việc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố và cực đoan quốc tế và về việc giải quyết khủng hoảng Syria.

Cố vấn của ông Trump, người đồng thời là cựu Giám đốc CIA James Woolsey phát biểu trong một cuộc phỏng vấn gần đây với đài RT rằng có cơ hội bình thường hóa quan hệ giữa Moscow và Washington.

Ông Woolsey nói: “Các cựu đối thủ như là Mỹ và Nga có cơ hội hợp tác trong một số lĩnh vực”.

Mới đây ông Trump công bố một số bổ nhiệm mới cho nội các tương lai của ông. Trong đó, đáng lưu ý tướng tình báo Michael Flynn đã được chỉ định làm trợ lý cho Tổng thống về vấn đề an ninh quốc gia.

Ông Sergey Rogov, giám đốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Mỹ- Canada của Học viện Khoa học Nga, cho biết: Ông ấy (tướng Flynn) là “một trong ít người trong đội ngũ của ông Trump ủng hộ việc nối lại các liên hệ với chính phủ Nga”.

Ông Rogov nói với RIA Novosti: “Việc bổ nhiệm Flynn cho thấy có thể ông Trump muốn mở các cuộc đối thoại nghiêm túc với Moscow. Hiện chưa rõ chủ đề và điều khoản cho một cuộc đối thoại như vậy. Nhưng đó là một thực tế”.

Trung Quốc

Các mối liên hệ đầu tiên giữa Donald Trump và chính quyền Trung Quốc cho thấy có thể sẽ diễn ra quá trình “tan băng quan hệ” giữa Washington và Bắc Kinh.

Ông Trump. Ảnh: Reuters.

Trong các cuộc điện đàm, ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chia sẻ các lợi ích trong việc phát triển quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Một thông cáo từ văn phòng chuyển giao quyền lực của ông Trump nêu: “Trong điện đàm, các nhà lãnh đạo đã xác lập một nhận thức rõ về sự tôn trọng lẫn nhau, và Tổng thống đắc cử Trump tuyên bố ông tin rằng hai nhà lãnh đạo sẽ có một trong những quan hệ mạnh mẽ nhất để cả hai cùng tiến lên phía trước”.

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) dẫn lời Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng Washington và Bắc Kinh phải “thúc đẩy việc phát triển kinh tế hai nước và tăng trưởng kinh tế toàn cầu” và “thúc đẩy quan hệ Mỹ-Trung tiến về trước”.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã có một số nhận xét phê phán Trung Quốc, trong đó có việc đe dọa áp thuế nhập khẩu 45% đối với các sản phẩm Trung Quốc và gọi Bắc Kinh là kẻ thao túng tiền tệ.

Syria

Donald Trump thường nói đi nói lại rằng phương Tây sẽ chiến đấu chống lại các phần tử khủng bố Hồi giáo IS ở Syria thay vì nỗ lực lật đổ Tổng thống Bashar Assad của đất nước này.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Sputnik.

Đồng thời, Washington đã tài trợ trong thời gian dài cho các nhóm phiến quân Syria chống lại chính phủ nước này. Quan điểm chính thức của Washington đối với khủng hoảng Syria mâu thuẫn với tuyên bố của ông Trump. Đáp lại, ông Assad bày tỏ hy vọng rằng chính phủ Syria sẽ hoan nghênh các nỗ lực của Washington trong trường hợp ông Trump có ý định chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố.

Tổng thống Syria Assad nói với kênh truyền hình RTP của Bồ Đào Nha như sau: “Chúng tôi không thể nói bất cứ điều gì về những điều ông Trump sẽ làm. Nếu như ông ấy chống lại khủng bố, dĩ nhiên chúng tôi sẽ làm đồng minh, đồng minh tự nhiên về khía cạnh đó với Nga, Iran và nhiều nước khác muốn đánh bại các phần tử khủng bố”.

