Trung Quốc mang về 1.935,3 gram mẫu đất từ vùng tối Mặt Trăng

VOV.VN - Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc hôm nay (28/6) cho biết, nước này đã mang về từ vùng tối, hay phía xa của Mặt Trăng lô đất đá đầu tiên nặng 1.935,3 gram.

Lô đất đá này vừa được bàn giao cho Phòng thí nghiệm mẫu vật Mặt Trăng trong một buổi lễ tổ chức tại Bắc Kinh ngày 28/6.

Những mẫu đất đá này sẽ được các nhà nghiên cứu của hệ thống ứng dụng mặt đất Trung Quốc cất giữ, xử lý và nghiên cứu theo kế hoạch. Điều này đánh dấu sứ mệnh Hằng Nga-6 đã chuyển từ giai đoạn triển khai kỹ thuật sang nghiên cứu khoa học.

Lô mẫu vật này vừa được mang về Trái Đất hôm 25/6. Đây là sứ mệnh thu thập vật chất từ vùng tối Mặt Trăng đưa trở về Trái Đất lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Ông Biện Chí Cương, Phó Cục trưởng Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc cho biết, nước này mong muốn chia sẻ dữ liệu về đất đá Mặt Trăng với các nhà khoa học trên thế giới trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi với thái độ cởi mở.

So với sứ mệnh cách đây 4 năm, Hằng Nga-6 đã thu được nhiều hơn 204,3 gram vật chất. Đến nay, mới có 77,7 gram, tương đương khoảng 4,5% mẫu vật Mặt Trăng do tàu thăm dò Hằng Nga-5 mang về được đem đi nghiên cứu.

Theo Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc, các mẫu vật đem về từ vùng tối Mặt Trăng có ý nghĩa khoa học độc đáo và sẽ nâng cao hiểu biết của nhân loại về quá trình tiến hóa của Mặt Trăng, đẩy nhanh quá trình thăm dò và sử dụng tài nguyên Mặt Trăng một cách hòa bình.

Ông Biện Chí Cương cho biết thêm, trong tương lai gần, hoạt động thám hiểm không gian sâu của Trung Quốc sẽ tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực là thăm dò Mặt Trăng và các hành tinh.

Về thám hiểm Mặt Trăng, sau sứ mệnh Hằng Nga-6 sẽ là các nhiệm vụ của Hằng Nga-7 và Hằng Nga-8. Trong đó, Hằng Nga-7 thăm dò tài nguyên ở cực Nam của Mặt Trăng, còn Hằng Nga-8 tập trung vào việc xác minh công nghệ sử dụng tài nguyên tại chỗ.

Về hoạt động thám hiểm các hành tinh, Trung Quốc đã phê duyệt 4 sứ mệnh, dự kiến hoàn thành trong vòng 10-15 năm tới. Ngoài chương trình thăm dò sao Hỏa Thiên Vấn-1 đã hoàn thành vào năm 2021, nước này sẽ thực hiện sứ mệnh Thiên Vấn-2 vào khoảng năm 2025, nhằm mục đích khám phá một tiểu hành tinh gần Trái Đất, với việc bay cùng và thu thập các mẫu vật từ hành tinh này đem về. Sứ mệnh Thiên Vấn-3 được lên kế hoạch vào khoảng năm 2030, nhằm mục đích thu thập và đưa các mẫu vật từ sao Hỏa trở về Trái Đất. Sứ mệnh Thiên Vấn-4, sẽ tập trung vào việc khám phá thiên hà sao Mộc và cũng được lên kế hoạch vào khoảng năm 2030.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc lần đầu phát hiện graphene tự nhiên trong các mẫu đất Mặt Trăng
Trung Quốc lần đầu phát hiện graphene tự nhiên trong các mẫu đất Mặt Trăng

VOV.VN - Các nhà nghiên cứu Trung Quốc mới đây lần đầu tiên phát hiện ra graphene tự nhiên trong các mẫu đất do tàu thăm dò Hằng Nga-5 mang về từ Mặt Trăng, giúp cung cấp những hiểu biết mới về hoạt động địa chất, lịch sử tiến hóa và đặc điểm môi trường của Mặt Trăng, cũng như thành phần khoáng chất phức tạp trong lòng đất tại đây.

Trung Quốc lần đầu phát hiện graphene tự nhiên trong các mẫu đất Mặt Trăng

Trung Quốc lần đầu phát hiện graphene tự nhiên trong các mẫu đất Mặt Trăng

VOV.VN - Các nhà nghiên cứu Trung Quốc mới đây lần đầu tiên phát hiện ra graphene tự nhiên trong các mẫu đất do tàu thăm dò Hằng Nga-5 mang về từ Mặt Trăng, giúp cung cấp những hiểu biết mới về hoạt động địa chất, lịch sử tiến hóa và đặc điểm môi trường của Mặt Trăng, cũng như thành phần khoáng chất phức tạp trong lòng đất tại đây.

Mỹ thử nghiệm robot hoạt động trên Mặt Trăng
Mỹ thử nghiệm robot hoạt động trên Mặt Trăng

VOV.VN - Các nhà khoa học đang tiến hành thử nghiệm, cho phép robot 4 chân Spirit di chuyển trên địa hình gồ ghề, mô phỏng các điều kiện khắc nghiệt của Mặt Trăng và Sao Hỏa. Dự án này do Đại học Nam California (USC), với sự tài trợ của NASA, đứng đầu thực hiện.

Mỹ thử nghiệm robot hoạt động trên Mặt Trăng

Mỹ thử nghiệm robot hoạt động trên Mặt Trăng

VOV.VN - Các nhà khoa học đang tiến hành thử nghiệm, cho phép robot 4 chân Spirit di chuyển trên địa hình gồ ghề, mô phỏng các điều kiện khắc nghiệt của Mặt Trăng và Sao Hỏa. Dự án này do Đại học Nam California (USC), với sự tài trợ của NASA, đứng đầu thực hiện.

Mặt trăng Enceladus của sao Thổ - nơi hứa hẹn để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất
Mặt trăng Enceladus của sao Thổ - nơi hứa hẹn để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất

VOV.VN - Các nhà khoa học từ lâu đã xem mặt trăng Enceladus của sao Thổ, nơi chứa đựng một đại dương bên dưới lớp vỏ băng giá dày của nó, là một trong những nơi tốt nhất để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.

Mặt trăng Enceladus của sao Thổ - nơi hứa hẹn để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất

Mặt trăng Enceladus của sao Thổ - nơi hứa hẹn để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất

VOV.VN - Các nhà khoa học từ lâu đã xem mặt trăng Enceladus của sao Thổ, nơi chứa đựng một đại dương bên dưới lớp vỏ băng giá dày của nó, là một trong những nơi tốt nhất để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.