Tìm ra điểm yếu, Nga quyết tâm diệt sạch F-16 của Ukraine nhận từ phương Tây

VOV.VN - Nga đẩy mạnh tập kích hàng loạt căn cứ không quân Ukraine, phá hủy hoặc làm hư hại nhiều máy bay chiến đấu quan trọng của nước này như Su-27. Nắm rõ điểm yếu của đối phương, Nga đang quyết tâm diệt sạch những chiếc tiêm kích F-16 mà Ukraine sắp nhận từ phương Tây.

Sau loạt tổn thất lớn của không quân Ukraine gần đây do các đòn tập kích của Nga, một nghị sĩ Ukraine bày tỏ quan ngại về tương lai các máy bay tiêm kích F-16 sắp được phương Tây chuyển giao cho Ukraine. Vị này lo lắng rằng những chiếc F-16 đó sẽ gặp số phận tương tự như nhóm máy bay Su-27 của Ukraine vừa bị Nga tập kích phá hủy tại sân bay Mirgorod.

Căn cứ không quân Ukraine liên tục bị tấn công dễ dàng

Vào ngày 1/7, một máy bay không người lái (UAV) của Nga nhận diện được 6 máy bay tiêm kích Su-27 đậu lộ thiên trên sân của căn cứ không quân Mirgorod - nơi đóng quân của lữ đoàn hàng không chiến thuật 831 của Ukraine. Căn cứ này nằm ở miền Trung Ukraine, cách biên giới với Nga khoảng 150km về phía Tây Nam.

Chớp lấy cơ hội, Nga đã phóng một quả tên lửa đạn đạo Iskander, phá hủy 2 trong số những máy bay tiêm kích siêu thanh giá trị cao và làm hư hại 4 chiếc còn lại.

Ngày xảy ra vụ tấn công này có thể xem là một trong những ngày tổn thất lớn nhất của không quân Ukraine kể từ khi Nga mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào tháng 2/2022. Phát ngôn viên của không quân Ukraine, Đại tá Yuri Ignat, đã xác nhận vụ tấn công này.

Các kênh Telegram của Nga và Ukraine cũng đưa tin rộng rãi về vụ tập kích trên. Kênh Telegram Rybar của Nga cho biết, vụ tấn công này sử dụng đạn chùm, khiến 2 máy bay bị phá hủy và 4 chiếc còn lại cũng đồng thời bị hư hỏng.

Rybar ăn mừng vụ tấn công, tuyên bố: “Kết quả là, chỉ bằng một đòn tấn công, quân đội Nga đã vô hiệu hóa 6 máy bay chiến đấu của lực lượng vũ trang Ukraine - đây là kết quả tốt nhất từ khi bắt đầu quân khu phương Bắc”.

Kênh này bổ sung rằng, đội hình Ukraine cũng hứng chịu tổn thất về nhân sự bay và nhân sự kỹ thuật, dựa trên những nguồn tin từ đối phương.

Ngay ngày hôm sau (2/7), một UAV Nga thực hiện trinh sát phía trên căn cứ không quân Ukraine ở Poltava, nằm sát Mirgorod về phía Đông và cách biên giới 160km. Vào thời điểm vài tiếng đồng hồ sau khi dùng UAV trên để trinh sát, Nga phóng một tên lửa Iskander, làm hư hại một máy bay trực thăng tấn công Mil Mi-24 của Nga.

Ukraine lộ điểm yếu sau những đòn tập kích của Nga

Kể từ mùa thu năm 2023, Nga đã gia tăng tập kích các căn cứ Ukraine, dẫn tới tổn thất đáng kể cho không quân Ukraine. Những cuộc tấn công này cho tới nay đã phá hủy 3 máy bay tiêm kích Su-27, 2 tiêm kích MiG-29, một cường kích Su-25 và có thể cả một trực thăng Mi-24.

Tần suất tấn công gia tăng cũng như thành công của những trận tập kích này làm nổi rõ một vấn đề then chốt: Ukraine thiếu phòng không hiệu quả. Các căn cứ của họ dễ bị tổn thương trước các cuộc tập kích của Nga bằng UAV và tên lửa.

Theo một ghi chép của Ukraine, một UAV Nga bay lơ lửng trong gần 3 tiếng đồng hồ tại căn cứ không quân Mirgorod, thu thập thông tin tình báo trước khi dẫn đường cho một cuộc tập kích bằng tên lửa Iskander. Kênh Telegram của Lữ đoàn xung kích Sofa bày tỏ tức giận và nản chí trước việc UAV Nga lại có thể hiện diện trong thời gian kéo dài đến như vậy.