Pháp

Tổng thống Pháp Francois Hollande không nhiệt tình lắm về chiến thắng của ông Trump. Theo ông này, chiến thắng này đánh dấu sự khởi đầu một thời kỳ bất ổn ở Mỹ.

Một thông cáo của ông Hollande có đoạn: “Nhân dân Mỹ bỏ phiếu cho Donald Trump. Tôi chúc mừng ông ấy bởi vì điều này là lẽ tự nhiên trong mối quan hệ giữa các tổng thống của hai nước dân chủ... [Nhưng] những cuộc bầu cử như thế này mở ra một thời kỳ bất ổn”.

Trước đó Tổng thống Hollande nói rằng chiến thắng của Trump sẽ tạo ra khó khăn cho mối quan hệ giữa Washington và Paris.

Tổng thống Pháp Hollande. Ảnh: AFP.

Ông Hollande vốn thường xuyên chỉ trích chính sách của chính quyền Barack Obama [là mềm yếu – ND].

Trong một cuốn sách ghi lại hàng chục cuộc nói chuyện riêng với cánh nhà báo, Tổng thống Pháp đổ lỗi cho Washington về việc làm cho lực lượng khủng bố IS mạnh lên.

Theo ông Hollande, việc ông Obama phản đối việc mở các cuộc không kích vào Syria năm 2013 đã dẫn tới sự trỗi dậy của IS.

Đồng thời, Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault nhấn mạnh cam kết của Paris trong việc hợp tác với Washington. Theo ngoại trưởng này, Pháp mong Mỹ sẽ làm rõ quan điểm của họ về một số vấn đề, bao gồm khủng hoảng Syria, chương trình hạt nhân Iran, và thỏa thuận khí hậu Paris.

Israel

Mỹ và Israel dự kiến sẽ tăng cường quan hệ hợp tác trong thời kỳ ông Trump làm Tổng thống Mỹ.

Sau cuộc bầu cử Mỹ, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã gọi cho ông Trump trên điện thoại và nói rằng Tel-Aviv sẽ vẫn là đồng minh thân thiết của Washington.

Đáp lại, ông Trump đã mời Thủ tướng Israel thăm Mỹ. Thủ tướng Netanyahu bày tỏ hy vọng rằng Israel sẽ tiếp tục được duy trì chính sách “ngoại giao lặng lẽ” bắt đầu dưới thời Tổng thống Obama.

Thông cáo của ông Netanyahu: “Chúng tôi sẽ hợp tác để thúc đẩy an ninh, ổn định, và hòa binh trong khu vực của chúng ta”.

Ông này cho biết thêm, “Mối liên hệ giữa Mỹ và Israel là dựa trên các giá trị chung, lợi ích chung và một tương lai chung. Tôi chắc rằng Tổng thống đắc cử Trump và tôi sẽ tiếp tục củng cố liên minh đặc biệt giữa Israel và Mỹ và chúng ta sẽ đưa mối quan hệ đó lên tầm cao mới”.

Trước đó, Donald Trump cam kết di dời Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem và hỗ trợ vô điều kiện cho Israel.

Anh

Mối quan hệ nồng ấm truyền thống giữa Washington và London được dự kiến sẽ vẫn như cũ dưới thời ông Trump.

Sau cuộc bầu cử vừa qua ở Mỹ, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết, nước Anh sẽ vẫn là một đồng minh thân cận của Mỹ, cả trong lĩnh vực kinh tế, an ninh, và quốc phòng.

Trong một thông cáo, bà May tuyên bố: “Anh và Mỹ có mối quan hệ dài lâu và đặc biệt dựa trên các giá trị tự do, dân chủ và doanh nghiệp. Chúng ta đã và sẽ là những đối tác gần gũi và mạnh mẽ trong các lĩnh vực thương mại, an ninh và quốc phòng”.

Vị nữ Thủ tướng Anh cho biết thêm, bà đang hướng tới việc hợp tác với ông Trump “để bảo đảm an ninh và triển vọng của hai quốc gia trong các năm sắp tới”.

