Tàu chiến Mỹ và Nhật Bản tập trận chung ở Biển Đông

VOV.VN - Cuộc tập trận chung giữa tàu chiến Mỹ và Nhật Bản diễn ra vài ngày sau khi Trung Quốc và Nga kết thúc cuộc diễn tập được xem như nỗ lực đối phó sức ép từ Mỹ và các đồng minh.

Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tiến hành tập trận chung với tàu khu trục sân bay Nhật Bản ở Biển Đông, vài ngày sau cuộc tập trận chung giữa Trung Quốc và Nga.

Tàu sân bay USS Carl Vinson và nhóm tác chiến hiện đang ở Biển Đông cùng tàu JS Kaga của Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản. Tàu chiến 2 nước tiến hành các chuyến bay, huấn luyện chiến thuật phối hợp giữa các đơn vị mặt nước và trên không, cũng như diễn tập tấn công hàng hải, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ cho biết.

Cuộc tập trận diễn ra sau khi Trung Quốc và Nga tiến hành tuần tra chung, diễn tập chống tàu ngầm và lần đầu tiên cùng đi qua eo biển Tsugaru - động thái được xem là nhằm chống lại sức ép từ Mỹ và các đồng minh.

Chuẩn Đô đốc Daniel Martin, chỉ huy nhóm tác chiến tàu USS Carl Vinson cho biết, các chiến dịch chung là thành phần chủ chốt trong năng lực sẵn sàng chiến đấu tổng thể trên biển của Mỹ và Nhật Bản.

“Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một khu vực năng động và bằng việc tiếp tục tiến hành các chiến dịch theo thường lệ cùng các đồng minh và đối tác trên các vùng biển và không phận quốc tế, chúng tôi thể hiện cam kết trong việc duy trì luật pháp quốc tế trên biển và trên không, đồng thời đảm bảo tất cả các nước có thể làm điều tương tự mà không phải lo ngại hay bị thách thức”, ông nhấn mạnh.

Theo ông Cheung Mong, giáo sư tại trường nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Wasede ở NHật Bản, Hải quân Mỹ nhấn mạnh mối quan hệ liên minh với Nhật Bản để đáp lại hoạt động gần đây của Trung Quốc và Nga.

Trong cuộc tập trận tuần trước, tàu chiến Nga và Trung Quốc đi qua eo biển Tsugaru – nằm giữa đảo Honshu và Hokkaido của Nhật Bản hôm 18/10. Sau đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết 10 tàu hải quân, 6 trực thăng của hai nước đã bắt đầu các cuộc tuần tra chung ở biển Nhật Bản, Tây Thái Bình Dương và biển Hoa Đông trong 1 tuần bắt đầu từ 17/10./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản lo ngại tàu Trung Quốc và Nga đi qua eo biển nước này
Nhật Bản lo ngại tàu Trung Quốc và Nga đi qua eo biển nước này

VOV.VN - Trước việc tàu hải quân của Trung Quốc và Nga đã cùng đi qua eo biển Osumi ngoài khơi tỉnh Kagoshima ở miền Tây Nam của Nhật Bản, ngày 26/10, Bộ trưởng Phòng vệ Nhật Bản Nobuo Kishi cho rằng đây là hành vi có ý đồ hoạt động thị uy đối với Nhật Bản.

Nhật Bản lo ngại tàu Trung Quốc và Nga đi qua eo biển nước này

Nhật Bản lo ngại tàu Trung Quốc và Nga đi qua eo biển nước này

VOV.VN - Trước việc tàu hải quân của Trung Quốc và Nga đã cùng đi qua eo biển Osumi ngoài khơi tỉnh Kagoshima ở miền Tây Nam của Nhật Bản, ngày 26/10, Bộ trưởng Phòng vệ Nhật Bản Nobuo Kishi cho rằng đây là hành vi có ý đồ hoạt động thị uy đối với Nhật Bản.

Tàu chiến của Nga và Trung Quốc lần đầu tiên tuần tra chung ở Thái Bình Dương
Tàu chiến của Nga và Trung Quốc lần đầu tiên tuần tra chung ở Thái Bình Dương

VOV.VN - Lần đầu tiên các tàu chiến của Nga và Trung Quốc tổ chức đợt tuần tra chung ở Thái Bình Dương.

Tàu chiến của Nga và Trung Quốc lần đầu tiên tuần tra chung ở Thái Bình Dương

Tàu chiến của Nga và Trung Quốc lần đầu tiên tuần tra chung ở Thái Bình Dương

VOV.VN - Lần đầu tiên các tàu chiến của Nga và Trung Quốc tổ chức đợt tuần tra chung ở Thái Bình Dương.

Toan tính của Nga-Trung Quốc khi cùng lúc điều tàu chiến qua eo biển gần Nhật Bản
Toan tính của Nga-Trung Quốc khi cùng lúc điều tàu chiến qua eo biển gần Nhật Bản

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng, việc 10 tàu chiến của Nga và Trung Quốc cùng đi qua eo biển hẹp ở phía Bắc Nhật Bản không vi phạm lãnh hải của nước này nhưng đã tận dụng một lỗ hổng khiến Tokyo phải gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Toan tính của Nga-Trung Quốc khi cùng lúc điều tàu chiến qua eo biển gần Nhật Bản

Toan tính của Nga-Trung Quốc khi cùng lúc điều tàu chiến qua eo biển gần Nhật Bản

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng, việc 10 tàu chiến của Nga và Trung Quốc cùng đi qua eo biển hẹp ở phía Bắc Nhật Bản không vi phạm lãnh hải của nước này nhưng đã tận dụng một lỗ hổng khiến Tokyo phải gióng lên hồi chuông cảnh báo.