Tình trạng khí cậu cực đoan đối lập tại Bắc và Nam Mỹ

VOV.VN - Khu vực Nam Mỹ và Bắc Mỹ đang diễn ra 2 trạng thái thời tiết cực đoan đối lập, cho thấy những chỉ dấu rõ nét về tình trạng biến đổi khí hậu trên thế giới hiện nay.

Người dân ở miền Đông Canada ở Bắc Mỹ đang phải tìm cách đào bới tuyết, mở đường ra khỏi nhà sau khi cơn bão tuyết thứ hai tấn công khu vực này trong những ngày gần đây, trong đó một số khu vực của Quebec bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Thành phố Montreal và Laval thuộc tỉnh Quebec, ghi nhận lượng tuyết lên đến 40 cm (tính đến 1h ngày 17/2 theo giờ địa phương, tức 13h theo giờ Việt Nam). Cơ quan Môi trường Canađa đã ban hành cảnh báo bão tuyết cho phần lớn khu vực phía Nam và phía Trung Quebec.

Người phát ngôn của thành phố Montreal Philippe Sabourin cho biết sẽ mất nhiều ngày trước khi xe dọn tuyết có thể dọn sạch 11.000 km đường phố. Bão tuyết nghiêm trọng khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hủy tại sân bay quốc tế Toronto Pearson và sân bay quốc tế Montréal-Pierre Elliott Trudeau. Cảnh sát tỉnh Ontario đã báo cáo khoảng 200 vụ va chạm trên đường trong khoảng thời gian 24 giờ và 150 phương tiện bị kẹt trong tuyết.

Trước đó, ít ngày, nhiều bang của nước Mỹ, đặc biệt là các bang ở vùng Trung - Đại Tây Dương, cũng trải qua một trận bão tuyết nghiêm trọng, gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông do đường băng giá, buộc các trường học phải đóng cửa và làm dấy lên lo ngại về nguy cơ mất điện.

Theo các chuyên gia, cơn bão mùa đông lịch sử quét qua Mỹ và Canada là lời nhắc nhở quan trọng về việc phải luôn chuẩn bị bất chấp khí hậu ấm lên nói chung. Theo nhà khí tượng học Mỹ Bob Henson, mặc dù hầu hết các nhà khoa học khí hậu đều đồng ý rằng mùa đông đang ấm lên nói chung, nhưng các sự kiện thời tiết khắc nghiệt vẫn có thể khiến một số nơi có thời tiết bất thường :

Một trong những vấn đề của biến đổi khí hậu là chúng ta phải sẵn sàng cho những gì có thể xảy ra. Chúng ta phải chuẩn bị cho khả năng bão mạnh hơn do đại dương ấm hơn, nhiều nhiên liệu hơn. Bạn phải chuẩn bị cho những đợt nắng nóng dữ dội hơn hoặc thường xuyên hơn và mưa lớn hơn. Và tất cả những điều này chúng ta thấy chúng đang xảy ra. Những gì đã xảy ra trong tuần qua ở Mỹ và Canada cho thấy chúng ta cũng không thể bỏ qua mùa đông. Chúng ta vẫn phải chuẩn bị cho mùa đông, và điều đó có nghĩa là phải chuẩn bị cho nhiều điều kiện khác nhau.

Đối lập với trạng thái thời tiết lạnh giá ở Mỹ và Canada, thành phố Rio de Janeiro của Brazil đang trải qua những ngày nhiệt độ cao kỷ lục, báo hiệu một mùa lễ hội Carnival rất nóng, cả về thời tiết cũng như không khí lễ hội. Theo hệ thống cảnh báo thời tiết Rio Alert, nhiệt độ tại khu vực phía Tây thành phố đã chạm ngưỡng 44 độ C, mức cao nhất kể từ năm 2014. Trong tháng 1 vừa qua, hơn 3.000 người ở Brazil đã phải nhập viện cấp cứu do nắng nóng cực đoan, chủ yếu gặp các vấn đề như bỏng nắng và mất nước.

Hiện tại, chính quyền thành phố Rio de Janeiro đã đưa ra cảnh báo mức 4 trong thang 5 cấp về nắng nóng. Để giảm bớt tác động tiêu cực, thành phố đã triển khai nhiều điểm làm mát và cung cấp nước miễn phí để hỗ trợ người dân.

