Tổng thống Rousseff: Tương lai của Brazil bị đe dọa nghiêm trọng

VOV.VN - Tổng thống Dilma Rousseff tuyên bố, tương lai của Brazil đang bị đọa nghiêm trọng bởi những thế lực thù địch sử dụng mưu đồ nhằm lật đổ bà.

Phát biểu tại phiên luận tội ở Thượng viện ngày 29/8, bà Rousseff một lần nữa bác bỏ tất cả những cáo buộc về vi phạm quy tắc ngân sách. Bà Rousseff lên án quá trình luận tội bà suốt 9 tháng qua đã làm tê liệt nền chính trị Brazil và làm tồi tệ thêm những bất ổn trong nước.

Bà Rousseff lên tiếng bảo vệ bản thân trong phiên luận tôi bà. Ảnh: AP

Tổng thống Rousseff cáo buộc phe đối thủ đang tìm mọi cách để lật đổ Đảng cầm quyền nhằm bảo vệ các lợi ích của một số tầng lớp đặc quyền ở Brazil: “Những gì đang diễn ra ở Brazil là một sự vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và có thể coi là một âm mưu đảo chính. Đối mặt với những cáo buộc chống lại mình, tôi cảm nhận rõ sự cay đắng của bất công và độc đoán.

Đừng mong tôi phải khúm núm trong sự im lặng để cho những thế lực hèn nhát sử dụng vũ khí và mưu đồ của mình nhằm phá hoại nền dân chủ và pháp quyền của Brazil.

Được hơn 54 triệu cử tri bầu, tôi có trọng trách phải duy trì cũng như tuân thủ Hiến pháp, luật pháp để bảo vệ cuộc sống người dân Brazil, duy trì sự đoàn kết, toàn vẹn và độc lập lãnh thổ cho đất nước”.

Kể từ khi bị Quốc hội Brazil đình chỉ chức vụ hồi tháng 5 vừa qua, đây là lần đầu tiên bà Rousseff ra điều trần trước Thượng viện. Theo kế hoạch, sau khi nghe bà Rousseff giải trình, trong vòng 48 giờ, 81 thượng nghị sĩ sẽ tiến hành bỏ phiếu để đưa ra quyết định cuối cùng về việc có bãi nhiệm nữ Tổng thống Roussef hay không.

Theo Hiến pháp Brazil, chỉ cần 54 nghị sĩ, tương đương 2/3 số ghế Thượng viện, bỏ phiếu đồng ý, bà Rousseff sẽ chính thức bị phế truất chấm dứt 13 năm cầm quyền của Đảng Lao động. Khi đó, Chính phủ của Tổng thống lâm thời Michel Temer sẽ nắm quyền cho đến hết nhiệm kỳ đến hết năm 2018.

Thượng viện Brazil bắt đầu phiên luận tội xem xét bãi nhiệm Tổng thống Rousseff từ hôm 25/8. Nhiều nghị sĩ lên tiếng cho rằng bà phải chịu trách nhiệm hình sự vì đã làm cho nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới này rơi vào khủng hoảng tồi tệ hiện nay. Trong khi đó, có nhiều người dân Brazil khi được hỏi nói rằng không nhất thiết phải thực hiện thủ tục gây tranh cãi này./,

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Brazil Rousseff lần đầu tiên ra điều trần trước Quốc hội
Tổng thống Brazil Rousseff lần đầu tiên ra điều trần trước Quốc hội

VOV.VN - Hôm nay (29/8), Tổng thống Brazil Dilma Rousseff sẽ ra điều trần trước Thượng viện để tự bào chữa cho mình.

Tổng thống Brazil Rousseff lần đầu tiên ra điều trần trước Quốc hội

Tổng thống Brazil Rousseff lần đầu tiên ra điều trần trước Quốc hội

VOV.VN - Hôm nay (29/8), Tổng thống Brazil Dilma Rousseff sẽ ra điều trần trước Thượng viện để tự bào chữa cho mình.

Đảng Lao động ở Brazil bị dồn vào chân tường vì bê bối tham nhũng
Đảng Lao động ở Brazil bị dồn vào chân tường vì bê bối tham nhũng

VOV.VN - Với việc 2 lãnh đạo hàng đầu phải đối mặt với nguy cơ bị kết tội, đảng Lao động ở Brazil thực sự đang bị dồn vào chân tường.

Đảng Lao động ở Brazil bị dồn vào chân tường vì bê bối tham nhũng

Đảng Lao động ở Brazil bị dồn vào chân tường vì bê bối tham nhũng

VOV.VN - Với việc 2 lãnh đạo hàng đầu phải đối mặt với nguy cơ bị kết tội, đảng Lao động ở Brazil thực sự đang bị dồn vào chân tường.

Tương lai của bà Rousseff sẽ không tác động nhiều đến kinh tế Brazil
Tương lai của bà Rousseff sẽ không tác động nhiều đến kinh tế Brazil

VOV.VN - Thượng viện Brazil ngày 25/8 đã tiến hành luận tội xem xét bãi nhiệm Tổng thống Dilma Rousseff với cáo buộc vi phạm luật ngân sách quốc gia.

Tương lai của bà Rousseff sẽ không tác động nhiều đến kinh tế Brazil

Tương lai của bà Rousseff sẽ không tác động nhiều đến kinh tế Brazil

VOV.VN - Thượng viện Brazil ngày 25/8 đã tiến hành luận tội xem xét bãi nhiệm Tổng thống Dilma Rousseff với cáo buộc vi phạm luật ngân sách quốc gia.