Triều Tiên toan tính gì sau các vụ thử tên lửa liên tiếp?

VOV.VN - Giới quan sát cho rằng, Mỹ cũng cần đưa ra cách tiếp cận “có đi có lại” với Triều Tiên để đảm bảo tiến trình ngoại giao hiện nay đi đúng hướng.

Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tuần, Triều Tiên đã tiến hành 4 vụ phóng, trong đó có các vụ thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn, phủ bóng lên các cuộc đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên về chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này. Các vụ phóng liên tiếp của Triều Tiên là thông điệp về sự đòi hỏi công bằng trong các cam kết với Mỹ và giới quan sát cho rằng, Mỹ cũng cần đưa ra cách tiếp cận “có đi có lại” với Triều Tiên để đảm bảo tiến trình ngoại giao hiện nay đi đúng hướng.

Một vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: Business Insider.

Triều Tiên gần đây tiến hàng hàng loạt các vụ thử tên lửa và chế tạo tàu ngầm mới có khả năng mang theo cùng lúc 3 tên lửa đạn đạo liên lục địa, bất chấp cử chỉ thiện chí lịch sử mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên trong lịch sử bước chân vào lãnh thổ Triều Tiên. 

Trong khi Tổng thống Mỹ vẫn mong muốn đảm bảo chiến thắng ngoại giao lớn về Triều Tiên để tạo cú hích trong chiến dịch tranh cử Tổng thống 2020, thì Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng đang phải đối mặt với sức ép trong nước. Đã có một số ý kiến thận trọng về quyết định theo đuổi chính sách ngoại giao hạt nhân của Nhà lãnh đạo Triều Tiên đưa ra vào năm ngoái, đặc biệt sau khi Hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội vào tháng 2 vừa qua không đạt được bất kì sự nhượng bộ nào từ phía Mỹ trong việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Vì vậy, những cảnh báo của Triều Tiên cùng với các vụ thử  tên lửa liên tiếp gần đây cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un không chỉ muốn tìm kiếm các đảm bảo an ninh từ Mỹ, mà còn muốn được đối xử bình đẳng trong các cam kết đã đưa ra. Triều Tiên đã nhiều lần nhấn mạnh rằng không sẵn sàng đưa ra tất cả các nhượng bộ, nếu Mỹ không có biện pháp đáp lại. Ví dụ Triều Tiên không thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hay hạt nhân, thì đổi lại Mỹ cũng phải dừng tập trận quân sự lớn với Hàn Quốc.

Phát biểu tại Hội nghị quốc tế về giải trừ vũ khí hạt nhân tại Geneva, Thụy Sĩ hôm qua (6/8), nhà ngoại giao Triều Tiên Ju Yong Chol nhấn mạnh:“Triều Tiên đã cảnh báo nhiều lần rằng các cuộc tập trận quân sự chung sẽ chặn những bước tiến trong mối quan hệ với Mỹ và Hàn Quốc. Điều này cũng có thể buộc Triều Tiên sẽ cân nhắc đưa ra các bước đi xa hơn. Không có luật nào qui định một nước tuân thủ cam kết trong khi các bên khác lại không thực hiện. Mỹ và Hàn Quốc thường khẳng định tập trận quân sự là phòng vệ và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Vậy chúng tôi cũng phải phát triển và thử tên lửa để bảo vệ quốc phòng cần thiết cho chúng tôi”.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump được đánh giá có phản ứng khá mềm mỏng với các vụ phóng thử tên lửa liên tiếp của Triều Tiên gần đây. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ  Mark Esper hôm 6/8 tuyên bố, Mỹ vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại với Triều Tiên.

“Tôi nghĩ điều quan trọng hiện nay đó là tiếp tục mở cánh cửa ngoại giao.  Hai nhà lãnh đạo Mỹ- Triều Tiên đã có cuộc gặp hữu ích và chúng tôi sẽ không phản ứng thái quá với các vụ phóng tên lửa này. Tuy nhiên Mỹ sẽ giám sát và theo dõi chặt chẽ những diến biến đang xảy ra”, ông Mark Esper nói.

