Tình hình Ai Cập: Cách duy nhất là đối thoại

(VOV) -Trên thực tế, những quyết định đưa ra thời gian qua của Tổng thống Mursi liên tiếp vấp phải sự phản đối của người dân.

Sự kiện này một lần nữa đặt chính quyền của Tổng thống Ai Cập Mohamed Mursi trước thách thức mới - cải tổ lực lượng cảnh sát. Đây cũng là một trong những yêu cầu quan trọng của người dân trong các cuộc biểu tình cách đây 2 năm lật đổ chính quyền Tổng thống H.Mubarak.

Người biểu tình tập trung bên ngoài Dinh Tổng thống ở Cairo tối 1/2 (Ảnh: AP)

Bộ trưởng Văn hóa Ai Cập Saber Arab hôm 4/2 đã đệ đơn xin từ chức lên Chính phủ, nhưng không được chấp nhận. Người phát ngôn Chính phủ Ai Cập đã xác nhận đơn từ chức này, song không nêu lý do. Tuy nhiên, Hãng thông tấn MENA cho rằng, ông Arab quyết định ra đi là để phản đối cách đối xử của cảnh sát với người biểu tình bên ngoài Phủ Tổng thống ngày 1/2 vừa qua.

Cũng liên quan đến các vụ đụng độ này, Bộ trưởng Nội vụ Ai Cập Mohamed Ibrahim đã bày tỏ “rất lấy làm tiếc” về hành động mạnh tay của cảnh sát chống lại người biểu tình và khẳng định đang điều tra làm rõ. Dù đã lên tiếng trấn an những người biểu tình, song vụ việc đã đặt chính quyền của Tổng thống Mursi vào tình thế khó khăn chưa từng có sau 7 tháng cầm quyền.

Trên thực tế, những quyết định đưa ra thời gian qua của ông Mursi liên tiếp vấp phải sự phản đối của người dân. Từ chỗ được người dân ủng hộ, các biện pháp cải cách gần đây của ông dường như đang phản tác dụng và khiến ông trở thành tâm điểm chống đối ở trong nước.

Hơn nữa, sự xuất hiện của cảnh sát chống bạo động, quân đội cùng vũ khí hạng nặng trên đường phố khiến người dân bắt đầu nghi ngờ những lời kêu gọi vì hòa bình dân chủ của chính quyền đương nhiệm. Họ cho rằng, Tổng thống Mursi đang đi lại con đường “độc tài” như Tổng thống Mubarak trước đây, vì thế lại càng khiến cho sự bực tức, bạo loạn bùng cháy dữ dội hơn.

Ông Ali Hassan, chuyên gia phân tích Ai Cập cho biết: “Tất cả các bên đều lên án bạo lực, song đây cũng là cách mà người ta phản ứng với những gì đang diễn ra. Có thể thấy, tất cả những hành động hay phản ứng của chính phủ thời gian qua đều như đổ thêm dầu vào lửa. Chúng ta đang ở thế tiến thoái lưỡng nan và cách duy nhất để giải quyết vấn đề là đối thoại, bởi người dân Ai Cập không chấp nhận có thêm một nhà độc tài nào nữa”.

Đối thoại là điều mà cả Tổng thống Mursi và các lực lượng đối lập nhắc tới nhiều trong những ngày qua. Song theo các nhà phân tích, cuộc khủng hoảng tại Ai Cập không dễ giải quyết trong một sớm một chiều khi mà cuộc tranh giành quyền lực tại quốc gia Bắc Phi này được cho là mới chỉ bắt đầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Du lịch Ai Cập bác bỏ thông tin bị ám sát
Bộ trưởng Du lịch Ai Cập bác bỏ thông tin bị ám sát

Ông Fakhri Abdulnour không biết tin đồn này xuất phát từ đâu và nhằm mục đích gì.

Bộ trưởng Du lịch Ai Cập bác bỏ thông tin bị ám sát

Bộ trưởng Du lịch Ai Cập bác bỏ thông tin bị ám sát

Ông Fakhri Abdulnour không biết tin đồn này xuất phát từ đâu và nhằm mục đích gì.

Ai Cập đóng cửa không phận để kỷ niệm chiến thắng tháng 10
Ai Cập đóng cửa không phận để kỷ niệm chiến thắng tháng 10

Trong cuộc tấn công của liên quân Ai Cập-Syria năm 1973, Ai Cập đã lấy lại được bán đảo Sinai và làm chủ được kênh đào Suez.

Ai Cập đóng cửa không phận để kỷ niệm chiến thắng tháng 10

Ai Cập đóng cửa không phận để kỷ niệm chiến thắng tháng 10

Trong cuộc tấn công của liên quân Ai Cập-Syria năm 1973, Ai Cập đã lấy lại được bán đảo Sinai và làm chủ được kênh đào Suez.

Ai Cập lại nổ đường ống dẫn khí đốt đến Israel
Ai Cập lại nổ đường ống dẫn khí đốt đến Israel

Hệ thống đường ống dẫn khí đốt này đang trong quá trình sửa chữa sau vụ tấn công tháng 11 vừa qua

Ai Cập lại nổ đường ống dẫn khí đốt đến Israel

Ai Cập lại nổ đường ống dẫn khí đốt đến Israel

Hệ thống đường ống dẫn khí đốt này đang trong quá trình sửa chữa sau vụ tấn công tháng 11 vừa qua