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đã lặp lại lời của bà May và viết trên Twitter rằng ông đang chờ đợi khởi động tiến trình hợp tác với tân chính quyền Mỹ.

Ông Johnson viết: “Tôi tin một cách sâu đậm vào tầm quan trọng của quan hệ Anh-Mỹ và tôi tin rằng chúng ta có thể cùng đưa mối quan hệ này tiến lên phía trước”.

Trước đó có thông tin chính phủ Anh đang xem xét mời Donald Trump chính thức thăm nước Anh vào mùa hè năm tới.

Đức

Berlin cũng xác nhận cam kết hợp tác với Nhà Trắng. Khi chúc mừng ông Trump, Thủ tướng Đức Angela Merkel đề xuất hợp tác chặt chẽ với tân Tổng thống Mỹ.

Bà Merkel tuyên bố: “Quan hệ đối tác với Mỹ đang là và vẫn sẽ là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại Đức. Thông qua mối quan hệ này chúng ta có thể xử lý các thách thức chính của thời chúng ta: phấn đấu cho sự thịnh vượng kinh tế-xã hội, quan điểm về chính sách khí hậu, cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, nghèo đói, và bệnh tật, cam kết hòa bình tự do - ở Đức, châu Âu và thế giới”.

Nữ Thủ tướng Đức cũng cho biết, Đức cần hợp tác với các cơ quan tình báo Mỹ nhằm chống lại các mối đe dọa khủng bố.

Iran

Bình luận về kết quả bầu cử Mỹ, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nhận xét: chiến thắng của ông Trump sẽ không tác động đến chính sách đối ngoại của Tehran.

Ông cũng ám chỉ rằng việc mở rộng quan hệ đối ngoại của Iran sau khi dỡ bỏ lệnh trừng phạt [Iran] là không thể đảo ngược.

Trong khi đó, ông Trump cho biết ông sẽ tái cơ cấu thỏa thuận cuối cùng về Iran mà chính quyền Obama đã ký kết.

Trả lời phỏng vấn đài RT (Nga), ông James Woolsey nói rằng so với chính quyền của Tổng thống Obama, chính phủ mới của Mỹ sẽ theo đuổi cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với Tehran.

Cuba

Ông Donald Trump không ủng hộ tiến trình phá băng trong quan hệ Washington-La Habana được khởi động sau chuyến thăm của Barack Obama tới Cuba vào tháng 3/2016.

Một trong các cam kết của ông Trump trong chiến dịch tranh cử của mình là hủy bỏ mối quan hệ ngoại giao vừa được khôi phục với Cuba.

Chủ tịch Cuba Raul Castro đã chúc mừng ông Trump. Tuy nhiên, vào ngày công bố kết bầu cử Mỹ, Cuba đã công bố một cuộc tập trận kéo dài 5 ngày để chuẩn bị “chống lại một loạt hành động của thế lực thù nghịch”.

Mexico

Quốc gia này đặc biệt quan tâm tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump đã đưa ra vô số nhận xét gây tranh cãi về những người nhập cư bất hợp pháp từ Mexico vào Mỹ.

Sau khi ông Trump thắng cử, ông này cũng xác nhận kế hoạch xây một bức tường dọc theo biên giới Mỹ-Mexico để hạn chế làn sóng nhập cư từ Mexico.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài CBS, ông Trump xác nhận “Có” khi trả lời câu hỏi về việc liệu ông có muốn xây một bức tường ở biên giới với Mexico hay không.

