Thủ tướng Anh: Vaccine AstraZeneca do Ấn Độ sản xuất nên được chấp nhận tại châu Âu

VOV.VN - Hôm qua (2/7), Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố không có lý do gì để không công nhận vaccine AstraZeneca do Ấn Độ sản xuất trong chương trình hộ chiếu vaccine tại châu Âu.

Tuyên bố được đưa ra trong cuộc họp báo sau cuộc hội đàm giữa ông với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại dinh thự Thủ tướng Anh ở vùng nông thôn Chequers, Buckinghamshire.

Thủ tướng Anh nhấn mạnh: “Về câu hỏi của các bạn liên quan đến vaccine do Viện Serum Ấn Độ sản xuất, tôi không thấy có lý do gì mà vaccine sản xuất theo công nghệ MRHA lại không được công nhận để tham gia vào chương trình hộ chiếu vaccine của EU. Tôi tin tưởng vaccine do Ấn Độ sản xuất không có vấn đề gì”.

Khoảng 5 triệu người ở Anh đã tiêm vaccine do Viện Serum Ấn Độ sản xuất có tên là Covishield, theo công nghệ chuyển giao của hãng AstraZeneca. Vaccine Covishield của Ấn Độ có công thức và đặc tính tương tự như vaccine của AstraZeneca sản xuất ở EU, nhưng chưa được công nhận tại châu Âu.

27 quốc gia thành viên của EU đã xây dựng cơ chế Chứng chỉ Covid-19 kỹ thuật số để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển tự do an toàn. Theo đó, những người đã tiêm các loại vaccine Covid-19 được Cơ quan Dược phẩm châu Âu cấp phép, sẽ được miễn các hạn chế đi lại trong nội bộ EU. Ấn Độ đã đề nghị các nước thành viên EU xem xét riêng việc miễn trừ hạn chế đi lại cho những người đã tiêm 2 loại vaccine do Ấn Độ sản xuất là Covishield và Covaxin

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng khẳng định chương trình tiêm vaccine phòng Covid-19 của Anh được triển khai nhanh sẽ cho phép công dân đi du lịch nước ngoài nhiều hơn trong năm nay, tạo điều kiện cho ngành du lịch phục hồi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liều vaccine AstraZeneca thứ ba có thể tăng cường phản ứng miễn dịch trước Covid-19
Liều vaccine AstraZeneca thứ ba có thể tăng cường phản ứng miễn dịch trước Covid-19

VOV.VN - Các nhà nghiên cứu Anh hôm qua (28/6) công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng trên tình nguyện viên cho thấy tiêm liều thứ ba vaccine phòng Covid-19 do AstraZeneca và Đại học Oxford điều chế có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh.

Liều vaccine AstraZeneca thứ ba có thể tăng cường phản ứng miễn dịch trước Covid-19

Liều vaccine AstraZeneca thứ ba có thể tăng cường phản ứng miễn dịch trước Covid-19

VOV.VN - Các nhà nghiên cứu Anh hôm qua (28/6) công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng trên tình nguyện viên cho thấy tiêm liều thứ ba vaccine phòng Covid-19 do AstraZeneca và Đại học Oxford điều chế có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh.

Kết hợp vaccine AstraZeneca và Pfizer cho hiệu quả miễn dịch cao
Kết hợp vaccine AstraZeneca và Pfizer cho hiệu quả miễn dịch cao

VOV.VN - Nghiên cứu của Đại học Oxford công bố ngày 28/6 cho thấy, việc tiêm mũi vaccine của Pfizer khoảng 4 tuần sau khi tiêm mũi vaccine AstraZeneca sẽ đem lại hiệu quả miễn dịch tốt hơn so với việc chỉ dùng vaccine AstraZeneca cho cả 2 mũi tiêm.

Kết hợp vaccine AstraZeneca và Pfizer cho hiệu quả miễn dịch cao

Kết hợp vaccine AstraZeneca và Pfizer cho hiệu quả miễn dịch cao

VOV.VN - Nghiên cứu của Đại học Oxford công bố ngày 28/6 cho thấy, việc tiêm mũi vaccine của Pfizer khoảng 4 tuần sau khi tiêm mũi vaccine AstraZeneca sẽ đem lại hiệu quả miễn dịch tốt hơn so với việc chỉ dùng vaccine AstraZeneca cho cả 2 mũi tiêm.

Biến thể Delta sẽ chiếm 90% ca mới ở EU - Vaccine của AstraZeneca và Pfizer vẫn hiệu quả
Biến thể Delta sẽ chiếm 90% ca mới ở EU - Vaccine của AstraZeneca và Pfizer vẫn hiệu quả

VOV.VN - Biến thể virus SARS CoV-2, mang tên Delta - lần đầu được phát hiện tại Ấn Độ, có thể chiếm tới 90% số ca mắc Covid-19 mới tại Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tháng 8 tới.

Biến thể Delta sẽ chiếm 90% ca mới ở EU - Vaccine của AstraZeneca và Pfizer vẫn hiệu quả

Biến thể Delta sẽ chiếm 90% ca mới ở EU - Vaccine của AstraZeneca và Pfizer vẫn hiệu quả

VOV.VN - Biến thể virus SARS CoV-2, mang tên Delta - lần đầu được phát hiện tại Ấn Độ, có thể chiếm tới 90% số ca mắc Covid-19 mới tại Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tháng 8 tới.