Vẫn kênh Telegram trên cho biết, một UAV Orlan-10 lơ lửng trên thành phố Mirgorod ở độ cao khoảng 5km, chỉ thị mục tiêu cho những đòn tập kích tên lửa sau đó.

Lữ đoàn này cũng thừa nhận rằng UAV Nga đã chụp lại được cả thiệt hại do vụ tập kích này gây ra.

Nga oanh tạc Ukraine giữa lúc xảy ra “âm mưu đảo chính” ở Kiev

VOV.VN - Xung đột Nga - Ukraine vẫn giằng co khốc liệt. Thời gian này, Nga gia tăng oanh tạc lãnh thổ Ukraine, tập trung nhắm vào hạ tầng trọng yếu và hạ tầng không quân. Giữa lúc đó, rộ lên tin “âm mưu đảo chính” ở Kiev. Thiếu nhân lực, quân đội Ukraine cũng đã phải tuyển gấp 3.000 phạm nhân để đưa ra trận.

Trong khi đó, nhà phân tích quốc phòng người Ấn Độ Vijainder K Thakur phỏng đoán rằng UAV Nga trong vụ này có khả năng là Albatros M5.

Thakur lưu ý rằng Mirgorod nằm cách đường kiểm soát 150km và video có thể được ghi bởi một UAV nằm về phía Đông Bắc căn cứ này, sử dụng ống kính camera chĩa về phía lãnh thổ do Ukraine kiểm soát.

Nhà phân tích này đặt ra câu hỏi đáng chú ý: Vì sao phòng không Ukraine không ngăn chặn UAV Nga trong cả 2 ngày? Thakur cho rằng UAV Nga này có thể sở hữu các đặc điểm tiên tiến về tần số vô tuyến điện, với khả năng tàng hình về cả hình ảnh và âm thanh, khiến đối phương khó phát hiện và ngắm bắn.

UAV Albatros M5, được trang bị cảm biến quang điện từ, có khả năng truyền dữ liệu và hình ảnh video theo thời gian thực để chỉ thị mục tiêu mặt đất cho máy bay và pháo binh.

Ngoài ra, UAV này có thể khai thác cảm biến của mình để phát hiện phòng không đối phương, đóng vai trò mồi nhử để thu hút hỏa lực Ukraine. Nếu phòng không Ukraine cố gắng bắn hạ UAV này, họ sẽ bị tấn công trả đũa ngay lập tức.

Albatros M5, với sải cánh 3,3m, có thể bay liên tục trong 4,5 tiếng đồng hồ ở độ cao tối đa là 5km, với tầm bay 300km. UAV này có thể vận chuyển bằng ô tô. Một người cũng có thể mang vác được UAV này đi. Thời gian chuẩn bị bay không quá 10 phút.

Hạn chế của Albatros M5 là cảm biến quang điện từ của nó không hiệu quả trong điều kiện thời tiết nhiều mây nhưng các hôm 1-2/7 vừa qua, trời quang tại thành phố Mirgorod.

F-16 sẽ lặp lại số phận của Su-27?

Loạt tập kích của Nga vào sân bay Ukraine liên tiếp trong 2 ngày vừa qua đã khiến các nghị sĩ Ukraine vô cùng quan ngại về sự an toàn của những lô máy bay F-16 mà nước này sắp tiếp nhận từ phương Tây.

Mariana Bezuhla, đại biểu Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada), đã bày tỏ những mối quan ngại này qua kênh Telegram của mình và hướng những quan ngại đó tới Tổng tư lệnh quân đội Ukraine, Alexander Syrsky. Bà Bezuhla chỉ trích tình trạng thiếu nơi ẩn náu cho máy bay tại sân bay và tình trạng yếu kém nói chung của phòng không nước này.

Nghị sĩ này cũng cho rằng đưa F-16 vào sử dụng chưa chắc đã thay đổi được tình hình. Thay vào đó, bà nói, F-16 có thể lại trở thành mục tiêu nữa cho các cuộc tập kích của Nga. Bà chất vấn liệu Ukraine đã chuẩn bị đầy đủ hạ tầng để tiếp nhận những máy bay tiêm kích này hay chưa.

Trong 9 tháng qua, lực lượng Nga đã phá hủy ít nhất 5 máy bay chiến đấu của Ukraine ngay trên mặt đất. Ukraine lúc này đã bị căng mỏng lực lượng và khó có thể chịu được thêm các tổn thất lớn như thế.

Khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, không quân Ukraine sở hữu khoảng 125 máy bay phản lực, bao gồm Su-27, Su-25 và MiG-29. Tuy nhiên, theo xác nhận của nhóm phân tích Oryx, sau 28 tháng giao tranh khốc liệt, Ukraine đã mất xấp xỉ 90 máy bay trong số này (tức là mất khoảng 3/4).

Để bù đắp những tổn thất đó, Ukraine đã tìm máy bay MiG và Sukhoi thay thế từ các đồng minh cũng như kho niêm cất, để duy trì khả năng tác chiến không quân cho tới khi máy bay F-16 của phương Tây tới được Ukraine.

Tuy nhiên, mối quan ngại chính là một khi có máy bay mới rồi, liệu Ukraine có đủ sức bảo vệ chúng trước UAV và tên lửa Nga hay không, khi mà máy bay mới của Ukraine có thể vẫn để lộ thiên.

Ý thức được điều này, Ukraine đang xây dựng kho ngầm và boong-ke tại các căn cứ không quân của mình. Ngoài ra, họ cũng có kế hoạch cất một số máy bay tiêm kích như thế tại căn cứ nước ngoài.

Hiệu quả của những bước chuẩn bị này sẽ phải trải qua kiểm nghiệm thực tế trong những tháng tới trong cuộc xung đột tiếp diễn giữa Nga và Ukraine.

Xem thêm:

>> Phần Lan: Trung Quốc có thể chấm dứt xung đột Nga - Ukraine bằng 1 cú điện thoại

>> Chiến thuật xe máy Nga gây khó cho quân Ukraine

>> Ukraine tuyên bố phá hủy hệ thống phòng không Nga bằng đòn tấn công chính xác

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xung đột Ukraine tiềm ẩn mất kiểm soát khi nhà máy hạt nhân bị tấn công
Xung đột Ukraine tiềm ẩn mất kiểm soát khi nhà máy hạt nhân bị tấn công

VOV.VN - Cuộc xung đột Nga -Ukraine có nguy cơ mất kiểm soát khi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị tấn công, thành phố Sevastopol trúng tên lửa mang đạn chùm và Nga phản công quyết liệt bằng những đòn không kích tầm xa.

Xung đột Ukraine tiềm ẩn mất kiểm soát khi nhà máy hạt nhân bị tấn công

Xung đột Ukraine tiềm ẩn mất kiểm soát khi nhà máy hạt nhân bị tấn công

VOV.VN - Cuộc xung đột Nga -Ukraine có nguy cơ mất kiểm soát khi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia bị tấn công, thành phố Sevastopol trúng tên lửa mang đạn chùm và Nga phản công quyết liệt bằng những đòn không kích tầm xa.

Nga đánh chắc tiến chắc, bào mòn dần lực lượng Ukraine và răn đe phương Tây
Nga đánh chắc tiến chắc, bào mòn dần lực lượng Ukraine và răn đe phương Tây

VOV.VN - Hiện nay Nga áp dụng chiến lược đánh chắc tiến chắc, lấn từng bước, làm hao mòn dần lực lượng Ukraine, đồng thời tung ra những lời đe dọa khiến phương Tây phải dè chừng.

Nga đánh chắc tiến chắc, bào mòn dần lực lượng Ukraine và răn đe phương Tây

Nga đánh chắc tiến chắc, bào mòn dần lực lượng Ukraine và răn đe phương Tây

VOV.VN - Hiện nay Nga áp dụng chiến lược đánh chắc tiến chắc, lấn từng bước, làm hao mòn dần lực lượng Ukraine, đồng thời tung ra những lời đe dọa khiến phương Tây phải dè chừng.

Những cuộc cận chiến nghẹt thở giữa UAV Nga và Ukraine trên bầu trời
Những cuộc cận chiến nghẹt thở giữa UAV Nga và Ukraine trên bầu trời

VOV.VN - Trong xung đột Nga - Ukraine, các máy bay không người lái (UAV) không chỉ tấn công mục tiêu trên mặt đất mà còn cận chiến quyết liệt với nhau giữa không trung, với những đòn đánh hiểm hóc, lắt léo như thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chiến thuật UAV đang phát triển nhanh chóng.

Những cuộc cận chiến nghẹt thở giữa UAV Nga và Ukraine trên bầu trời

Những cuộc cận chiến nghẹt thở giữa UAV Nga và Ukraine trên bầu trời

VOV.VN - Trong xung đột Nga - Ukraine, các máy bay không người lái (UAV) không chỉ tấn công mục tiêu trên mặt đất mà còn cận chiến quyết liệt với nhau giữa không trung, với những đòn đánh hiểm hóc, lắt léo như thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chiến thuật UAV đang phát triển nhanh chóng.