Thỏa thuận hạt nhân Iran chưa thôi sóng gió

VOV.VN - Mặc dù được xem là thỏa thuận hạt nhân lịch sử song thỏa thuận hạt nhân Iran cũng vấp phải nhiều ý kiến phản đối.

Trong khi Chính phủ Mỹ đến nay vẫn phải hối thúc Quốc hội Mỹ sớm thông qua thỏa thuận thì các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu và cả Iran cũng đang phải bôn ba với các chuyến thăm ngoại giao con thoi tới một số nước vùng Vịnh nhằm trấn an dư luận. 

Phát biểu tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 28/7, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry một lần nữa cho biết, ông mong muốn Quốc hội Mỹ nhanh chóng thông qua thỏa thuận hạt nhân đạt được giữa Iran và nhóm P5+1, gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức hôm 14/7 vừa qua, đồng thời cảnh báo nếu thỏa thuận này bị bác bỏ sẽ càng khiến Iran nhanh chóng quay trở lại phát triển vũ khí hạt nhân. 

Đại diện Iran và nhóm P5+1 đàm phán tại thành phố Lausanne, Thụy Sĩ. (Ảnh: Press TV)

“Nếu thỏa thuận bị bác bỏ sẽ chỉ càng cho Iran cơ hội để tự do tăng gấp đôi tốc độ làm giàu uranium, xây dựng lò phản ứng nước nặng, lắp đặt nhiều máy li tâm mới và hiệu quả hơn. Mọi thứ mà chúng tôi làm đến nay chỉ là để ngăn ngừa những vấn đề đó xảy ra. Nếu chúng ta tiếp tục một mình một phách, chúng ta sẽ bị cô lập, các nước đối tác sẽ không đi chung đường với chúng ta”, Ngoại trưởng John Kerry nói.

Cảnh báo trên được Ngoại trưởng Kerry đưa ra sau khi Chủ tịch Hạ viện, Hạ nghị sỹ John Boehner tuyên bố, các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa kiểm soát đa số lưỡng viện Quốc hội Mỹ sẽ làm mọi việc để có thể ngăn chặn thỏa thuận. Đây không phải là lần đầu tiên Ngoại trưởng Mỹ phải hối thúc các nhà lập pháp bật đèn xanh cho thỏa thuận hạt nhân.

Ngay từ sau ngày 14/7 lịch sử, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phải liên tục thúc đẩy các chiến dịch thuyết phục, vận động nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Quốc hội vốn còn đầy hoài nghi đối với thỏa thuận được mô tả là “lịch sử, di sản ngoại giao” mới ký kết gần đây liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran.

Theo Luật Rà soát Thỏa thuận hạt nhân Iran được thông qua hồi tháng 5 vừa qua, Quốc hội Mỹ sẽ có 2 tháng đánh giá văn kiện này để đưa ra quyết định có phê chuẩn hay không trước ngày 17/9 tới.

Bên trong nước Mỹ là vậy, phía ngoài nước Mỹ, giới chức Liên minh châu Âu và Iran cũng đang phải bôn ba triển khai các chuyến thăm con thoi nhằm trấn an dư luận về thỏa thuận hạt nhân. Trong khi Ngoại trưởng Iran Mohammed Javad Zarif cuối tuần qua đã có chuyến thăm 3 nước là Kuwait, Qatar và Iraq thì Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu Federica Mogherini cũng đang phải đẩy nhanh các chuyến thăm các nước khu vực vùng Vịnh là Saudi Arabia và Iran, với mục tiêu thúc đẩy thỏa thuận hạt nhân, qua đó giúp giải quyết các vấn đề khác của khu vực.

Trong một tuyên bố khi đang ở thăm Iran, bà Mogherini nhấn mạnh, thỏa thuận hạt nhân Iran không chỉ góp phần thay đổi mối quan hệ giữa Iran và Liên minh châu Âu mà còn mở ra một chương mới trong khu vực Trung Đông: "Đây là một thỏa thuận liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran song ý nghĩa mà nó mang lại thì lớn hơn nhiều, rộng hơn nhiều. Nó là một thỏa thuận giúp mở ra một chương mới trong quan hệ giữa Iran và Liên minh châu Âu". 

