Trung Quốc cho rằng “Thông cáo chung Thượng Hải” 1972 không được tuân thủ hiệu quả

VOV.VN - Tại sự kiện kỷ niệm 50 năm “Thông cáo chung Thượng Hải” - thỏa thuận đánh dấu bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung Quốc tổ chức hôm 28/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng quan hệ Trung-Mỹ căng thẳng hiện nay một phần là do bản thông cáo này chưa được tuân thủ hiệu quả.

Lễ kỷ niệm được tổ chức ở Thượng Hải, nơi bản thông cáo đặt tiền đề cho việc bình thường hóa quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ được ký kết. Phát biểu qua hình thức trực tuyến, ông Vương Nghị đề cao tinh thần của “Thông cáo chung Thượng Hải” và “hàng loạt tiến triển lớn đã đạt được trong quan hệ Trung-Mỹ”.

Ông Vương cho rằng, quan hệ Trung - Mỹ hiện đang phải đối mặt với những “thách thức gay gắt hiếm thấy kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao”, làm dấy lên “lo ngại nghiêm trọng trong cộng đồng quốc tế về việc thế giới rơi vào tình trạng chia rẽ.” Theo ông, một lý do quan trọng của tình trạng này là “nguyên tắc và tinh thần của Thông cáo chung Thượng Hải đã không được tuân thủ một cách hiệu quả.”

Ngoại trưởng Vương hối thúc Mỹ nối lại chính sách “lý tính và thiết thực” đối với Trung Quốc, trong đó vấn đề Đài Loan hay “giữ vững nguyên tắc một nước Trung Quốc” được đặt lên hàng đầu. Đây là nguyên tắc được xác lập trong chuyến thăm của cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972, nhằm “củng cố nền tảng chính trị” của quan hệ song phương. Ông nhắc lại lời kêu gọi Mỹ ngừng ủng hộ “Đài Loan độc lập”, “dùng Đài Loan kiểm soát Trung Quốc”, duy trì hòa bình ổn định trên eo biển Đài Loan.

Nhà ngoại giao Trung Quốc cũng kêu gọi hai bên tôn trọng lẫn nhau, nhằm nắm bắt phương hướng đúng đắn của quan hệ Trung-Mỹ; hợp tác cùng thắng, nhằm thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng của mỗi quốc gia.

Vương Nghị nhấn mạnh, Trung Quốc “giữ thái độ cởi mở” trong việc Mỹ tham gia Sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” (BRI) cũng như Sáng kiến ​​Phát triển Toàn cầu - một lời kêu gọi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra vào tháng 9/2021 dành cho tất cả các nước để hướng tới sự phát triển bền vững. Ông Vương cũng cho biết, Bắc Kinh sẵn sàng xem xét phối hợp với sáng kiến ​​“Xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn”, gọi tắt là B3W, để cung cấp cho thế giới nhiều hàng hóa công chất lượng cao hơn”.  

Được biết, B3W là một sáng kiến về đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu được nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G7) đề xuất hồi cuối tháng 6/2021, nhằm tạo ra phương án thay thế Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc xem xét kế hoạch thay thế các chuyến bay thuê bao sơ tán công dân khỏi Ukraine
Trung Quốc xem xét kế hoạch thay thế các chuyến bay thuê bao sơ tán công dân khỏi Ukraine

VOV.VN - Đại sứ quán Trung Quốc tại Ukraine hôm qua (27/2) cho biết, họ đang cân nhắc các kế hoạch thay thế để sơ tán công dân khỏi đất nước này bên cạnh các chuyến bay thuê bao trong bối cảnh tình hình tiếp tục xấu đi. 

Trung Quốc xem xét kế hoạch thay thế các chuyến bay thuê bao sơ tán công dân khỏi Ukraine

Trung Quốc xem xét kế hoạch thay thế các chuyến bay thuê bao sơ tán công dân khỏi Ukraine

VOV.VN - Đại sứ quán Trung Quốc tại Ukraine hôm qua (27/2) cho biết, họ đang cân nhắc các kế hoạch thay thế để sơ tán công dân khỏi đất nước này bên cạnh các chuyến bay thuê bao trong bối cảnh tình hình tiếp tục xấu đi. 

