Thế giới 24h: Hàng nghìn người bị bắt sau đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ
VOV.VN - Dù đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ đã bị dập tắt song nó cũng đủ để gây cú sốc lớn cho quốc gia từng được xem là nền dân chủ Hồi giáo điển hình.
1. Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin cho biết, giới chức nước này vừa sa thải khoảng 8.000 nhân viên cảnh sát trên khắp cả nước, bao gồm cả ở thành phố Istanbul và thủ đô Ankara do bị cáo buộc có liên quan tới âm mưu đảo chính bất thành đêm 15/7 vừa qua.
Một binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ bị bắt vì tình nghi liên quan đến đảo chính. (Ảnh: AFP)
Cùng ngày, ủy viên phụ trách vấn đề mở rộng EU Johannes Hahn cho biết chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ gần 3.000 người tình nghi âm mưu đảo chính quân sự, đồng thời ra lệnh bắt giữ gần 3.000 thẩm phán và công tố viên.
Hiện các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục truy lùng và bắt giữ các binh sỹ tham gia cuộc đảo chính vừa qua. Một số quan chức cấp cao trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được cho có liên quan đến cuộc đảo chính đã bỏ trốn ra nước ngoài.
Trong khi đó, đã xuất hiện thông tin cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có thể nối lại án tử hình sau vụ đảo chính quân sự vừa qua.
Thổ Nhĩ Kỳ đã bãi bỏ án tử hình hồi năm 2004 nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn xin gia nhập EU và nước này không xử tử ai kể từ năm 1984. Tuy nhiên, sau vụ đảo chính quân sự vừa qua, Tổng thống Erdogan tuyên bố nước này có thể sẽ lại áp dụng hình phạt tử hình. Thổ Nhĩ Kỳ bắt cố vấn quân sự Tổng thống Erdogan
Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực lập lại trật tự sau đảo chính
2. Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ hôm 18/7 dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết, giới chức nước này đã thực hiện các biện pháp khẩn cấp ở thành phố Istanbul, bao gồm việc triển khai thêm 1.800 lính thuộc lực lượng cảnh sát ở thành phố trên và lệnh cho bắn hạ bất cứ chiếc trực thăng nào trên bầu trời mà không cần cảnh báo trước.
Máy bay trực thăng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: hurriyetdailynews) |
Theo đó, lực lượng đặc nhiệm được triển khai ở các vị trí trọng yếu trong thành phố trong khi các loại vũ khí hạng nặng đang trên đường tới thành phố.
Các biện pháp khẩn cấp đang được thực thi nhằm đối phó với ít nhất 3 chiếc trực thăng bay qua Istanbul sau khi bị đánh cắp từ chính phủ của Tổng thống Erdogan.
Tin tức trước đó cho hay ít nhất 42 máy bay trực thăng đã mất tích sau cuộc đảo chính đêm 15/7. Sự kiện này khiến nhiều người cho rằng còn có một âm mưu đảo chính thứ 2 sắp xảy ra nhằm lật đổ chính quyền Erdogan. Thổ Nhĩ Kỳ triển khai 2.000 cảnh sát để bắn hạ trực thăng đảo chính
3. Trung Quốc ngày 18/7 ngang nhiên tuyên bố cấm các tàu bè qua lại một phần khu vực Biển Đông để các tàu chiến nước này tập trận quân sự.
Tàu Hải quân Trung Quốc. (Ảnh: Reuters) |
AP dẫn lời giới chức đảo Hải Nam cho biết, khu vực phía Đông Nam của đảo này sẽ bị cấm ra vào từ ngày 18-21/7 để phục vụ cuộc tập trận nói trên. Tuy nhiên, họ không tiết lộ chi tiết về cuộc tập trận này.
Tuyên bố trên được phía Trung Quốc đưa ra chưa đầy một tuần sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) công bố phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông trong đó bác bỏ tính pháp lý và quyền lịch sử của yêu sách “đường 9 đoạn” nuốt trọn Biển Đông của Trung Quốc.
Cuộc tập trận mà phía Trung Quốc tiến hành diễn ra trong bối cảnh Đô đốc Hải quân Mỹ John Richardson đang có chuyến thăm 3 ngày tới Trung Quốc để thảo luận về tình hình tranh chấp Biển Đông cũng như cách thức tăng cường hợp tác giữa quân đội hai nước. Trung Quốc ngang nhiên cấm tàu bè qua lại ở Biển Đông để tập trận
4. Ngày 17/7, cảnh sát Pháp bắt giữ một phụ nữ và một đàn ông tình nghi liên quan đến vụ tấn công khủng bố bằng xe tải tại Nice vào tối 14/7 vừa qua.
Chiếc xe tải được thủ phạm sử dụng để thực hiện vụ tấn công ở Nice ngày 14/7. (Ảnh: AP) |
Danh tính 2 nghi can bị bắt không được cảnh sát tiết lộ, nhưng theo một số nguồn tin, đó là 1 người đàn ông và 1 phụ nữ sống tại thành phố Nice, nơi xảy ra vụ tấn công khiến ít nhất 84 người chết.
Cho đến nay, giới chức Pháp đã bắt giữ tổng cộng 7 nghi phạm liên quan đến vụ tấn công đẫm máu nói trên, bao gồm cả 2 người vừa bị bắt.
Trong một tuyên bố được đưa ra cùng ngày, cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho rằng, chính phủ Pháp chưa đưa ra đủ các biện pháp để ngăn chặn bạo lực sau vụ tấn công nhằm vào tạp chí Charlie Hebdo và loạt vụ tấn công khủng bố ở Paris vào tháng 11 năm ngoái.
Theo ông Sarkozy, cần phải giám sát chặt chẽ những người trong danh sách giám sát an ninh và trục xuất những phần tử nước ngoài có mối liên hệ với khủng bố. Lãnh đạo an ninh Pháp cảnh báo nguy cơ nội chiến sau vụ Nice
Thủ phạm tấn công ở Nice bị nhiễm tư tưởng cực đoan nhanh chóng
5. Kyodo ngày 17/7 dẫn các nguồn tin chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản cho rằng, nhiều khả năng Triều Tiên sẽ sớm tiến hành vụ thử hạt nhân thứ năm ngay trong tháng 7 này.
Ảnh chụp từ vệ tinh bãi thử hạt nhân Punggye-ri (Ảnh: Yonhap) |
Nguồn tin cho hay, các hoạt động quan sát được trong tuần qua tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên được đánh giá là “đang diễn ra sôi động nhất” trong những tháng gần đây. Trong khi đó, chính phủ Hàn Quốc cũng nhận định rằng, Triều Tiên đã sẵn sàng cho một vụ thử hạt nhân bất cứ lúc nào.
Kể từ vụ thử hạt nhân thứ 4 hồi tháng 1/2016, Triều Tiên bị nghi ngờ đang chuẩn bị tiến hành một vụ thử hạt nhân tiếp theo, nhưng những tin đồn về vụ thử hạt nhân thứ 5 gia tăng đáng kể từ sau quyết định của liên minh Mỹ- Hàn mới đây về việc triển khai lá chắn tên lửa THAAD tại Hàn Quốc./. Triều Tiên có thể sớm tiến hành vụ thử hạt nhân thứ năm