Thuỵ Điển "đảo chiều" trong chính sách năng lượng hạt nhân

VOV.VN - Chính phủ Thuỵ Điển hôm qua 9/8 thông báo đã sửa đổi những rào cản về mặt pháp chế để tăng gấp đôi năng lực trong lĩnh vực điện hạt nhân vào năm 2045, trước nhu cầu về điện ngày càng lớn sau khi mất đi nguồn cung năng lượng từ Nga.

Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 9/8, Bộ trưởng Môi trường Thụy Điển Romina Pourmokhtari cho biết năng lượng hạt nhân sẽ chiếm một phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng của nước này. Thuỵ Điển sẽ xây mới thêm 10 lò phản ứng hạt nhân từ nay đến năm 2045 để hướng mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng điện hạt nhân. Để đạt được điều này, chính phủ liên minh tại Thuỵ Điển đã sửa đổi các quy định pháp lý đến nay chỉ cho phép vận hành tối đa 10 lò phản ứng hạt nhân.

Đây được coi là sự đảo chiều trong chính sách năng lượng hạt nhân của Thuỵ Điển. Kể từ khi tham gia chính phủ liên minh cầm quyền cách đây 8 năm, đảng Dân chủ thiên chúa giáo, thành phần chủ chốt trong chính phủ liên minh cầm quyền tại Thụy Điển, đã thực thi chính sách giảm dần điện hạt nhân trong cơ cấu năng lượng khi cho đóng cửa 6 trong 12 lò phản ứng hạt nhân được xây dựng trong giai đoạn từ năm 1975 đến 1985. Tuy nhiên, điện hạt nhân vẫn chiếm khoảng 30% sản lượng điện tại Thụy Điển.

Do căng thẳng leo thang giữa phương Tây và Nga, Thuỵ Điển hiện đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung năng lượng thay thế cho năng lượng hạt nhân, trong bối cảnh năng lượng tái tạo chưa thể đáp ứng nhu cầu trong nước.  

Chính phủ Thuỵ Điển cho biết sẽ tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân. Thủ tướng Thuỵ Điển Ulf Kristersson ủng hộ quan điểm về điện hạt nhân của Pháp trong Liên minh châu Âu (EU) và đang cân nhắc một thoả thuận quan hệ đối tác với Pháp để xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới.

Điện hạt nhân đang là chủ đề nhạy cảm trong nội bộ EU giữa bên ủng hộ là Pháp và các nước Bắc, Đông Âu coi hạt nhân là năng lượng sạch, với bên phản đối nổi bật là Đức và Tây Ban Nha với chủ trương đẩy mạnh năng lượng tái tạo và sử dụng khí đốt hoá lỏng trong quá trình chuyển đổi năng lượng do lo ngại những rủi ro hạt nhân sau sự cố nhà máy điện nguyên tử Fukushima tại Nhật Bản năm 2011.

Theo dự kiến, chính phủ Phần Lan hôm nay (10/8) sẽ khai trương và đưa vào vận hành lò phản ứng điện hạt nhân đầu tiên sau gần 20 năm xây dựng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phương Tây lo ngại chiến tranh hạt nhân nếu Ukraine phản công thành công
Phương Tây lo ngại chiến tranh hạt nhân nếu Ukraine phản công thành công

VOV.VN - Nga đã đánh tiếng về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu chiến dịch phản công của Ukraine thành công. Phương Tây một lần nữa lo ngại nguy cơ chiến tranh hạt nhân khi Ukraine giành thêm một số lãnh thổ và đã xảy ra một số vụ tấn công bằng UAV vào lãnh thổ Nga.

Phương Tây lo ngại chiến tranh hạt nhân nếu Ukraine phản công thành công

Phương Tây lo ngại chiến tranh hạt nhân nếu Ukraine phản công thành công

VOV.VN - Nga đã đánh tiếng về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu chiến dịch phản công của Ukraine thành công. Phương Tây một lần nữa lo ngại nguy cơ chiến tranh hạt nhân khi Ukraine giành thêm một số lãnh thổ và đã xảy ra một số vụ tấn công bằng UAV vào lãnh thổ Nga.

Trung Quốc phê duyệt thêm 6 tổ máy điện hạt nhân
Trung Quốc phê duyệt thêm 6 tổ máy điện hạt nhân

VOV.VN - Trong cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm qua (31/7), Trung Quốc đã phê duyệt xây dựng thêm 6 tổ máy điện hạt nhân ở các tỉnh Sơn Đông, Phúc Kiến và Liêu Ninh.

Trung Quốc phê duyệt thêm 6 tổ máy điện hạt nhân

Trung Quốc phê duyệt thêm 6 tổ máy điện hạt nhân

VOV.VN - Trong cuộc họp Thường trực Chính phủ hôm qua (31/7), Trung Quốc đã phê duyệt xây dựng thêm 6 tổ máy điện hạt nhân ở các tỉnh Sơn Đông, Phúc Kiến và Liêu Ninh.

Nga nêu điều kiện rút vũ khí hạt nhân chiến thuật khỏi Belarus
Nga nêu điều kiện rút vũ khí hạt nhân chiến thuật khỏi Belarus

VOV.VN - Nga sẽ rút vũ khí hạt nhân chiến thuật khỏi Belarus nếu Mỹ và NATO từ bỏ chính sách phá hoại an ninh của Nga và Belarus, rút tất cả vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi châu Âu, nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh.

Nga nêu điều kiện rút vũ khí hạt nhân chiến thuật khỏi Belarus

Nga nêu điều kiện rút vũ khí hạt nhân chiến thuật khỏi Belarus

VOV.VN - Nga sẽ rút vũ khí hạt nhân chiến thuật khỏi Belarus nếu Mỹ và NATO từ bỏ chính sách phá hoại an ninh của Nga và Belarus, rút tất cả vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi châu Âu, nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh.

Tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Mỹ cập cảng Hàn Quốc chỉ trong một tuần
Tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Mỹ cập cảng Hàn Quốc chỉ trong một tuần

VOV.VN - Chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Mỹ đã tới Hàn Quốc ngày 24/7 chỉ vài ngày sau chiếc tàu đầu tiên tới thăm nước này lần đầu tiên trong 40 năm.

Tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Mỹ cập cảng Hàn Quốc chỉ trong một tuần

Tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Mỹ cập cảng Hàn Quốc chỉ trong một tuần

VOV.VN - Chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Mỹ đã tới Hàn Quốc ngày 24/7 chỉ vài ngày sau chiếc tàu đầu tiên tới thăm nước này lần đầu tiên trong 40 năm.