Trung Quốc cho rằng các biện pháp trừng phạt Nga không giải quyết được vấn đề Ukraine
Trung Quốc cho rằng các biện pháp trừng phạt Nga không giải quyết được vấn đề Ukraine

VOV.VN - Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Đức Analena Baerbock mới đây, Ủy viên Quốc vụ viện kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết, Trung Quốc không ủng hộ việc sử dụng các biện pháp trừng phạt để giải quyết vấn đề Ukraine. 

Trung Quốc cho rằng các biện pháp trừng phạt Nga không giải quyết được vấn đề Ukraine

Trung Quốc cho rằng các biện pháp trừng phạt Nga không giải quyết được vấn đề Ukraine

VOV.VN - Trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Đức Analena Baerbock mới đây, Ủy viên Quốc vụ viện kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết, Trung Quốc không ủng hộ việc sử dụng các biện pháp trừng phạt để giải quyết vấn đề Ukraine. 

Mỹ trừng phạt Nga do vấn đề Ukraine: Trung Quốc ít bị ảnh hưởng, thậm chí còn được lợi
Mỹ trừng phạt Nga do vấn đề Ukraine: Trung Quốc ít bị ảnh hưởng, thậm chí còn được lợi

VOV.VN - Sau khi Nga công nhận độc lập của 2 vùng ly khai ở miền Đông Ukraine, Mỹ và đồng minh đã gia tăng trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga. Mặc dù vậy, Trung Quốc (nước có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nga) ít bị ảnh hưởng từ các trừng phạt đó, thậm chí còn hưởng lợi trong một chừng mực nào đó.

Mỹ trừng phạt Nga do vấn đề Ukraine: Trung Quốc ít bị ảnh hưởng, thậm chí còn được lợi

Mỹ trừng phạt Nga do vấn đề Ukraine: Trung Quốc ít bị ảnh hưởng, thậm chí còn được lợi

VOV.VN - Sau khi Nga công nhận độc lập của 2 vùng ly khai ở miền Đông Ukraine, Mỹ và đồng minh đã gia tăng trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga. Mặc dù vậy, Trung Quốc (nước có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nga) ít bị ảnh hưởng từ các trừng phạt đó, thậm chí còn hưởng lợi trong một chừng mực nào đó.

Ông Tập Cận Bình với tham vọng chấn hưng nông thôn Trung Quốc
Ông Tập Cận Bình với tham vọng chấn hưng nông thôn Trung Quốc

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy một tầm nhìn mới về chấn hưng nông thôn, xử lý hàng loạt các vấn đề lớn kéo dài của nước này như khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, an ninh lương thực, tình trạng đói nghèo...

Ông Tập Cận Bình với tham vọng chấn hưng nông thôn Trung Quốc

Ông Tập Cận Bình với tham vọng chấn hưng nông thôn Trung Quốc

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy một tầm nhìn mới về chấn hưng nông thôn, xử lý hàng loạt các vấn đề lớn kéo dài của nước này như khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, an ninh lương thực, tình trạng đói nghèo...

Mỹ, Nga và Trung Quốc chạy đua công nghệ vũ khí laser tối tân và lợi hại
Mỹ, Nga và Trung Quốc chạy đua công nghệ vũ khí laser tối tân và lợi hại

VOV.VN - Các thiết bị laser trên máy bay mang lại cho các chiến đấu cơ lợi thế trong cận chiến trên không. Đây cũng là công cụ phòng ngự đầy tiềm năng giúp chống lại các vũ khí siêu thanh nguy hiểm.

