Tổng thống Nga Putin phê duyệt học thuyết hạt nhân mới

VOV.VN - Hãng tin Nga TASS sáng nay (19/11) đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh phê duyệt học thuyết hạt nhân với các điều khoản sửa đổi mới.

Theo sắc lệnh mới sửa đổi, nguyên tắc cơ bản của học thuyết nhấn mạnh vũ khí hạt nhân là biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, do sự xuất hiện của các mối đe dọa và rủi ro quân sự mới đối với Liên Bang Nga, nước này cần phải điều chỉnh các điều kiện cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân.

Cụ thể, danh mục các quốc gia và liên minh quân sự mà Liên bang Nga thực hiện răn đe hạt nhân đã được mở rộng. Danh mục các mối đe dọa quân sự đòi hỏi Nga phải sử dụng các biện pháp răn đe hạt nhân cũng được bổ sung.

Theo học thuyết hạt nhân mới này, đòn xâm lược từ bất kỳ quốc gia phi hạt nhân nào, có sự tham gia hoặc hỗ trợ của một quốc gia hạt nhân, sẽ được coi là một cuộc tấn công chung vào Liên bang Nga. Ngoài ra, Liên bang Nga có thể đáp trả bằng vũ khí hạt nhân khi có mối đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền của mình. Nga cũng sẽ đáp trả khi có các cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường nhằm vào Belarus, với tư cách là một thành viên của Nhà nước Liên minh. Hoặc khi đối phương phóng hàng loạt máy bay quân sự, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và các phương tiện bay khác xâm nhập biên giới của Liên bang Nga.

Phiên bản trước của học thuyết hạt nhân của Liên bang Nga được phê duyệt vào tháng 6/2020. Phiên bản này thay thế một tài liệu tương tự được thông qua 10 năm trước đó.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Toàn cảnh quốc tế sáng 19/11: Ông Putin cảnh báo NATO; Ukraine sắp giáng đòn vào Nga?
Toàn cảnh quốc tế sáng 19/11: Ông Putin cảnh báo NATO; Ukraine sắp giáng đòn vào Nga?

VOV.VN - Các nguồn tin cho biết Ukraine dự kiến sẽ tiến hành các cuộc tấn công tầm xa đầu tiên trong vài ngày tới. Tuy không tiết lộ chi tiết vì lý do an ninh tác chiến, nhưng theo các nguồn tin, trong cuộc tấn công đầu tiên, Lực lượng Vũ trang Ukraine sẽ sử dụng tên lửa ATACMS với tầm bắn lên tới 306 km.

Toàn cảnh quốc tế sáng 19/11: Ông Putin cảnh báo NATO; Ukraine sắp giáng đòn vào Nga?

Toàn cảnh quốc tế sáng 19/11: Ông Putin cảnh báo NATO; Ukraine sắp giáng đòn vào Nga?

VOV.VN - Các nguồn tin cho biết Ukraine dự kiến sẽ tiến hành các cuộc tấn công tầm xa đầu tiên trong vài ngày tới. Tuy không tiết lộ chi tiết vì lý do an ninh tác chiến, nhưng theo các nguồn tin, trong cuộc tấn công đầu tiên, Lực lượng Vũ trang Ukraine sẽ sử dụng tên lửa ATACMS với tầm bắn lên tới 306 km.

Thủ tướng Đức điện đàm với Tổng thống Putin: Phương Tây thất bại cô lập Nga?
Thủ tướng Đức điện đàm với Tổng thống Putin: Phương Tây thất bại cô lập Nga?

VOV.VN - Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với nhau trong 1 tiếng ngày 15/11. Đây là cuộc thảo luận đầu tiên giữa ông Putin và một nhà lãnh đạo đương nhiệm của một quốc gia phương Tây lớn kể từ cuối năm 2022.

Thủ tướng Đức điện đàm với Tổng thống Putin: Phương Tây thất bại cô lập Nga?

Thủ tướng Đức điện đàm với Tổng thống Putin: Phương Tây thất bại cô lập Nga?

VOV.VN - Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện đàm với nhau trong 1 tiếng ngày 15/11. Đây là cuộc thảo luận đầu tiên giữa ông Putin và một nhà lãnh đạo đương nhiệm của một quốc gia phương Tây lớn kể từ cuối năm 2022.

Tổng thống Putin nêu điều kiện đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine
Tổng thống Putin nêu điều kiện đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Putin nhấn mạnh, bất kỳ giải pháp tiềm năng nào giữa Nga và Ukraine đều phải tính đến lợi ích của Nga trong lĩnh vực an ninh, cũng như thực tế về lãnh thổ và “loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của xung đột”.

Tổng thống Putin nêu điều kiện đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Tổng thống Putin nêu điều kiện đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Putin nhấn mạnh, bất kỳ giải pháp tiềm năng nào giữa Nga và Ukraine đều phải tính đến lợi ích của Nga trong lĩnh vực an ninh, cũng như thực tế về lãnh thổ và “loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của xung đột”.