Trong những năm gần đây, thế giới liên tục ghi nhận các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán và cháy rừng. Theo các chuyên gia, những hiện tượng này có liên quan mật thiết đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Một trong các yếu tố làm gia tăng biến đổi khí hậu chính là việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Bà Samantha Burgess, chuyên gia dịch vụ biến đổi khí hậu tại châu Âu nhận định: "Yếu tố lớn nhất góp phần vào khí hậu nóng lên của chúng ta là việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Do đó, sự gia tăng nồng độ khí nhà kính trong khí quyển của chúng ta và bất kỳ chu kỳ tự nhiên hoặc biến động tự nhiên nào khác như chu kỳ mặt trời hoặc núi lửa, chúng có ảnh hưởng rất nhỏ đến khí hậu vốn thường có tín hiệu tồn tại trong thời gian ngắn".

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Australia công bố ngày 18/2, biến đổi khí hậu là nguyên nhân làm gia tăng số ca tử vong liên quan nắng nóng, trong đó người dân khu vực thành thị có nguy cơ tử vong cao hơn.

Biến đổi khí hậu và hành động của thế giới trong năm 2025

VOV.VN - Một loạt cơ quan khí tượng Trung Quốc, Ấn Độ và Australia hôm 1/1 đăng tải những con số biết nói, khẳng định 2024 là năm nóng nhất lịch sử quốc gia, biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn cần được giải quyết bởi nó liên quan đến sự tồn vong của cả nhân loại.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris, đẩy chương trình khí hậu toàn cầu vào nguy hiểm
Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris, đẩy chương trình khí hậu toàn cầu vào nguy hiểm

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh một lần nữa rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris, đảo ngược nhiều chính sách khí hậu của cựu Tổng thống Biden. Việc Mỹ rút khỏi các cam kết có thể khiến thế giới ngày càng xa mục tiêu hạn chế sự nóng lên của Trái đất ở mức 1,5 độ C.

Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris, đẩy chương trình khí hậu toàn cầu vào nguy hiểm

Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris, đẩy chương trình khí hậu toàn cầu vào nguy hiểm

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh một lần nữa rút khỏi Thỏa thuận khí hậu Paris, đảo ngược nhiều chính sách khí hậu của cựu Tổng thống Biden. Việc Mỹ rút khỏi các cam kết có thể khiến thế giới ngày càng xa mục tiêu hạn chế sự nóng lên của Trái đất ở mức 1,5 độ C.

Australia cùng lúc đối mặt với lũ lụt và cháy rừng
Australia cùng lúc đối mặt với lũ lụt và cháy rừng

VOV.VN - Australia đang cùng lúc phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan là lũ lụt và cháy rừng. Thực tế này phản ánh phần nào tác động của biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn ra phức tạp tại nước này.

Australia cùng lúc đối mặt với lũ lụt và cháy rừng

Australia cùng lúc đối mặt với lũ lụt và cháy rừng

VOV.VN - Australia đang cùng lúc phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan là lũ lụt và cháy rừng. Thực tế này phản ánh phần nào tác động của biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn ra phức tạp tại nước này.

Cháy rừng tại Yamanashi (Nhật Bản) tiếp tục lan rộng ngày thứ ba liên tiếp
Cháy rừng tại Yamanashi (Nhật Bản) tiếp tục lan rộng ngày thứ ba liên tiếp

VOV.VN - Bất chấp các nỗ lực chữa cháy của chính quyền địa phương, trận cháy rừng bùng phát kể từ ngày 18/1 vừa qua tại ngọn núi Daizokyoji nằm giữa thành phố Kofu và Fuefuki thuộc tỉnh Yamanashi, Nhật Bản, đến nay vẫn tiếp tục lan rộng, ước tính thiêu rụi khoảng 45ha rừng.

Cháy rừng tại Yamanashi (Nhật Bản) tiếp tục lan rộng ngày thứ ba liên tiếp

Cháy rừng tại Yamanashi (Nhật Bản) tiếp tục lan rộng ngày thứ ba liên tiếp

VOV.VN - Bất chấp các nỗ lực chữa cháy của chính quyền địa phương, trận cháy rừng bùng phát kể từ ngày 18/1 vừa qua tại ngọn núi Daizokyoji nằm giữa thành phố Kofu và Fuefuki thuộc tỉnh Yamanashi, Nhật Bản, đến nay vẫn tiếp tục lan rộng, ước tính thiêu rụi khoảng 45ha rừng.