Vị giáo sư “lập dị” và hy vọng trị Covid-19 của người Pháp

VOV.VN -Hiện là giám đốc Viện các bệnh truyền nhiễm Địa Trung Hải nhưng danh tiếng của Didier Raoult đã được biết đến từ lâu như một nhà vi trùng học hàng đầu.

Ngày 26/3, chính phủ Pháp đã ra sắc lệnh quy định về việc quản lý và sử dụng một số loại thuốc liên quan điều trị virus SARS-CoV-2. Trong đó, Bộ Y tế nước này cho phép điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 bằng các loại thuốc chứa các hoạt chất Hydroxychloroquine (một dẫn xuất của Chloroquine, thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét) và công thức kết hợp 02 loại thuốc chứa hoạt chất Lopinavir và Ritonavir (vốn là các loại thuốc điều trị bệnh nhân nhiễm HIV).

Giáo sư Didier Raoult.

Bên cạnh việc cho phép sử dụng các loại thuốc nói trên, chính phủ Pháp cũng cấm việc xuất khẩu các loại thuốc này, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 đang lan mạnh và chưa có dấu hiệu đạt đỉnh dịch. Sắc lệnh ngày 26/3 của chính phủ Pháp quy định trực tiếp tới việc quản lý, phân phối và sử dụng nhãn hiệu thuốc Plaquenil, do Tập đoàn dược phẩm Sanofi của Pháp sản xuất. Đây là tên thương mại của loại thuốc chứa hoạt chất Hydroxychloroquine.

Theo sắc lệnh này, nhằm tránh việc sử dụng ồ ạt, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung Hydroxychloroquine, phục vụ điều trị cho các loại bệnh khác, chỉ các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đã nhập viện mới được các bác sĩ kê đơn loại thuốc này. Đối với việc điều trị bệnh nhân Covid-19 ngoài bệnh viện, tức tại các phòng khám ở các địa phương, việc kê đơn các loại thuốc này chưa được phép. Bên cạnh đó, việc phân phối các loại thuốc này tới các hiệu thuốc địa phương cũng bị hạn chế.

Sắc lệnh của chính phủ Pháp về Hydroxychloroquine là một minh chứng cho thấy hy vọng về hiệu quả điều trị các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 bằng loại thuốc này. Cách đây ít ngày, Bộ Y tế Pháp còn khuyến cáo, chỉ các trường hợp bệnh nặng mới nên sử dụng Hydroxychloroquine để điều trị. Đồng thời, loại thuốc này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm trên hàng trăm bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 tại Pháp (bên cạnh một số loại thuốc khác).

Sự kiện này có thể được coi là một bước thành công mới đối với Giáo sư Didier Raoult, Giám đốc Viện các bệnh truyền nhiễm Địa Trung Hải (IHU Méditerranée infection - trụ sở tại Marseille - Pháp) cùng đội ngũ cộng sự của ông tại cơ sở y tế này. Cách đây không lâu, giáo sư Didier Raoult đã tiến hành điều trị cho các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 tại IHU.

Theo thử nghiệm, trong vòng 6 ngày, 24 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 sẽ dùng thuốc chứa Chloroquine với liều lượng 600 mg một ngày và cho kết quả ban đầu rất tích cực. Sau 6 ngày, đối với các bệnh nhân không sử dụng thuốc chứa Hydroxychloroquine, tải lượng virus SARS-CoV-2 trong máu chỉ giảm xuống còn 90%.

Trong khi đó, đối với các bệnh nhân dùng thuốc chứa Hydroxychloroquine, tải lượng vi rút đã giảm xuống chỉ còn 25%. Giáo sư Didier Raoult cũng kết hợp thuốc chứa Hydroxychloroquine với hoạt chất Azythromicyne để tránh bội nhiễm cho bệnh nhân.

Sau thử nghiệm bước đầu và trong tình trạng y tế khẩn cấp, ông Raoult đã nhanh chóng đề xuất phương pháp này với Bộ Y tế, đồng thời mở rộng việc điều trị tại IHU. Từ đó, mỗi ngày có hàng trăm bệnh nhân xếp hàng dài trước cơ sở y tế này để được xét nghiệm virus SARS-CoV-2và được điều trị bằng phương pháp của ông Raoult.

Việc giáo sư Didier Raoult kết luận hiệu quả của Hydroxychloroquine trong điều trị SARS-CoV-2 chỉ dựa trên kết quả thử nghiệm trên 24 bệnh nhân, đã vấp  phải sự phản ứng mạnh mẽ của nhiều nhà khoa học, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Pháp. Trong khi nhiều nhà khoa học và chuyên gia khác cũng kêu gọi hết sức thận trọng với phương pháp này, đồng thời cần chờ đợi các dữ liệu thuyết phục từ các cuộc thử nghiệm trên diện rộng, đang được các bệnh viện và chuyên gia y tế độc lập khác đánh giá.