Mỹ, Nga và Trung Quốc chạy đua công nghệ vũ khí laser tối tân và lợi hại

Mỹ, Nga và Trung Quốc chạy đua công nghệ vũ khí laser tối tân và lợi hại

VOV.VN - Các thiết bị laser trên máy bay mang lại cho các chiến đấu cơ lợi thế trong cận chiến trên không. Đây cũng là công cụ phòng ngự đầy tiềm năng giúp chống lại các vũ khí siêu thanh nguy hiểm.

Phi Hổ - nhóm phi công Mỹ làm lính đánh thuê cho Trung Quốc chống phát xít Nhật Bản
Phi Hổ - nhóm phi công Mỹ làm lính đánh thuê cho Trung Quốc chống phát xít Nhật Bản

VOV.VN - Tám thập kỷ trước, một nhóm phi công Mỹ tham gia trận chiến đầu tiên của họ trong Thế chiến II với sứ mệnh đặc biệt: Làm lính đánh thuê cho Trung Quốc trong kháng chiến chống quân phát xít Nhật Bản. Họ được gọi là Nhóm tình nguyện Mỹ Quốc (AVG), sau đó được biết đến bằng cái tên Phi Hổ.

Phi Hổ - nhóm phi công Mỹ làm lính đánh thuê cho Trung Quốc chống phát xít Nhật Bản

Phi Hổ - nhóm phi công Mỹ làm lính đánh thuê cho Trung Quốc chống phát xít Nhật Bản

VOV.VN - Tám thập kỷ trước, một nhóm phi công Mỹ tham gia trận chiến đầu tiên của họ trong Thế chiến II với sứ mệnh đặc biệt: Làm lính đánh thuê cho Trung Quốc trong kháng chiến chống quân phát xít Nhật Bản. Họ được gọi là Nhóm tình nguyện Mỹ Quốc (AVG), sau đó được biết đến bằng cái tên Phi Hổ.

Cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ mải đầu tư cho quân sự mà bỏ quên mặt trận kinh tế
Cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ mải đầu tư cho quân sự mà bỏ quên mặt trận kinh tế

VOV.VN - Hiện nay Mỹ đang nhấn mạnh quá nhiều tới khía quân sự-an ninh trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc. Điều này khiến Mỹ theo đuổi một chiến lược ngày càng không tương thích với nền tảng kinh tế của cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung đó.

Cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ mải đầu tư cho quân sự mà bỏ quên mặt trận kinh tế

Cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ mải đầu tư cho quân sự mà bỏ quên mặt trận kinh tế

VOV.VN - Hiện nay Mỹ đang nhấn mạnh quá nhiều tới khía quân sự-an ninh trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc. Điều này khiến Mỹ theo đuổi một chiến lược ngày càng không tương thích với nền tảng kinh tế của cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung đó.

Lợi thế đất hiếm của Trung Quốc đe dọa an ninh nước Mỹ về lâu dài
Lợi thế đất hiếm của Trung Quốc đe dọa an ninh nước Mỹ về lâu dài

VOV.VN - Trong cuộc cạnh tranh toàn diện Mỹ-Trung Quốc hiện nay, phía Trung Quốc đang sở hữu lợi thế vô cùng lớn mà Mỹ khó lòng vượt qua, đó là đất hiếm - nguyên liệu thiết yếu cho các ngành công nghệ hiện đại, bao gồm cả công nghệ quân sự. Lợi thế này có thể chuyển hóa thành lợi thế về kinh tế.

Lợi thế đất hiếm của Trung Quốc đe dọa an ninh nước Mỹ về lâu dài

Lợi thế đất hiếm của Trung Quốc đe dọa an ninh nước Mỹ về lâu dài

VOV.VN - Trong cuộc cạnh tranh toàn diện Mỹ-Trung Quốc hiện nay, phía Trung Quốc đang sở hữu lợi thế vô cùng lớn mà Mỹ khó lòng vượt qua, đó là đất hiếm - nguyên liệu thiết yếu cho các ngành công nghệ hiện đại, bao gồm cả công nghệ quân sự. Lợi thế này có thể chuyển hóa thành lợi thế về kinh tế.