Thế giới 24h: Trung Quốc trông đợi gì ở chuyến đi Mỹ của ông Tập?

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay rời thủ đô Bắc Kinh bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên đến Mỹ.

1.Chặng dừng chân đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là thành phố Seattle, bờ Tây nước Mỹ, vốn được xem là trung tâm công nghệ của nước này. Tại đây ông Tập Cận Bình sẽ gặp gỡ cộng đồng doanh nhân, tham dự một diễn đàn kinh doanh với sự có mặt của giám đám điều hành một loạt tập đoàn lớn của Mỹ như General Motors hay Apple do Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson chủ trì.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (ảnh: Tân Hoa xã)

Ngày 25/9, tại thủ đô Washington, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có  cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama trước khi tham dự các hội nghị cấp cao kỷ niệm 70 năm thành lập LHQ ở thành phố New York và có bài phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.

Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ kể từ cuối năm ngoái, trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều biến động cả về kinh tế và chính trị.

Trước thềm chuyến thăm, giới chức hai nước cho rằng, cuộc hội đàm cấp cao Mỹ - Trung sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến lợi ích chung cũng như những bất đồng giữa hai nước. Hai trong số các nội dung chính được giới quan sát dự đoán là kinh tế và an ninh mạng.

2. Trước những lo ngại của Mỹ, Israel về việc Nga tăng cường hiện diện quân sự tại Syria để hỗ trợ tổng thống Bashar al-Assad, chính phủ Nga hôm qua (21/9) tuyên bố, những động thái này không đặt ra bất kì mối đe dọa nào, chỉ nhằm hỗ trợ chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và thực hiện những hợp đồng hợp tác quốc phòng đã kí với chính phủ Syria.

Syria đổ nát vì nội chiến và cuộc chiến chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo. (ảnh: Reuters)

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoygu tuyên bố, các hoạt động của Nga ở Syria mang tính phòng vệ và tôn trọng các cam kết đối với chính phủ Syria. Nga cũng khẳng định sẽ cùng với Mỹ thăm dò cách tiếp cận chung để giải quyết cuộc nội chiến ở Syria và hợp tác chống IS, tạo tiền lệ cho sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Nga và Mỹ để thúc đẩy lợi ích chung ở Trung Đông. 

Hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng trấn an nhà lãnh đạo Israel rằng, những động thái của Nga tại Syria không đặt ra mối đe dọa nào đối với Israel và bác bỏ nguy cơ gây hấn từ Syria hay Iran.

3.Tân Thủ tướng Australia Turnbull kêu gọi Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông nếu muốn Mỹ giảm sự hiện diện quân sự trong khu vực.

Tân Thủ tướng Australia Turnbull không hài lòng với những động thái gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông. (Ảnh AP)

Theo AFP, phát biểu trong khi tuyên thệ nhậm chức ngày 21/9, ông Turnbull tuyên bố: “Căng thẳng hiện nay đang diễn ra trên các đảo ở Biển Đông được cải tạp và bồi đắp từ các bãi đá và bãi cạn”.

“Trung Quốc cần được tham vấn rằng, để bảo toàn lợi ích của mình, nước này đừng có đẩy vấn đề đi quá xa”, ông Turnbull nói.

 “Chúng ta cần phải được đảm bảo rằng, Trung Quốc có thể trỗi dậy mà không gây ảnh hưởng đến an ninh và sự hài hòa trong khu vực nơi quyết định sống còn đến sự thịnh vượng của nước này”, ông Turnbull nhấn mạnh.

“Việc đẩy sự việc ở Biển Đông đi quá đà sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và đi ngược lại hoàn toàn những gì mà Trung Quốc muốn đạt được”, ông Turnbull cảnh báo.

4. Ngày 21/9, ông Alexis Tsipras tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Hy Lạp sau khi Đảng Syriza giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn.

