Tổng thống Mỹ không ủng hộ Tây Tạng độc lập

VOV.VN - Trong cuộc gặp với Đạt Lai Lạt Ma, Tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ việc bảo vệ ngôn ngữ, văn hóa đặc thù của Tây Tạng.

Theo báo Mainichi Shimbun của Nhật Bản, ngày 21/2, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hội đàm với nhà lãnh đạo tối cao Phật giáo Tây Tạng, Trung Quốc Đạt Lai Lạt Ma.

Tại hội đàm, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh sự ủng hộ của Mỹ đối với việc bảo vệ ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa đặc thù của người Tây Tạng, đặc biệt là việc bảo vệ nhân quyền đối với người Tây Tạng trong Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Obama (trái) trong lần gặp Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 7/2011  (Ảnh: White House)


Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhậm chức đây là lần đầu tiên Tổng thống Mỹ hội đàm với Đạt Lai Lạt Ma, nhưng là lần thứ 3 kể từ cuộc gặp đầu tiên vào tháng 2/2010.

Trung Quốc đang cùng Mỹ xây dựng mối quan hệ nước lớn kiểu mới, song trong vấn đề này Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ không tiến hành cuộc hội đàm với Đạt Lai Lạt Ma. Tổng thống Obama đã phủ nhận yêu cầu này, và khẳng định sẽ “không can vào thiệp nội bộ” của Trung Quốc.

Hội đàm giữa Tổng thống Obama và Đạt Lai Lạt Ma đã diễn ra nhưng Tổng thống Obama đã dùng khu riêng biệt để tiến hành gặp gỡ mang tính cá nhân. Mọi thông tin không được công khai. Điều này sẽ làm cho Trung Quốc thêm “đau đầu”.

Theo Nhà Trắng, Tổng thống Obama đã không ủng hộ việc độc lập của Tây Tạng mà ủng hộ việc Tây Tạng giống như khu tự trị như vốn có của nó. Tổng thống Mỹ cũng đã đề xuất Đạt Lai Lạt Ma nên đối thoại trực tiếp với chính phủ Trung Quốc.

Đạt Lai Lạt Ma cũng tỏ ý hy vọng sẽ tái mở đối thoại với chính phủ Trung Quốc trên tinh thần xây dựng vì quan hệ giữa hai nước Mỹ-Trung.

Theo giới phân tích, cuộc hội đàm giữa Tổng thống  Mỹ và Đạt Lai Lạt Ma sẽ làm cho Trung Quốc “nổi giận”. Trước đó, Trung Quốc đó đã yêu cầu Tổng thống Mỹ hủy cuộc hội đàm này vì Trung Quốc cho rằng Đạt Lai Lạt Ma là người có chủ trương ly khai Tây Tạng với Trung Quốc, muốn biến Tây Tạng nằm ngoài Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc cực lực phản đối lãnh đạo Đan Mạch tiếp Đạt Lai Lạt Ma
Trung Quốc cực lực phản đối lãnh đạo Đan Mạch tiếp Đạt Lai Lạt Ma

Sóng gió lại nổi lên trong quan hệ Trung Quốc và Liên minh châu Âu liên quan đến vấn đề Đạt Lai Lạt Ma – người đòi độc lập cho khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc.

Trung Quốc cực lực phản đối lãnh đạo Đan Mạch tiếp Đạt Lai Lạt Ma

Trung Quốc cực lực phản đối lãnh đạo Đan Mạch tiếp Đạt Lai Lạt Ma

Sóng gió lại nổi lên trong quan hệ Trung Quốc và Liên minh châu Âu liên quan đến vấn đề Đạt Lai Lạt Ma – người đòi độc lập cho khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc.

Trung Quốc kêu gọi Mỹ hủy cuộc gặp Obama với Đạt lai Lạt ma
Trung Quốc kêu gọi Mỹ hủy cuộc gặp Obama với Đạt lai Lạt ma

VOV.VN - Dự kiến Tổng thống Obama sẽ có cuộc gặp với Đạt lai Lạt ma vào ngày 21/2 tại Nhà Trắng.

Trung Quốc kêu gọi Mỹ hủy cuộc gặp Obama với Đạt lai Lạt ma

Trung Quốc kêu gọi Mỹ hủy cuộc gặp Obama với Đạt lai Lạt ma

VOV.VN - Dự kiến Tổng thống Obama sẽ có cuộc gặp với Đạt lai Lạt ma vào ngày 21/2 tại Nhà Trắng.

Trung Quốc phản đối việc Đạt Lai Lạt Ma thăm Mỹ
Trung Quốc phản đối việc Đạt Lai Lạt Ma thăm Mỹ

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại lập trường nhất quán của nước này là kiên quyết phản đối Đạt Lai Lạt Ma thăm Mỹ, phản đối lãnh đạo Mỹ tiếp xúc với Đạt Lai Lạt Ma  

Trung Quốc phản đối việc Đạt Lai Lạt Ma thăm Mỹ

Trung Quốc phản đối việc Đạt Lai Lạt Ma thăm Mỹ

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại lập trường nhất quán của nước này là kiên quyết phản đối Đạt Lai Lạt Ma thăm Mỹ, phản đối lãnh đạo Mỹ tiếp xúc với Đạt Lai Lạt Ma  

Trung Quốc phản đối Mỹ dự định gặp Đạt Lai Lạt Ma
Trung Quốc phản đối Mỹ dự định gặp Đạt Lai Lạt Ma

Trung Quốc yêu cầu phía Mỹ tôn trọng cam kết Tây Tạng là một bộ phận của của Trung Quốc, phản đối Tây Tạng độc lập, lập tức hủy bỏ quyết định trên

Trung Quốc phản đối Mỹ dự định gặp Đạt Lai Lạt Ma

Trung Quốc phản đối Mỹ dự định gặp Đạt Lai Lạt Ma

Trung Quốc yêu cầu phía Mỹ tôn trọng cam kết Tây Tạng là một bộ phận của của Trung Quốc, phản đối Tây Tạng độc lập, lập tức hủy bỏ quyết định trên