Trung Quốc phê duyệt công trình thủy điện gấp 3 lần Tam Hiệp tại Tây Tạng

VOV.VN - Trung Quốc đã phê chuẩn dự án xây dựng công trình thủy điện khổng lồ ở Tây Tạng, có thể tạo lượng điện gấp 3 lần Tam Hiệp.

Chính phủ Trung Quốc mới đây đã phê duyệt dự án thủy điện ở hạ lưu sông Yarlung Tsangpo (Nhã Lỗ Tạng Bố) tại khu tự trị Tây Tạng. Đây là thông tin được hãng thông tấn Tân Hoa công bố ngày 25/12.

Theo một báo cáo năm 2023, dự án thủy điện này có thể tạo ra hơn 300 tỷ kWh mỗi năm, đủ đáp ứng nhu cầu điện hàng năm của hơn 300 triệu người. Trong khi đó, nhà máy thủy điện Tam Hiệp có sản lượng điện thiết kế hàng năm là 88,2 tỷ kWh. Như vậy, xét về sản lượng điện, công trình ở Tây Tạng đã tương đương với 3 dự án thủy điện Tam Hiệp.

Còn theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hong Kong, tổng vốn đầu tư cho dự án này có thể vượt 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD).

Yarlung Tsangpo là con sông dài nhất Tây Tạng và dài thứ năm ở Trung Quốc. Đây cũng là con sông xuyên quốc gia với tổng chiều dài hơn 2.900 km,  chảy qua cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, tạo thành hẻm núi sâu nhất thế giới ở Medog, Tây Tạng.

Được biết, ngay từ năm 2020, Trung Quốc đã đưa việc phát triển thủy điện ở hạ lưu sông Yarlung Tsangpo vào Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025) và tầm nhìn dài hạn đến năm 2035.

Ông Án Chí Dũng (Yan Zhiyong), khi đó là Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc, cho biết dòng chính của sông Yarlung Tsangpo là khu vực có nguồn tài nguyên nước phong phú nhất, trong đó khu vực hạ nguồn “giàu năng lượng nước nhất thế giới”, với gần 70 triệu kW có thể khai thác về mặt kỹ thuật, gấp 3 lần nhà máy điện Tam Hiệp, với công suất lắp đặt 22,5 triệu kW. Ông gọi việc phát triển thủy điện ở hạ lưu dòng sông này là “cơ hội lịch sử” đối với ngành thủy điện Trung Quốc.

Tân Hoa xã cho biết, đây là một dự án xanh nhằm thúc đẩy phát triển carbon thấp. Công trình này cũng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các nguồn tài nguyên điện gió và điện mặt trời gần đó. Đây là giải pháp quan trọng trong thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh và carbon thấp của Trung Quốc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc phản đối Philippines triển khai hệ thống tên lửa tầm trung Typhoon
Trung Quốc phản đối Philippines triển khai hệ thống tên lửa tầm trung Typhoon

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay (26/12) ra tuyên bố kêu gọi Philippines quay lại phát triển hòa bình.

Trung Quốc phản đối Philippines triển khai hệ thống tên lửa tầm trung Typhoon

Trung Quốc phản đối Philippines triển khai hệ thống tên lửa tầm trung Typhoon

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay (26/12) ra tuyên bố kêu gọi Philippines quay lại phát triển hòa bình.

Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản hợp tác trong bối cảnh thế giới bất ổn
Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản hợp tác trong bối cảnh thế giới bất ổn

VOV.VN - Tai cuộc gặp Ngoại trưởng Nhật Bản Iwaya Takeshi hôm qua (25/12), Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường kêu gọi hai bên mở rộng hợp tác khi phát triển toàn cầu bất ổn.

Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản hợp tác trong bối cảnh thế giới bất ổn

Thủ tướng Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản hợp tác trong bối cảnh thế giới bất ổn

VOV.VN - Tai cuộc gặp Ngoại trưởng Nhật Bản Iwaya Takeshi hôm qua (25/12), Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường kêu gọi hai bên mở rộng hợp tác khi phát triển toàn cầu bất ổn.

Thêm hai tướng quân đội Trung Quốc bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội
Thêm hai tướng quân đội Trung Quốc bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội

VOV.VN - Lại có thêm hai tướng của quân đội Trung Quốc bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội, gồm Trung tướng Lục quân Vưu Hải Đào (You Haitao) và Trung tướng Hải quân Lý Bằng Trình, do nghi ngờ vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng, cụm từ thường được dùng để chỉ hành vi tham nhũng.

Thêm hai tướng quân đội Trung Quốc bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội

Thêm hai tướng quân đội Trung Quốc bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội

VOV.VN - Lại có thêm hai tướng của quân đội Trung Quốc bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội, gồm Trung tướng Lục quân Vưu Hải Đào (You Haitao) và Trung tướng Hải quân Lý Bằng Trình, do nghi ngờ vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng, cụm từ thường được dùng để chỉ hành vi tham nhũng.