Trung Quốc vẫn chưa thể bỏ “Zero Covid”

VOV.VN - Các đợt bùng phát dịch mới trên khắp Trung Quốc khiến nhiều người đặt câu hỏi về tính bền vững của “Zero Covid-19”. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc vẫn chưa được chuẩn bị để chuyển sang giải pháp “sống chung với virus”.

Gần 2 năm qua, số ca mắc Covid-19 hàng ngày tại Trung Quốc hiếm khi ở mức 3 con số và có những lúc vài tuần liên tiếp nước này không ghi nhận ca mắc Covid-19 nào.

Cho dù nhiều nước trên thế giới đang chật vật đối phó với các biến thể mới, có khả năng lây lan cao hơn, Trung Quốc vẫn giống như một ốc đảo – vẫn đóng cửa biên giới và người dân nước này gần như không bị ảnh hưởng.

Tất cả những điều kể trên đã thay đổi trong tháng 3/2022, khi các đợt bùng phát dịch trên khắp Trung Quốc đều ghi nhận số ca Covid-19 cộng đồng tăng cao nhất kể từ sau khi đợt bùng phát dịch ban đầu ở Vũ Hán được kiểm soát đầu năm 2020.

Chiến lược Zero Covid-19 gặp nhiều thách thức

Chỉ trong 3 ngày qua, Trung Quốc ghi nhận khoảng 12.000 ca mắc Covid-19 mới, trong khi giới chức y tế cảnh báo nước này đang phải đối mặt với biến thể phụ của Omicron, có tên là BA.2.

Đây có thể chỉ là con số nhỏ so với dân số 1,4 tỷ người của Trung Quốc cũng như so với số ca mắc Covid-19 được ghi nhận ở nhiều nước khác thế giới. Tuy nhiên, đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, đợt bùng phát này cho thấy những thách thức đáng kể.

Để đối phó với các đợt bùng phát mới, Trung Quốc triển khai các phương pháp kiểm soát dịch bệnh như lâu nay vẫn thường làm: đặt hàng chục triệu cư dân vào lệnh phong tỏa, đóng cửa các nhà máy ở trung tâm công nghệ Thâm Quyến, xây dựng các bệnh viện dã chiến để cách ly và điều trị người bệnh ở tỉnh Cát Lâm - địa phương đang bị ảnh hưởng nặng vì dịch Covid-19, đồng thời theo dõi chặt chẽ hoặc cách ly những người có tiếp xúc gần với ca bệnh.

Tuy nhiên, chiến lược Zero Covid-19 này đang có dấu hiệu căng thẳng. Giới chức Trung Quốc đã phải điều chỉnh quy định bắt buộc nhập viện tất cả các ca bệnh - một dấu hiệu cho thấy bắc Kinh lo ngại các biện pháp nghiêm ngặt có thể nhanh chóng khiến hệ thống chăm sóc sức khỏe bị quá tải. Cũng có những dấu hiệu cho thấy sự kiên nhẫn của công chúng, vốn ủng hộ các biện pháp cứng rắn được áp dụng từ trước tới nay, đang bắt đầu suy yếu.

Suốt 2 năm qua, các nhà chức trách đã tập trung vào việc hạn chế Covid-19 xâm nhập từ bên ngoài vào nước này cũng như ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, giờ đây, khi có nhiều câu hỏi được đặt ra về tính bền vững của “Zero Covid-19”, nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc vẫn chưa được chuẩn bị để chuyển sang giải pháp “sống chung với Covid-19”.

Chuyên gia Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong) – người thường được so sánh với nhà dịch tễ học hàng đầu của Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci, về khả năng chuyên môn cũng như các phát ngôn thẳng thắn - đã nói tới tình thế tiến thoái lưỡng nan này trong một bài viết trên tạp chí Caixin: “Chúng tôi chưa chuẩn bị bất cứ thứ gì cần phải chuẩn bị. Làm sao chúng tôi có thể dám ‘đầu hàng’ và để virus lây lan?”.