Tuy nhiên, vị giáo sư này luôn khẳng định, trước tình trạng số ca nhiễm và tử vong đang tăng nhanh, trong khi chưa có phươrng pháp điều trị hiệu quả, thì dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu hàng chục năm, niềm tin của người thầy thuốc và kết quả nghiên cứu mà ông và các cộng sự đã tiến hành đối với Hydroxychloroquine, đây sẽ là phương pháp hiệu quả và cần được áp dụng.

Trước khi được Chính phủ Pháp chính thức cấp phép, phương pháp điều trị với Hydroxychloroquine đã được một số cơ sở khám chữa bệnh tại miền Nam nước Pháp sử dụng trong điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2, ngoài Viện các bệnh truyền nhiễm Địa Trung Hải, nơi đội ngũ của ông Didier Raoult làm việc, còn có  Bệnh viện đại học (CHU) thành phố Nice.

Giáo sư Didier Raoult là ai?

Didier Raoult sinh năm 1952 tại Dakar (Sénégal) trong một gia đình có bố là bác sĩ quân y, mẹ là y tá. Tuy nhiên, ông không theo truyền thống gia đình ngay từ đầu. Sau khi cùng gia đình sang Pháp tỵ nạn, Didier Raoult theo học ngành văn chương nhưng sau khi tốt nghiệp lại có tới 2 năm làm thủy thủ, lênh đênh trên biển theo các con tàu buôn. Khi trở lại Marseille, cha ông ép con mình phải theo học trường y. Đó là khởi đầu của một nhà khoa học, nhà sinh học, nhà vi trùng học danh tiếng sau này.

Didier Raoult sinh năm 1952 tại Dakar (Sénégal) trong một gia đình có bố là bác sĩ quân y, mẹ là y tá.

Hiện là giám đốc Viện các bệnh truyền nhiễm Địa Trung Hải nhưng danh tiếng của Didier Raoult đã được thế giới biết đến từ lâu như một nhà vi trùng học hàng đầu, với các nghiên cứu quan trọng và được công nhận. Trong số này phải kể đến nghiên cứu phát hiện và làm sống lại một loại vi rút khổng lồ, sau đó được đặt tên là "mimivirus", của ông Didier Raoult và nhà khoa học Jean-Michel Claverie (Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia - CNRS). Trước đó, vào những năm 1980, nghiên cứu tiên phong về loại vi khuẩn có tên Rickettsia cũng giúp Didier Raoult được thừa nhận.

Didier Raoult là người có tính cách đặc biệt của một nhà khoa học tài năng nhưng cũng rất cá tính và thích khẩu chiến. Trong giai đoạn đầu mùa dịch, Tổng thống Pháp đã thiết lập một Hội đồng khoa học, bao gồm các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực dịch tễ, để cố vấn cho Tổng thống và chính phủ trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Didier Raoult là một thành viên của hội đồng này.

Tuy nhiên, do bất đồng với chính phủ mà một số nhà khoa học khác trong hội đồng về các biện pháp được đưa ra liên quan Covid-19, Didier Raoult đã rời hội đồng này kể từ hôm 24/3. Bất đồng lớn nhất là việc Didier Raoult phản đối việc phong tỏa toàn quốc mà chính phủ Pháp áp đặt, trong khi ông này yêu cầu chính phủ Pháp thực hiện theo mô hình của Hàn Quốc, tức là tiến hành xét nghiệm trên diện rộng nhằm xác định các ca nhiễm và nghi nhiễm, tiến tới cách ly. Ngay sau đó là các cuộc khẩu chiến trên truyền thông giữa các nhà khoa học và Didier Raoult xung quanh phương pháp điều trị SARS-CoV-2 mà ông này đề xuất.

Với cá tính mạnh mẽ và kiên định, Didier Raoult cũng quyết định đối đầu với chính phủ trong quan điểm xử lý dịch bệnh, bằng cách thực hiện phương pháp mà ông ủng hộ. Kể từ ngày 24/3 vừa qua, Didier Raoult đã cho tiến hành xét nghiệm SARS-CoV-2 rộng rãi tại Viện các bệnh truyền nhiễm Địa Trung Hải. Trong ít ngày vừa qua, cơ sở y tế này đã xác định được khoảng 1000 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó tất cả các ca có dấu hiệu nặng đã được ông này điều trị với Hydroxychloroquine.

