Thủ tướng lâm thời Libya nộp hồ sơ ứng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới

VOV.VN - Thủ tướng chính phủ lâm thời Libya, Abdel Hamid Dabaiba đã nộp giấy tờ ứng cử Tổng thống tại trụ sở của Ủy ban Bầu cử Quốc gia cấp cao ở thủ đô Tripoli.

Ngày 21/11, Thủ tướng Chính phủ Thống nhất Quốc gia lâm thời ở Libya, Abdel Hamid al-Dabaiba đã nộp các giấy tờ để tham gia ứng cử vào cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến tổ chức vào ngày 24/12 tới.

Thủ tướng chính phủ lâm thời Libya, Abdel Hamid Dabaiba đã nộp giấy tờ ứng cử Tổng thống tại trụ sở của Ủy ban Bầu cử Quốc gia cấp cao ở thủ đô Tripoli. Ông Dabaiba khẳng định, việc tham gia ứng cử vị trí Tổng thống Libya là vì mục tiêu thống nhất đất nước, đồng thời cam kết hoàn thành chặng đường dài và chông gai, cũng như nhấn mạnh sự cần thiết phải nỗ lực để thoát khỏi những cuộc khủng hoảng bao trùm đất nước. Thủ tướng lâm thời Libya cũng ám chỉ khả năng nhờ đến cơ quan tư pháp để khiếu nại Điều 12 của Luật Bầu cử Tổng thống, quy định ngăn cản ông ra tranh cử.

Trước đó ngày 20/11, Chủ tịch Quốc hội Aguila Saleh cũng đã đệ trình các giấy tờ ứng cử chính thức cho cuộc bầu cử tổng thống sắp tới tại trụ sở của Ủy ban Bầu cử cấp cao ở thành phố Benghazi.

Được biết, từ ngày 8/11, các văn phòng của Ủy ban Bầu cử cấp cao Libya bắt đầu tiếp nhận hồ sơ của các ứng cử viên tranh cử trong các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội sắp tới.

Một số nhân vật chính trị nổi bật khác đã nộp hồ sơ ứng cử Tổng thống trước đó như Thống chế Khalifa Haftar (Tư lệnh Quân đội Quốc gia Libya), Saif al-Islam Gaddafi (con trai của cố lãnh đạo Muammar Gaddafi), cựu Thủ tướng Libya, Ali Zaidan và Bộ trưởng Bộ Nội vụ của Chính phủ đoàn kết dân tộc trước đây, Fathi Bashagha.

Tuy nhiên đến nay, các cuộc bầu cử được ấn định tại Libya vẫn chưa chắc chắn sẽ diễn ra đúng thời hạn bởi mâu thuẫn giữa các bên xung quanh cơ sở Hiến pháp. Một số điểm bỏ phiếu của Ủy ban Bầu cử Quốc gia cấp cao đã chứng kiến ​​các cuộc tấn công vũ trang và hành động phá hoại, bất chấp cảnh báo của cộng đồng quốc tế về việc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với những kẻ cản trở tiến trình bầu cử./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Pháp, Đức và Italy kêu gọi chấm dứt xung đột tại Lybia ngay lập tức
Pháp, Đức và Italy kêu gọi chấm dứt xung đột tại Lybia ngay lập tức

VOV.VN - Pháp, Đức và Italy hôm 25/6 đã lên tiếng kêu gọi các lực lượng tham chiến giảm xung đột tại Libya ngay lập tức.

Pháp, Đức và Italy kêu gọi chấm dứt xung đột tại Lybia ngay lập tức

Pháp, Đức và Italy kêu gọi chấm dứt xung đột tại Lybia ngay lập tức

VOV.VN - Pháp, Đức và Italy hôm 25/6 đã lên tiếng kêu gọi các lực lượng tham chiến giảm xung đột tại Libya ngay lập tức.

Nhà lãnh đạo Lybia Gaddafi từng muốn trả bao nhiêu để có vũ khí nguyên tử?
Nhà lãnh đạo Lybia Gaddafi từng muốn trả bao nhiêu để có vũ khí nguyên tử?

VOV.VN - Từ đầu những năm 1970, để có được vũ khí hạt nhân, nhà lãnh đạo Libya Gaddafi ngoài đàm phán với Liên Xô, cung cấp cho Moscow những khoản tiền khổng lồ để được chuyển giao công nghệ hạt nhân…, đã bắt tay với nhiều thế lực khác, nhưng “mộng” vẫn không thành.

Nhà lãnh đạo Lybia Gaddafi từng muốn trả bao nhiêu để có vũ khí nguyên tử?

Nhà lãnh đạo Lybia Gaddafi từng muốn trả bao nhiêu để có vũ khí nguyên tử?

VOV.VN - Từ đầu những năm 1970, để có được vũ khí hạt nhân, nhà lãnh đạo Libya Gaddafi ngoài đàm phán với Liên Xô, cung cấp cho Moscow những khoản tiền khổng lồ để được chuyển giao công nghệ hạt nhân…, đã bắt tay với nhiều thế lực khác, nhưng “mộng” vẫn không thành.

Người dân Lybia hy vọng một giải pháp hòa bình sau Hội nghị Berlin
Người dân Lybia hy vọng một giải pháp hòa bình sau Hội nghị Berlin

VOV.VN - Đối với người dân Libya, Hội nghị Berlin được coi là cơ hội để đạt được một giải pháp hòa bình hơn sau những cuộc xung đột vũ trang kéo dài.

Người dân Lybia hy vọng một giải pháp hòa bình sau Hội nghị Berlin

Người dân Lybia hy vọng một giải pháp hòa bình sau Hội nghị Berlin

VOV.VN - Đối với người dân Libya, Hội nghị Berlin được coi là cơ hội để đạt được một giải pháp hòa bình hơn sau những cuộc xung đột vũ trang kéo dài.