Trung Quốc chưa được chuẩn bị để thay đổi chiến lược

Chắc chắn, Trung Quốc đã thực hiện những nỗ lực rất lớn để bảo vệ người dân khỏi Covid-19, thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, phát triển vaccine với tốc độ kỷ lục. Chỉ tính riêng năm 2021, Trung Quốc  đã sản xuất 2,8 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 trong nước.

Dù vậy, vẫn có những cách biệt đáng kể trong nỗ lực tiêm chủng vaccine của Trung Quốc với những câu hỏi chưa có lời giải về việc người tiêm được bảo vệ tốt đến mức nào, đặc biệt là những nhóm người có nguy cơ cao.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc đại lục có thể nhìn thấy trước nguy cơ về một tình huống nghiêm trọng hơn từ trường hợp của Hong Kong. Đợt bùng phát mạnh dịch Covid-19 ở Hong Kong đã khiến các bệnh viện và nhà xác tại thành phố này bị quá tải. Hong Kong cũng ghi nhận hơn 5.500 người tử vong do Covid-19 chỉ riêng từ đầu năm tới nay, phần lớn là do tỷ lệ tiêm chủng ở người cao tuổi thấp.

Sự đối chiếu giữa một bên là thành phố dưới 8 triệu dân và một bên có dân số 1,4 tỷ người đã trở thành lời cảnh báo những tuần gần đây.

“Cả 2 đều theo đuổi chiến lược Zero Covid-19 và cả 2 đều có tỷ lệ tiêm chủng ở người cao tuổi khá thấp”, ông Hoàng Nghiêm Trung (Yanzhong Huang), nhà nghiên cứu cấp cao về y tế toàn cầu tại Hội đồng quan hệ đối ngoại cho biết.

“Ở Trung Quốc, do chính sách Zero Covid-19, có một tỷ lệ lớn dân số chưa phơi nhiễm Covid-19, ông Hoàng Nghiêm Trung nói.

Trong khi tỷ lệ tiêm chủng nói chung của Trung Quốc đạt mức cao nhất là 87%, thì việc tiêm chủng cho người cao tuổi, và đặc biệt là những người có nguy cơ cao trên 80 tuổi, lại thấp hơn so với các nước như Mỹ hoặc Anh, vì những nhóm này ban đầu không được ưu tiên trong các chiến dịch tiêm chủng của Trung Quốc.

Theo số liệu từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, ước tính có khoảng 40 triệu người Trung Quốc trên 60 tuổi vẫn chưa được tiêm vaccine.

“Chúng tôi đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về điều này - đó là một bài học không chỉ đối với Hong Kong mà còn cả với Trung Quốc”, Giáo sư Jin Dongyan tại Trường Khoa học Y sinh thuộc Đại học Hong Kong cho biết.

Các rủi ro tiềm ẩn gia tăng thêm khi nhiều người cao tuổi Trung Quốc sống ở nông thôn, nơi chăm sóc sức khỏe yếu kém đáng kể so với các thành phố. Khả năng xử lý tình huống nghiêm trọng của Trung Quốc cũng có thể bị cản trở do năng lực ICU của nước này thấp hơn nhiều so với nhiều nước phương Tây.

Chuyển đổi chính sách có thể tạo ra cú sốc lớn

Ở Trung Quốc, do các chính sách nghiêm khắc đến nay đã giúp người dân tránh khỏi những tác động tồi tệ nhất của Covid-19, các chuyên gia cho rằng việc nới lỏng các biện pháp này có thể là một cú sốc.

“Áp lực duy trì Zero Covid-19 không chỉ từ chính quyền trung ương mà còn từ công chúng”, giáo sư Xi Chen tại Trường Y tế Công cộng Yale, đồng thời nhấn mạnh dư luận Trung Quốc ủng hộ các biện pháp của chính phủ trong 2 năm qua.