Cách tiếp cận của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Triều Tiên đã giúp cải thiện nhiều mối quan hệ song phương thời gian qua, nhưng vẫn chưa đủ để mang lại hòa bình. Giới chuyên gia cho rằng, Mỹ nên quan tâm hơn đến những lo ngại của Triều Tiên và một cách tiếp cận “có đi có lại” sẽ mang lại kết quả có ý nghĩa hơn trong tiến trình phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên.

Phản ứng mềm mỏng của Mỹ về các vụ thử tên lửa gần đây cũng  được  giới quan sát nhận định không phải là cách hiệu quả. Nếu Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa có thể không làm nguy hại đến an ninh nước Mỹ, nhưng có thể là mối đe dọa với các đồng minh của Mỹ trong khu vực.  

Mỹ cũng không nên lờ đi những cảnh báo leo thang của Triều Tiên bằng việc “không làm gì” vì kiên nhẫn của Triều Tiên cũng chỉ có giới hạn. Đầu tháng 8, Triều Tiên tuyên bố có thể tiếp tục nối lại các vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa, trong khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng đặt ra hạn chót rõ ràng cuối năm nay để nối lại đàm phán. Giới quan sát nhận định, nếu Mỹ tiếp tục không phản ứng và hạn chót cuối năm 2019 đi qua mà không có sự thay đổi lập trường trong đàm phán của Mỹ, nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể chào đón năm mới với một vụ “nổ lớn”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phản ứng của Mỹ về việc Triều Tiên thử vũ khí
Phản ứng của Mỹ về việc Triều Tiên thử vũ khí

VOV.VN - Triều Tiên đẩy mạnh việc phô diễn các loại vũ khí bằng cách bắn 2 vật thể bay không xác định từ tỉnh Nam Hwanghae xuống vùng biển Nhật Bản.

Phản ứng của Mỹ về việc Triều Tiên thử vũ khí

Phản ứng của Mỹ về việc Triều Tiên thử vũ khí

VOV.VN - Triều Tiên đẩy mạnh việc phô diễn các loại vũ khí bằng cách bắn 2 vật thể bay không xác định từ tỉnh Nam Hwanghae xuống vùng biển Nhật Bản.

Triều Tiên phóng tên lửa, đe dọa có hướng đi mới khi Mỹ “mài sắc gươm”
Triều Tiên phóng tên lửa, đe dọa có hướng đi mới khi Mỹ “mài sắc gươm”

VOV.VN - Theo quân đội Hàn Quốc, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa chưa xác định rõ ra biển ngoài khơi vùng bờ biển phía tây của nước này vào hôm 6/8.

Triều Tiên phóng tên lửa, đe dọa có hướng đi mới khi Mỹ “mài sắc gươm”

Triều Tiên phóng tên lửa, đe dọa có hướng đi mới khi Mỹ “mài sắc gươm”

VOV.VN - Theo quân đội Hàn Quốc, Triều Tiên đã phóng 2 tên lửa chưa xác định rõ ra biển ngoài khơi vùng bờ biển phía tây của nước này vào hôm 6/8.

Triều Tiên cảnh báo tìm “ngã rẽ” mới cho vấn đề hạt nhân
Triều Tiên cảnh báo tìm “ngã rẽ” mới cho vấn đề hạt nhân

VOV.VN -Trước và ngay trong thời điểm Mỹ-Hàn tập trận chung, mang tên Đồng Minh; Triều Tiên đã tiến hành tới 4 vụ phóng thử tên lửa mới.

Triều Tiên cảnh báo tìm “ngã rẽ” mới cho vấn đề hạt nhân

Triều Tiên cảnh báo tìm “ngã rẽ” mới cho vấn đề hạt nhân

VOV.VN -Trước và ngay trong thời điểm Mỹ-Hàn tập trận chung, mang tên Đồng Minh; Triều Tiên đã tiến hành tới 4 vụ phóng thử tên lửa mới.