Thủ tướng Hy Lạp Tsipras ký văn bản sau lễ tuyên thệ nhậm chức. (Ảnh Reuters)

Phát biểu đầu tiên sau khi trở lại cương vị Thủ tướng, ông Tsipras cam kết sẽ làm tất cả những gì có thể để đưa kinh tế Hy Lạp phục hồi trợ lại: “Chúng tôi cam kết sẽ làm tất cả những gì có thể cho đất nước và người dân Hy Lạp thoát khỏi những khó khăn của nền kinh tế hiện nay, để đất nước Hy Lạp sẽ cường thịnh trở lại, trở thành một đối tắc bình đẳng trong Liên minh châu Âu, cũng như mang lại chân giá trị cho người dân Hy Lạp”.

Ông Tsipras cũng đề cập cuộc khủng hoảng di cư hiện nay. Thủ tướng Tsipras cho rằng tất cả các quốc gia châu Âu đều phải có trách nhiệm trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Hy Lạp là quốc gia “cực Đông” của Liên minh châu Âu với đường bờ biển dài khoảng 16.000 km. Trong năm nay, đã có hàng chục nghìn người di cư tìm cách vào Liên minh châu Âu qua đường Hy Lạp. Dự kiến, Liên minh châu Âu sẽ tiến hành hội nghị thượng đỉnh để bàn về cuộc khủng hoảng di cư vào ngày 23/9 tới.

5. Các tay súng tại Philippines đã bắt cóc 2 du khách Canada, một người Na Uy và một người Philippines tại một khu nghỉ dưỡng ở miền Nam nước này.

AFP dẫn lời cảnh sát Philippines ngày 22/9 cho biết, những kẻ bắt cóc đã lái một chiếc mô tô nước đến khu nghỉ dưỡng trên đảo Samal và bắt 4 người này lên một chiếc thuyền vào đêm 21/9.

Người phát ngôn cảnh sát địa phương Antonio Rivera, cho biết: “Chúng rõ ràng là đã nhắm đến những người nước ngoài. Tuy nhiên, hiện chúng tôi chưa có thêm thông tin gì và chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm và đòi tiền chuộc”.

Cảnh sát Philippines cho biết, 2 du khách người Canada là John Ridsdel, 68 tuổi và Robert Hall, 50 tuổi. Người Philippines 40 tuổi tên Tess là người đi cùng một trong 2 du khách nói trên. Trong khi đó, người Na Uy đang làm việc tại khu nghỉ dưỡng là Kjartan Sekkinstad, 56 tuổi.

Cảnh sát cũng nói thêm rằng, một cặp đôi người Nhật Bản cũng suýt bị bắt cóc nhưng đã chống trả quyết liệt. Hiện trực thăng và tàu của lực lượng an ninh Philippines đang lùng sục xung quanh đảo để ngăn những kẻ bắt cóc ra khỏi khu vực này.

6.Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ vừa cho biết, một cơn dư chấn mạnh 6,6 độ richter đã làm rung chuyển khu vực miền trung Chile. Cơn dư chấn này xảy ra các thành phố Illapel, thuộc khu vực Coquimbo 45 km về phía Tây. Hiện chưa có thông tin về thương vong hay thiệt hại sau cơn dư chấn này.

Người dân sơ tán sau trận động đất 8,8 độ richter tuần trước (Ảnh Wochit)

Theo cơ quan chức năng, đây là một trong những cơn dư chấn sau trận động đất mạnh 8,3 độ richter ảnh hưởng tới khu vực Coquimbo miền trung Chile, cách thủ đô Santiago 500 km tuần trước. Các cơn dư chấn và trận sóng thần sau đó đã khiến 13 người thiệt mạng và hơn 1.000 người phải sơ tán.

Chile nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi thường xuyên xảy ra các hoạt động đất và núi lửa phun trào. Tháng 2/2010, một trận động đất 8,8 độ richter xảy ra ở miền trung nước này đã khiến hơn 500 người thiệt mạng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thế giới 7 ngày: Vấn đề Biển Đông phủ bóng đen lên quan hệ Mỹ- Trung
Thế giới 7 ngày: Vấn đề Biển Đông phủ bóng đen lên quan hệ Mỹ- Trung

VOV.VN - Mỹ quan ngại về "tốc độ và phạm vi cải tạo đảo" của Trung Quốc  trên Biển Đông, còn phía Trung Quốc lại chỉ trích ý định của Mỹ "tuần tra gần các đảo nhân tạo"