Dù có những dấu hiệu cho thấy người dân và các chuyên gia Trung Quốc đang bắt đầu cân nhắc về các chính sách “sống chung với virus” mà nhiều nước trên thế giới đã thức hiện, điều này có thể cần có bước chuyển quan trọng trong các thông điệp chính thức vốn tập trung vào mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng y tế bên ngoài Trung Quốc.

“Nếu bạn tiếp tục nhấn mạnh sự nguy hiểm của dịch bệnh, điều đó có nghĩa là nỗi sợ trong cộng đồng sẽ không thể tan biến và điều đó khiến cho việc chuyển hướng khỏi chính sách Zero Covid-19 sẽ rất khó khăn”, ông Hoàng Nghiêm Trung thuộc Hội đồng quan hệ đối ngoại nhận định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc kiên trì chiến lược “Zero Covid” giữa lúc số ca mắc tăng cao nhất trong 2 năm
Trung Quốc kiên trì chiến lược “Zero Covid” giữa lúc số ca mắc tăng cao nhất trong 2 năm

VOV.VN - Chỉ riêng ngày 20/3, hơn 4.000 ca mắc mới đã được ghi nhận tại Trung Quốc.

Trung Quốc kiên trì chiến lược “Zero Covid” giữa lúc số ca mắc tăng cao nhất trong 2 năm

Trung Quốc kiên trì chiến lược “Zero Covid” giữa lúc số ca mắc tăng cao nhất trong 2 năm

VOV.VN - Chỉ riêng ngày 20/3, hơn 4.000 ca mắc mới đã được ghi nhận tại Trung Quốc.

Trung Quốc điều tra 1 giáo viên “phát tán thông tin sai sự thật” về phòng chống Covid-19
Trung Quốc điều tra 1 giáo viên “phát tán thông tin sai sự thật” về phòng chống Covid-19

VOV.VN - Ủy ban Kỷ luật thành phố Vĩnh Châu tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc hôm qua (20/3) thông báo, một giáo viên Viện kinh doanh thuộc Học viện kỹ thuật nghề Vĩnh Châu, Hồ Nam bị điều tra do liên quan đến việc đưa “thông tin sai sự thật” về công tác phòng, chống Covid-19.

Trung Quốc điều tra 1 giáo viên “phát tán thông tin sai sự thật” về phòng chống Covid-19

Trung Quốc điều tra 1 giáo viên “phát tán thông tin sai sự thật” về phòng chống Covid-19

VOV.VN - Ủy ban Kỷ luật thành phố Vĩnh Châu tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc hôm qua (20/3) thông báo, một giáo viên Viện kinh doanh thuộc Học viện kỹ thuật nghề Vĩnh Châu, Hồ Nam bị điều tra do liên quan đến việc đưa “thông tin sai sự thật” về công tác phòng, chống Covid-19.

Từ bài học Hong Kong, Trung Quốc kêu gọi người cao tuổi tiêm vaccine Covid-19
Từ bài học Hong Kong, Trung Quốc kêu gọi người cao tuổi tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Giới chức y tế Trung Quốc kêu gọi người cao tuổi nên tiêm vaccine phòng Covid-19, cho rằng những ca tử vong ở người cao tuổi trong làn sóng lây nhiễm hiện nay ở Hong Kong là một bài học cho Trung Quốc đại lục.

Từ bài học Hong Kong, Trung Quốc kêu gọi người cao tuổi tiêm vaccine Covid-19

Từ bài học Hong Kong, Trung Quốc kêu gọi người cao tuổi tiêm vaccine Covid-19

VOV.VN - Giới chức y tế Trung Quốc kêu gọi người cao tuổi nên tiêm vaccine phòng Covid-19, cho rằng những ca tử vong ở người cao tuổi trong làn sóng lây nhiễm hiện nay ở Hong Kong là một bài học cho Trung Quốc đại lục.