"Thỏa thuận cũng dẫn tới một khuôn khổ mới đầy khác biệt cho khu vực. Và tôi cũng hy vọng, thỏa thuận sẽ mang lại những giá trị mới, giúp tìm ra giải pháp giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng xung quanh chúng ta, như cuộc khủng hoảng tại Syria, cuộc chiến chống khủng bố và những vấn đề khác trong khu vực", bà Mogherini cho biết thêm. 

Theo thỏa thuận lịch sử đạt được hôm 14/7, các biện pháp trừng phạt mà Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Liên Hợp Quốc  áp đặt lên Iran sẽ được dỡ bỏ, đổi lại Iran chấp nhận hạn chế chương trình phát triển hạt nhân mà phương Tây nghi ngờ nhằm mục đích chế tạo vũ khí./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thỏa thuận hạt nhân Iran- khởi đầu của một tiến trình dài hơi
Thỏa thuận hạt nhân Iran- khởi đầu của một tiến trình dài hơi

VOV.VN - Trong khi Mỹ và phương Tây ngày 16/7 tiếp tục các nỗ lực trấn an các nước đồng minh về thỏa thuận thì Iran vẫn chưa hết hoài nghi đối tác đàm phán. 

Thỏa thuận hạt nhân Iran- khởi đầu của một tiến trình dài hơi

Thỏa thuận hạt nhân Iran- khởi đầu của một tiến trình dài hơi

VOV.VN - Trong khi Mỹ và phương Tây ngày 16/7 tiếp tục các nỗ lực trấn an các nước đồng minh về thỏa thuận thì Iran vẫn chưa hết hoài nghi đối tác đàm phán. 

Ngoại trưởng Mỹ xoa dịu những chỉ trích về thỏa thuận hạt nhân Iran
Ngoại trưởng Mỹ xoa dịu những chỉ trích về thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN - Tuyên bố của ông John Kerry nhằm xoa dịu những chỉ trích xung quanh thỏa thuận hạt nhân lịch sử vừa đạt được giữa Iran và nhóm P5+1. 

Ngoại trưởng Mỹ xoa dịu những chỉ trích về thỏa thuận hạt nhân Iran

Ngoại trưởng Mỹ xoa dịu những chỉ trích về thỏa thuận hạt nhân Iran

VOV.VN - Tuyên bố của ông John Kerry nhằm xoa dịu những chỉ trích xung quanh thỏa thuận hạt nhân lịch sử vừa đạt được giữa Iran và nhóm P5+1. 

Mỹ xoa dịu đồng minh Israel sau “cái bắt tay” với Iran
Mỹ xoa dịu đồng minh Israel sau “cái bắt tay” với Iran

VOV.VN - Ngày 16/7, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã lên tiếng trấn an đồng minh Israel và vùng Vịnh liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran.

Mỹ xoa dịu đồng minh Israel sau “cái bắt tay” với Iran

Mỹ xoa dịu đồng minh Israel sau “cái bắt tay” với Iran

VOV.VN - Ngày 16/7, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đã lên tiếng trấn an đồng minh Israel và vùng Vịnh liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran.

Bất chấp thỏa thuận hạt nhân, Iran không thay đổi chính sách với Mỹ
Bất chấp thỏa thuận hạt nhân, Iran không thay đổi chính sách với Mỹ

VOV.VN - Đại giáo chủ Iran khẳng định chính sách của Mỹ ở Trung Đông đi ngược lại chiến lược của Iran, và Iran sẽ tiếp tục ủng hộ đồng minh ở Trung Đông.

Bất chấp thỏa thuận hạt nhân, Iran không thay đổi chính sách với Mỹ

Bất chấp thỏa thuận hạt nhân, Iran không thay đổi chính sách với Mỹ

VOV.VN - Đại giáo chủ Iran khẳng định chính sách của Mỹ ở Trung Đông đi ngược lại chiến lược của Iran, và Iran sẽ tiếp tục ủng hộ đồng minh ở Trung Đông.