Thế giới 7 ngày: Vấn đề Biển Đông phủ bóng đen lên quan hệ Mỹ- Trung

Thế giới 7 ngày: Vấn đề Biển Đông phủ bóng đen lên quan hệ Mỹ- Trung

VOV.VN - Mỹ quan ngại về "tốc độ và phạm vi cải tạo đảo" của Trung Quốc  trên Biển Đông, còn phía Trung Quốc lại chỉ trích ý định của Mỹ "tuần tra gần các đảo nhân tạo"

Đối thoại Mỹ-Trung: Mỹ quan ngại về tranh chấp biển và an ninh mạng
Đối thoại Mỹ-Trung: Mỹ quan ngại về tranh chấp biển và an ninh mạng

VOV.VN -Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình căng thẳng tại các vùng biển ở Đông Á cũng như các vụ tấn công mạng, tại Đối thoại Mỹ - Trung lần thứ 7.

Đối thoại Mỹ-Trung: Mỹ quan ngại về tranh chấp biển và an ninh mạng

Đối thoại Mỹ-Trung: Mỹ quan ngại về tranh chấp biển và an ninh mạng

VOV.VN -Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình căng thẳng tại các vùng biển ở Đông Á cũng như các vụ tấn công mạng, tại Đối thoại Mỹ - Trung lần thứ 7.

Chuyên gia Mỹ: “Trung Quốc khó có thể thiết lập ADIZ tại Biển Đông”
Chuyên gia Mỹ: “Trung Quốc khó có thể thiết lập ADIZ tại Biển Đông”

VOV.VN- Tất cả các nước đều coi ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố là điều giả tưởng và không ai tuân thủ nó cả.

Chuyên gia Mỹ: “Trung Quốc khó có thể thiết lập ADIZ tại Biển Đông”

Chuyên gia Mỹ: “Trung Quốc khó có thể thiết lập ADIZ tại Biển Đông”

VOV.VN- Tất cả các nước đều coi ADIZ mà Trung Quốc tuyên bố là điều giả tưởng và không ai tuân thủ nó cả.

Dư luận e ngại nguy cơ chiến tranh Mỹ-Trung Quốc trên Biển Đông
Dư luận e ngại nguy cơ chiến tranh Mỹ-Trung Quốc trên Biển Đông

VOV.VN - Trung Quốc vừa có điều chỉnh lớn trong chính sách quốc phòng mình, kéo theo nỗi e ngại của dư luận thế giới về nguy cơ đụng độ vũ trang.

Dư luận e ngại nguy cơ chiến tranh Mỹ-Trung Quốc trên Biển Đông

Dư luận e ngại nguy cơ chiến tranh Mỹ-Trung Quốc trên Biển Đông

VOV.VN - Trung Quốc vừa có điều chỉnh lớn trong chính sách quốc phòng mình, kéo theo nỗi e ngại của dư luận thế giới về nguy cơ đụng độ vũ trang.

Biển Đông, thương mại, an ninh mạng “nóng” trong Đối thoại Mỹ- Trung?
Biển Đông, thương mại, an ninh mạng “nóng” trong Đối thoại Mỹ- Trung?

VOV.VN- Mỹ đã cam kết sẽ không “lờ đi” các bất đồng với Trung Quốc trong cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ- Trung diễn ra trong 2 ngày 23-24/6 tới.

Biển Đông, thương mại, an ninh mạng “nóng” trong Đối thoại Mỹ- Trung?

Biển Đông, thương mại, an ninh mạng “nóng” trong Đối thoại Mỹ- Trung?

VOV.VN- Mỹ đã cam kết sẽ không “lờ đi” các bất đồng với Trung Quốc trong cuộc Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ- Trung diễn ra trong 2 ngày 23-24/6 tới.

Mỹ-Trung giải quyết bất đồng trước chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình
Mỹ-Trung giải quyết bất đồng trước chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình

VOV.VN - Hợp tác giải quyết bất động về an ninh mạng được xem là nỗ lực của Mỹ và Trung Quốc trước thềm chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình. 

Mỹ-Trung giải quyết bất đồng trước chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình

Mỹ-Trung giải quyết bất đồng trước chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình

VOV.VN - Hợp tác giải quyết bất động về an ninh mạng được xem là nỗ lực của Mỹ và Trung Quốc trước thềm chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình.