Tổng thống Putin đề xuất việc phê chuẩn hiệp ước an ninh với Belarus

VOV.VN - Ngày 5/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đệ trình lên Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) dự luật phê chuẩn Hiệp ước về đảm bảo an ninh giữa Nga và Belarus trong khuôn khổ Nhà nước Liên minh.

Hiệp ước này được ký kết tại Minsk vào ngày 6/12 năm ngoái. Theo nội dung hiệp ước, Nga và Belarus xác định vũ khí hạt nhân của Nga là yếu tố quan trọng trong việc ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cũng như xung đột quân sự quy mô lớn. Việc sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ được coi là biện pháp cuối cùng khi không còn giải pháp nào khác.

Hiệp ước quy định rằng, Nga có thể triển khai vũ khí hạt nhân để đáp trả nếu một trong hai nước bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân, vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc nếu xảy ra một cuộc xâm lược bằng vũ khí thông thường đe dọa nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một trong hai nước. Việc sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ Belarus sẽ do hai nước thống nhất theo một cơ chế riêng.

Ngoài ra, hiệp ước nhấn mạnh rằng, bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào một trong hai nước sẽ được coi là hành động xâm lược chống lại toàn bộ Nhà nước Liên minh Nga - Belarus. Trong trường hợp đó, cả hai quốc gia sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả bằng mọi phương tiện sẵn có, phù hợp với Điều 51 của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp của mỗi nước.

Hiệp ước cũng tạo điều kiện cho Nga xây dựng các căn cứ quân sự và triển khai lực lượng tại Belarus nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và đối phó với các mối đe dọa an ninh.

Để đảm bảo việc thực thi hiệp ước, hai nước sẽ chỉ định các đại diện đặc biệt và tổ chức mỗi năm ít nhất hai cuộc họp để đánh giá tiến độ thực hiện cũng như đề xuất các biện pháp tăng cường hiệu quả.

Hiệp ước có hiệu lực trong 10 năm và sẽ tự động gia hạn thêm 10 năm nữa nếu không có bên nào phản đối.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đánh vào năng lượng, Nga đe dọa sự tồn vong của Ukraine như thế nào?
Đánh vào năng lượng, Nga đe dọa sự tồn vong của Ukraine như thế nào?

VOV.VN - Một trong các chiến lược lợi hại của Nga là tập kích dữ dội vào hệ thống năng lượng của Ukraine, đặc biệt là cơ sở hạ tầng điện lực, từ đó hạn chế năng lực quân sự của Ukraine cũng như tạo ra nhiều nguy cơ khôn lường cho sự tồn vong của nhà nước Ukraine.

Đánh vào năng lượng, Nga đe dọa sự tồn vong của Ukraine như thế nào?

Đánh vào năng lượng, Nga đe dọa sự tồn vong của Ukraine như thế nào?

VOV.VN - Một trong các chiến lược lợi hại của Nga là tập kích dữ dội vào hệ thống năng lượng của Ukraine, đặc biệt là cơ sở hạ tầng điện lực, từ đó hạn chế năng lực quân sự của Ukraine cũng như tạo ra nhiều nguy cơ khôn lường cho sự tồn vong của nhà nước Ukraine.

Nga và Ukraine tiếp tục trao đổi tù binh
Nga và Ukraine tiếp tục trao đổi tù binh

VOV.VN - Ngày 5/2, Bộ Quốc phòng Nga thông báo Nga và Ukraine đã tiến hành trao đổi tù binh theo công thức 150 đổi 150.

Nga và Ukraine tiếp tục trao đổi tù binh

Nga và Ukraine tiếp tục trao đổi tù binh

VOV.VN - Ngày 5/2, Bộ Quốc phòng Nga thông báo Nga và Ukraine đã tiến hành trao đổi tù binh theo công thức 150 đổi 150.

Giải mã sức mạnh “kẻ hủy diệt” Iskander-1000 của Nga khiến NATO và Ukraine lạnh gáy
Giải mã sức mạnh “kẻ hủy diệt” Iskander-1000 của Nga khiến NATO và Ukraine lạnh gáy

VOV.VN - Hãng thông tấn Sputnik ngày 4/2 cho biết, Nga đang chuẩn bị triển khai phiên bản mới của tên lửa đạn đạo chiến thuật đất đối đất Iskander có tên gọi Iskander-1000 tới Ukraine. Tầm bắn mở rộng và khả năng tiên tiến của tên lửa này dự kiến ​​sẽ làm gia tăng mối lo ngại đối với Ukraine và các quốc gia NATO.

Giải mã sức mạnh “kẻ hủy diệt” Iskander-1000 của Nga khiến NATO và Ukraine lạnh gáy

Giải mã sức mạnh “kẻ hủy diệt” Iskander-1000 của Nga khiến NATO và Ukraine lạnh gáy

VOV.VN - Hãng thông tấn Sputnik ngày 4/2 cho biết, Nga đang chuẩn bị triển khai phiên bản mới của tên lửa đạn đạo chiến thuật đất đối đất Iskander có tên gọi Iskander-1000 tới Ukraine. Tầm bắn mở rộng và khả năng tiên tiến của tên lửa này dự kiến ​​sẽ làm gia tăng mối lo ngại đối với Ukraine và các quốc gia NATO.