Ngoài ra, nền kinh tế Mexico đã gián tiếp chịu tác động từ chiến thắng của ông Trump do sự sụt giảm mạnh tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ Mexico. Trong những giờ đầu tiên sau khi người ta công bố kết quả bầu cử Mỹ, đồng peso của Mexico đã mất giá tới hơn 10%./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điều đặc biệt về tướng tình báo Mỹ được ông Trump đề cử làm cố vấn
Điều đặc biệt về tướng tình báo Mỹ được ông Trump đề cử làm cố vấn

VOV.VN - Tướng tình báo Flynn nổi bật về năng lực nghiệp vụ và trình độ học vấn. Thời gian qua ông sốt sắng tham gia vào chính sự và được ông Trump để ý.

Điều đặc biệt về tướng tình báo Mỹ được ông Trump đề cử làm cố vấn

Điều đặc biệt về tướng tình báo Mỹ được ông Trump đề cử làm cố vấn

VOV.VN - Tướng tình báo Flynn nổi bật về năng lực nghiệp vụ và trình độ học vấn. Thời gian qua ông sốt sắng tham gia vào chính sự và được ông Trump để ý.

3 thay đổi lớn trong chính sách của Trump sau khi đắc cử
3 thay đổi lớn trong chính sách của Trump sau khi đắc cử

VOV.VN - Ông Trump đã cho thấy sự thay đổi trong quan điểm về vấn đề biến đổi khí hậu, tra tấn tội phạm khủng bố và vụ bê bối email của bà Clinton.

3 thay đổi lớn trong chính sách của Trump sau khi đắc cử

3 thay đổi lớn trong chính sách của Trump sau khi đắc cử

VOV.VN - Ông Trump đã cho thấy sự thay đổi trong quan điểm về vấn đề biến đổi khí hậu, tra tấn tội phạm khủng bố và vụ bê bối email của bà Clinton.

Mỹ trước sức ép phải đóng vai trò quan trọng trong toàn cầu hóa
Mỹ trước sức ép phải đóng vai trò quan trọng trong toàn cầu hóa

VOV.VN - Ông Trump tuyên bố nội các của ông sẽ ưu tiên cho các vấn đề nội địa. Nhưng nhiều nước trên thế giới muốn Mỹ duy trì vai trò quốc tế của mình.

Mỹ trước sức ép phải đóng vai trò quan trọng trong toàn cầu hóa

Mỹ trước sức ép phải đóng vai trò quan trọng trong toàn cầu hóa

VOV.VN - Ông Trump tuyên bố nội các của ông sẽ ưu tiên cho các vấn đề nội địa. Nhưng nhiều nước trên thế giới muốn Mỹ duy trì vai trò quốc tế của mình.

Ông Trump và khả năng khởi động chiến tranh hạt nhân
Ông Trump và khả năng khởi động chiến tranh hạt nhân

VOV.VN - Donald Trump được cho là từng đặt vấn đề về việc Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân. Và giờ thì ông Trump sắp nhậm chức Tổng thống Mỹ với những quyền hạn lớn.

Ông Trump và khả năng khởi động chiến tranh hạt nhân

Ông Trump và khả năng khởi động chiến tranh hạt nhân

VOV.VN - Donald Trump được cho là từng đặt vấn đề về việc Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân. Và giờ thì ông Trump sắp nhậm chức Tổng thống Mỹ với những quyền hạn lớn.

Mỹ rút lui khỏi TPP mở ra cơ hội vàng cho Trung Quốc?
Mỹ rút lui khỏi TPP mở ra cơ hội vàng cho Trung Quốc?

VOV.VN -Theo các chuyên gia, việc Mỹ thoái lui Hiệp định TPP sẽ mở đường cho Trung Quốc giữ vị trí "cầm lái" về thương mại tự do ở châu Á - Thái Bình Dương.

Mỹ rút lui khỏi TPP mở ra cơ hội vàng cho Trung Quốc?

Mỹ rút lui khỏi TPP mở ra cơ hội vàng cho Trung Quốc?

VOV.VN -Theo các chuyên gia, việc Mỹ thoái lui Hiệp định TPP sẽ mở đường cho Trung Quốc giữ vị trí "cầm lái" về thương mại tự do ở châu Á - Thái Bình Dương.