Thủ tướng Ba Lan thăm các công sự phòng thủ ở biên giới với Nga

VOV.VN - Ngày 30/11, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã tới biên giới của nước này với vùng Kaliningrad của Nga để kiểm tra tiến độ xây dựng các công sự quân sự dọc biên giới phía Đông và gọi đây là "một khoản đầu tư cho hòa bình".

Chuyến thăm của thủ tướng Tusk tới khu vực giáp với Nga diễn ra một tháng trước khi Ba Lan tiếp quản chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu. Các quan chức Ba Lan cho biết ưu tiên của nước này là thúc đẩy châu Âu tăng cường khả năng phòng thủ trong bối cảnh cuộc xung đột vẫn diễn biến căng thẳng cũng như các thay đổi sắp diễn ra ở Mỹ.

Một số nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại rằng chính quyền sắp tới của ông Donald Trump có thể giảm thiểu cam kết về quốc phòng với châu Âu.

Tuần này, Thủ tướng Tusk vừa đề xuất Ba Lan, các nước Bắc Âu và Baltic tiến hành tuần tra chung trên Biển Baltic. Chính phủ và quân đội Ba Lan đã bắt đầu xây dựng hệ thống có tên gọi là East Shield trong năm nay.

Hệ thống này bao gồm khoảng 800 km (500 dặm) dọc theo biên giới Ba Lan với Nga và Belarus, vào thời điểm các quan chức EU cáo buộc Nga tiến hành các cuộc tấn công hỗn hợp chống lại phương Tây.

Thủ tướng Ba Lan cũng chia sẻ, nước này đã trở thành tiếng nói hàng đầu của châu Âu về an ninh vào thời điểm Pháp và Đức đang bị suy yếu do các vấn đề chính trị nội bộ. Ba Lan đã đặt mục tiêu chi 4,7% GDP cho quốc phòng vào năm tới, trở thành một trong những nước dẫn đầu NATO về chi tiêu quốc phòng.

Chính phủ của ông Tusk ước tính rằng dự án quân sự chiến lược này sẽ tốn ít nhất 2,5 tỷ USD. Đường biên giới của Ba Lan với Nga, Belarus cũng như Ukraine là đường biên giới bên ngoài cực Đông của cả Liên minh châu Âu và NATO. Truyền thông Ba Lan cũng đưa tin nước này có kế hoạch cho việc xây dựng các hệ thống trinh sát và phát hiện mối đe dọa, củng cố các căn cứ tiền phương, trung tâm hậu cần, nhà kho và triển khai các hệ thống chống máy bay không người lái.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ba Lan và Thụy Điển ký Thỏa thuận đối tác chiến lược mới
Ba Lan và Thụy Điển ký Thỏa thuận đối tác chiến lược mới

VOV.VN - Ba Lan và Thụy Điển mới đây đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược mới nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng, phát triển kinh tế và hỗ trợ cho Ukraine. Hai bên cũng cam kết tăng cường an ninh xung quanh Biển Baltic và sườn phía Đông của NATO trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực ngày càng diễn biến phức tạp.

Ba Lan và Thụy Điển ký Thỏa thuận đối tác chiến lược mới

Ba Lan và Thụy Điển ký Thỏa thuận đối tác chiến lược mới

VOV.VN - Ba Lan và Thụy Điển mới đây đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược mới nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng, phát triển kinh tế và hỗ trợ cho Ukraine. Hai bên cũng cam kết tăng cường an ninh xung quanh Biển Baltic và sườn phía Đông của NATO trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực ngày càng diễn biến phức tạp.

Ba Lan và các nước Bắc Âu-Baltic cam kết tăng cường hỗ trợ cho Ukraine
Ba Lan và các nước Bắc Âu-Baltic cam kết tăng cường hỗ trợ cho Ukraine

VOV.VN - Ngày 27/11, Ba Lan và các nước Bắc Âu- Baltic đã ra Tuyên bố chung, trong đó cam kết sẽ tăng cường hỗ trợ Ukraine, bao gồm cả ngành công nghiệp quốc phòng và đầu tư sản xuất đạn dược.

Ba Lan và các nước Bắc Âu-Baltic cam kết tăng cường hỗ trợ cho Ukraine

Ba Lan và các nước Bắc Âu-Baltic cam kết tăng cường hỗ trợ cho Ukraine

VOV.VN - Ngày 27/11, Ba Lan và các nước Bắc Âu- Baltic đã ra Tuyên bố chung, trong đó cam kết sẽ tăng cường hỗ trợ Ukraine, bao gồm cả ngành công nghiệp quốc phòng và đầu tư sản xuất đạn dược.

Ba Lan phát triển chiến lược AI để thúc đẩy kinh tế và quốc phòng
Ba Lan phát triển chiến lược AI để thúc đẩy kinh tế và quốc phòng

VOV.VN - Ba Lan đã công bố kế hoạch đầu tư 240 triệu USD vào việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế và củng cố an ninh quốc gia trong bối cảnh các mối đe dọa lai ghép ngày càng gia tăng từ Nga.

Ba Lan phát triển chiến lược AI để thúc đẩy kinh tế và quốc phòng

Ba Lan phát triển chiến lược AI để thúc đẩy kinh tế và quốc phòng

VOV.VN - Ba Lan đã công bố kế hoạch đầu tư 240 triệu USD vào việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao khả năng cạnh tranh kinh tế và củng cố an ninh quốc gia trong bối cảnh các mối đe dọa lai ghép ngày càng gia tăng từ Nga.