Thế giới 24h: Nga sẽ đáp trả nếu bị khiêu khích trong vấn đề Syria
VOV.VN - Tổng thống Putin ngày 27/10 cảnh báo, Nga đã rất kiềm chế trong vấn đề Syria nhưng có thể sẽ mất kiên nhẫn và đáp trả một số hành động nhằm vào Nga.
1. Trả lời phỏng vấn báo giới, Tổng thống Putin cho biết: “Hôm nay là ngày thứ 9 mà không quân Nga và Syria ngừng hoạt động tại Aleppo. Chúng tôi ban đầu chỉ đáp ứng yêu cầu là 7 ngày.
Tổng thống Nga Putin. Ảnh: AP
Nếu có một thỏa thuận thì nó phải được giám sát, hoặc trong bất cứ trường hợp nào cũng không được đổ lỗi hoặc cáo buộc cho chúng tôi gây ra các vụ thương vong. Chúng tôi đã kiềm chế và sẽ không đáp ứng các yêu cầu của đối phương nếu họ có những hành động đi quá giới hạn”.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi các nhân viên cứu hộ và một nhóm giám sát cho biết các vụ không kích do máy bay chiến đấu của Syria hoặc Nga tiến hành hôm 26/10 vừa qua đã làm ít nhất 26 người chết trong một ngôi làng ở tỉnh Idlib hiện bị phe nổi dậy kiểm soát.
Mỹ tố Nga, Syria không kích vào trường học khiến 26 người thiệt mạng
VOV.VN - Bộ Ngoại giao Nga lập tức bác bỏ cáo buộc và khẳng định Moscow không liên quan đến vụ tấn công vào trường học ở tỉnh Idlib, Syria.
Mỹ tố Nga, Syria không kích vào trường học khiến 26 người thiệt mạng
2. NBC News ngày 27/10 dẫn lời một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ cảnh báo rằng, các tay súng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Mosul, Iraq nhiều khả năng sẽ có các hành động cực đoan và tàn bạo hơn khi chúng phải đối mặt với sức ép ngày càng gia tăng ở thành phố này.
Một binh sĩ Iraq chỉ tay về hướng thành phố Mosul. Ảnh: Reuters |
Vị quan chức giấu tên nói: “Thật không may, IS có thể gia tăng đàn áp những người dân sống trong khu vực do chúng kiểm soát. Hoặc là chúng chạy trốn hoặc ép dân thường phải chiến đấu cho chúng”.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với NBC News, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ, Tướng Joseph Votel cảnh báo rằng, việc kết thúc sự chiếm đóng của IS ở Mosul sẽ không đồng nghĩa với việc IS bị quét sạch khỏi lãnh thổ Iraq.
“Dù nhiệm vụ giải phóng Mosul là cần thiết trong cuộc chiến chống IS nhưng nó không có nghĩa là chúng ta sẽ đặt dấu chấm hết đối với IS ở Iraq”, Tướng Votel nói.
Được giải phóng, dân làng Iraq vẫn bị ám ảnh về khủng bố IS
VOV.VN - Dù các chiến binh khủng bố IS đã bị tiêu diệt hoặc rút lui khỏi ngôi làng Iraq Fadiliya, dân làng vẫn bị ám ảnh về những tháng ngày đau khổ trước đó.
Được giải phóng, dân làng Iraq vẫn bị ám ảnh về khủng bố IS
3. Kết quả cuộc thăm dò do AP phối hợp với cơ quan nghiên cứu GfK tiến hành cho thấy các cử tri tiềm năng có xu hướng ủng hộ bà Clinton hơn là ông Trump với tỉ lệ 51% so với 37%, một khoảng cách nới rộng có thể đóng sập cánh cửa đối với triển vọng chiến thắng của tỉ phú Trump. Kết quả này còn cho thấy cựu Ngoại trưởng Mỹ đứng trước cơ hội chiến thắng cao.
Ông Trump đang thất thế so với bà Clinton trong các cuộc thăm dò ý kiến. Ảnh: AP |
Theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến này, phu nhân của cựu Tổng thống Bill Clinton nhận được sự ủng hộ mãnh mẽ từ đảng phái của mình với khoảng 90% các cử tri thuộc Đảng Dân chủ sẽ lựa chọn bà Clinton. Trong khi đó, ông Trump chỉ giành được 79% sự ủng hộ từ các cử tri Đảng Cộng hoà. Ngoài ra, 74% cử tri tiềm năng cho rằng bà Clinton sẽ thắng cử.