Việc Didier Raoult có đúng trong phương pháp điều trị SARS-CoV-2 với Hydroxychloroquine hay không sẽ có câu trả lời trong ít tuần tới, khi mà các thử nghiệm trên diện rộng của chính phủ Pháp cho kết quả. Tuy nhiên, việc Bộ Y tế nước này cho phép sử dụng Hydroxychloroquine điều trị các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 là một tín hiệu tích cực./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

G20 cam kết “làm mọi thứ” giúp thế giới vượt qua đại dịch Covid-19
G20 cam kết “làm mọi thứ” giúp thế giới vượt qua đại dịch Covid-19

VOV.VN - Lãnh đạo G20 cam kết “bơm” 5.000 tỷ USD giải cứu nền kinh tế toàn cầu và sẵn sàng “làm mọi thứ” để giúp thế giới vượt qua đại dịch Covid-19.

G20 cam kết “làm mọi thứ” giúp thế giới vượt qua đại dịch Covid-19

G20 cam kết “làm mọi thứ” giúp thế giới vượt qua đại dịch Covid-19

VOV.VN - Lãnh đạo G20 cam kết “bơm” 5.000 tỷ USD giải cứu nền kinh tế toàn cầu và sẵn sàng “làm mọi thứ” để giúp thế giới vượt qua đại dịch Covid-19.

Những con số thống kê dịch Covid-19 của các nước chưa nói đúng bản chất?
Những con số thống kê dịch Covid-19 của các nước chưa nói đúng bản chất?

VOV.VN - Theo Giáo sư người Anh Sheila Bird, việc so sánh số liệu giữa các nước để đánh giá tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể dẫn đến những kết luận sai lầm.

Những con số thống kê dịch Covid-19 của các nước chưa nói đúng bản chất?

Những con số thống kê dịch Covid-19 của các nước chưa nói đúng bản chất?

VOV.VN - Theo Giáo sư người Anh Sheila Bird, việc so sánh số liệu giữa các nước để đánh giá tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể dẫn đến những kết luận sai lầm.

Các kịch bản đại dịch Covid-19 ở Mỹ
Các kịch bản đại dịch Covid-19 ở Mỹ

VOV.VN - Cuộc sống ở Mỹ đã hoàn toàn bị đảo lộn bởi đại dịch Covid-19, khi người dân phải ở nhà, nhiều người mất việc và nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa.

Các kịch bản đại dịch Covid-19 ở Mỹ

Các kịch bản đại dịch Covid-19 ở Mỹ

VOV.VN - Cuộc sống ở Mỹ đã hoàn toàn bị đảo lộn bởi đại dịch Covid-19, khi người dân phải ở nhà, nhiều người mất việc và nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa.

Những tranh cãi về thời điểm dịch Covid-19 lên đỉnh điểm ở Mỹ
Những tranh cãi về thời điểm dịch Covid-19 lên đỉnh điểm ở Mỹ

VOV.VN - Đến khi nào dịch Covid-19 mới lên đỉnh điểm và tác động của điều này đối với nền kinh tế đang là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi ở Mỹ.

Những tranh cãi về thời điểm dịch Covid-19 lên đỉnh điểm ở Mỹ

Những tranh cãi về thời điểm dịch Covid-19 lên đỉnh điểm ở Mỹ

VOV.VN - Đến khi nào dịch Covid-19 mới lên đỉnh điểm và tác động của điều này đối với nền kinh tế đang là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi ở Mỹ.

Những hệ lụy chết người từ thông tin chữa Covid-19 bằng chloroquine
Những hệ lụy chết người từ thông tin chữa Covid-19 bằng chloroquine

VOV.VN - Việc mù quáng nghe theo thông tin đồn đại chữa Covid-19 bằng chloroquine đã để lại những hệ lụy nghiêm trọng và thậm chí đã gây chết người.

Những hệ lụy chết người từ thông tin chữa Covid-19 bằng chloroquine

Những hệ lụy chết người từ thông tin chữa Covid-19 bằng chloroquine

VOV.VN - Việc mù quáng nghe theo thông tin đồn đại chữa Covid-19 bằng chloroquine đã để lại những hệ lụy nghiêm trọng và thậm chí đã gây chết người.

Sai lầm khiến Tây Ban Nha trả giá đắt trong cuộc chiến chống Covid-19
Sai lầm khiến Tây Ban Nha trả giá đắt trong cuộc chiến chống Covid-19

VOV.VN - Tây Ban Nha hiện là ổ dịch lớn thứ 4 thế giới, lớn thứ 2 ở châu Âu và số người chết vì Covid-19 ở nước này cũng nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Italy.

Sai lầm khiến Tây Ban Nha trả giá đắt trong cuộc chiến chống Covid-19

Sai lầm khiến Tây Ban Nha trả giá đắt trong cuộc chiến chống Covid-19

VOV.VN - Tây Ban Nha hiện là ổ dịch lớn thứ 4 thế giới, lớn thứ 2 ở châu Âu và số người chết vì Covid-19 ở nước này cũng nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Italy.