Tổ chức Hợp tác Hồi giáo muốn phi hạt nhân hóa Trung Đông

(VOV) - Tổ chức này cũng phản đối chủ nghĩa cực đoan và việc lợi dụng danh nghĩa tôn giáo để sử dụng bạo lực.

Hôm 6/2, Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 12 của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) khai mạc tại thủ đô Cairo của Ai Cập. Hội nghị diễn ra trong ngày 6 và 7/2 với sự tham gia của lãnh đạo các nước trong khu vực, dự kiến thảo luận các vấn đề quan trọng của thế giới Hồi giáo.

Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 12 của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo được coi là cơ hội để các nước tham gia thảo luận về việc dỡ bỏ vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Phát biểu trước thềm Hội nghị, Ngoại trưởng Ai Cập Mohamed Kamel cho biết: “Hội nghị Thượng đỉnh lần này được coi là cơ hội mới cho chúng ta nhấn mạnh những ưu tiên hàng đầu nhằm dỡ bỏ vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt khỏi khu vực Trung Đông”.

Các nội dung quan trọng khác được thảo luận dự kiến gồm vấn đề bài người Hồi giáo, các khu định cư của Israel trên lãnh thổ chiếm đóng của Palestine cũng như tình hình Syria và Mali.

 

Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (ảnh: Ariyadh)

Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác Hồi giáo Ekmeleddin Ihsanoglu cho biết, tình hình tại Mali và toàn khu vực sừng châu Phi là một mối lo ngại đối với các nước Hồi giáo. Nó ảnh hưởng tới hoà bình và ổn định trên toàn khu vực. Tổ chức Hợp tác Hồi giáo ủng hộ chính phủ chuyển tiếp dân tộc tại Mali và những nỗ lực của họ trong việc giành lại các khu vực mà các nhóm nổi dậy kiểm soát ở miền Bắc. Tổ chức này cũng ủng hộ những nỗ lực của Mali nhằm đạt được sự đoàn kết dân tộc và hoà bình tại Mali.

Phản đối Hồi giáo cực đoan

Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác Hồi giáo Ihsanoglu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết phải đổi mới các biện pháp chống chủ nghĩa cực đoan và xóa bỏ bạo lực trong khu vực.

 “Tôi tin rằng cách tốt nhất để đối phó với chủ nghĩa cực đoan và việc sử dụng bạo lực với danh nghĩa tôn giáo đã được nêu trong trong kế hoạch 10 năm mà tại hội nghị ở Mecca năm 2005 đã đề ra,” ông Ihsanoglu nói. “Kế hoạch này đưa ra những quy tắc về cách tiếp cận hiện đại nhằm giữ gìn những giá trị quý giá của Hồi giáo. Với sự đoàn kết, chúng ta có thể cùng nhau chấm dứt chủ nghĩa cực đoan và việc sử dụng vũ khí dưới danh nghĩa tôn giáo”.

Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Hồi giáo lần thứ 12 là hội nghị lần đầu tiên Ai Cập đăng cai kể từ khi Tổ chức này được thành lập năm 1969. Đây cũng là cơ hội để nước chủ nhà Ai Cập nối lại quan hệ với các nước sau cuộc biểu tình lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak.

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Iran tham dự hội nghị lần này. Đây là chuyến thăm Ai Cập đầu tiên của nhà lãnh đạo Iran kể từ năm 1979./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổ chức Hợp tác Hồi giáo muốn đình chỉ tư cách thành viên của Syria
Tổ chức Hợp tác Hồi giáo muốn đình chỉ tư cách thành viên của Syria

Đề xuất được đưa ra trong một phiên họp trù bị cho Hội nghị Cấp cao của tổ chức này.

Tổ chức Hợp tác Hồi giáo muốn đình chỉ tư cách thành viên của Syria

Tổ chức Hợp tác Hồi giáo muốn đình chỉ tư cách thành viên của Syria

Đề xuất được đưa ra trong một phiên họp trù bị cho Hội nghị Cấp cao của tổ chức này.

Iran phản đối việc loại Syria ra khỏi Tổ chức Hợp tác Hồi giáo
Iran phản đối việc loại Syria ra khỏi Tổ chức Hợp tác Hồi giáo

Các bên liên quan vẫn đang thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao đối với vấn đề Syria.

Iran phản đối việc loại Syria ra khỏi Tổ chức Hợp tác Hồi giáo

Iran phản đối việc loại Syria ra khỏi Tổ chức Hợp tác Hồi giáo

Các bên liên quan vẫn đang thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao đối với vấn đề Syria.