Mặc dù vậy, ông Trump gần đây đã buộc tội John Podesta, người đứng đầu chiến dịch tranh cử của bà Clinton đã cấu kết, thông đồng với những người được thăm dò ý kiến để tô vẽ một bức tranh về bản đồ bầu cơ nhằm có lợi cho bà Clinton.
Ông Trump nói: "Wikileaks... cho thấy ông John Podesta đã dựng lên các cuộc thăm dò ý kiến bằng cách tăng tần suất thăm dò ý kiến của các cử tri Đảng Dân chủ, một thủ thuật nhằm trấn áp cử tri. Và điều đó luôn xảy ra đối với tôi. Khi cuộc thăm dò ý kiến được tiến hành một cách đúng quy trình và lấy ý kiến đều của hai Đảng, tôi luôn dẫn đầu”.
Nhiều thành viên Đảng Cộng hòa tin bà Clinton sẽ thắng ông Trump
4. Hội đồng châu Âu vừa thông báo sẽ chính thức phê duyệt Hiệp định Kinh tế và Thương mại toàn diện Canada-EU (CETA) vào ngày 29/10.
Thông báo trên được đưa ra ngay sau khi các nhà chính trị Bỉ cuối cùng đã nhất trí thông qua Hiệp định kinh tế đa phương đang bị đình trệ này.
Ảnh minh họa: Reuters |
Trước đó ngày 27/10, Thủ tướng Bỉ Charles Michel tuyên bố đã đạt được thỏa thuận sau vòng đàm phán mới nhất với cộng đồng nói tiếng Pháp ở Bỉ Wallonia giúp phá vỡ thế bế tắc liên quan Hiệp định Kinh tế và Thương mại Toàn diện CETA mà chính phủ 27 trong EU ủng hộ song chỉ một vùng nói tiếng Pháp với khoảng 3 triệu dân ở miền Nam ở Bỉ phản đối.
Thủ tướng Charles Michel cho biết, những người đứng đầu các vùng và cộng đồng ngôn ngữ đã đưa ra văn bản chung nhằm xoa dịu những lo ngại về các mặt hàng nông nghiệp nhập khẩu và hệ thống giải quyết tranh chấp gây nhiều tranh cãi.
Theo luật liên bang Bỉ, Chính phủ Bỉ không thể ký thỏa thuận nếu không được tất cả 6 nghị viện khu vực chấp nhận. Từ đó, nếu một trong 27 nước thành viên trong EU không chấp nhận thì EU cũng sẽ không thể thông qua sự kết nối thương mại với Canada, nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới CETA nếu được chấp nhận sẽ loại bỏ phần lớn các mức thuế hiện nay giữa Liên minh châu Âu (thị trường gồm 500 triệu dân) và Canada, giúp tạo thêm nhiều việc làm và tăng trưởng kinh tế.
Bỉ đạt được thỏa thuận phá vỡ bế tắc Hiệp định Thương mại EU-Canada
VOV.VN - Các chính trị gia Bỉ đã đạt được thỏa thuận phá vỡ sự bế tắc liên quan đến Hiệp định Thương mại và Kinh tế Toàn diện (CETA) giữa EU và Canada.
Bỉ đạt được thỏa thuận phá vỡ bế tắc Hiệp định Thương mại EU-Canada
5. Thị trưởng Samsudin Dimaukom cùng 9 người đi cùng ông đã bị bắn chết trong một cuộc đụng độ với cảnh sát ở thành phố Makilala sáng 28/10.
Chiếc xe mà ông Dimaukom sử dụng khi bị bắn chết. Ảnh: Reuters |
Theo CBC News, ông Dimaukom là quan chức từng bị Tổng thống Philippines Duterte liệt vào danh sách những chính trị gia bị tình nghi buôn bán ma túy bất hợp pháp.
Trước đó, hồi tháng 8, ông Duterte đã chỉ đích danh hơn 150 quan chức được cho là có liên quan đến các hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp. Ông Duterte cũng yêu cầu các quan chức này chấp nhận đầu hàng nếu không sẽ bị truy lùng đến cùng.
Sau khi có yêu cầu từ ông Duterte, ông Dimaukom đã chấp nhận nộp mình cho cảnh sát nhưng bác bỏ cáo buộc của ông Duterte rằng ông có dính líu đến hoạt động buôn bán ma túy bất hợp pháp.
Chính ông Dimaukom cũng tuyên bố trước truyền thông rằng ông đang chiến đấu chống lại tệ nạn buôn bán ma túy bất hợp pháp và ủng hộ chiến dịch trấn áp tội phạm của ông Duterte./.