“Số lượng tổ chức và lãnh đạo, quản lý giảm nhiều”

VOV.VN - Tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống hành chính bước đầu đạt mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Số lượng tổ chức và số lượng lãnh đạo, quản lý giảm nhiều, nhất là cấp phòng và tổ, đội.

Chính phủ cho biết điều này trong báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 thuộc lĩnh vực nội vụ.

Giải thể, sắp xếp lại đơn vị hoạt động không hiệu quả

Về sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương, thừa ủy quyền của Thủ tướng ký báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để chỉ đạo các bộ, ngành chủ động sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm cấp trung gian gắn với việc xây dựng Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, phù hợp với quan điểm, nguyên tắc quy định tại Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 56/2017/QH14.

Đến nay đã giảm được 17 Tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục; giảm 10 cục; giảm 145 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm cơ bản phòng trong vụ.

Đối với việc sắp xếp, kiện toàn cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, UBND cấp tỉnh, cấp huyện đã và đang chủ động thực hiện, kết quả đến nay đã giảm được 7 sở, 2.159 phòng thuộc sở và thuộc UBND cấp huyện.

Bên cạnh đó là thực hiện thí điểm hợp nhất, sáp nhập các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Báo cáo nhấn mạnh, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ Trung ương đến địa phương được rà soát, bổ sung, hoàn thiện hoặc ban hành mới, bảo đảm đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW, các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ... và phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Trong đó, đã khắc phục được cơ bản các vấn đề giao thoa về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, ngành và tiếp tục rà soát, phân định rõ hơn về thẩm quyền và trách nhiệm của từng cấp, từng ngành trong tổ chức thực hiện.

“Tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống hành chính từng bước được đổi mới, sắp xếp, kiện toàn bước đầu đạt mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giải thể hoặc sắp xếp lại các cơ quan, tổ chức hoạt động không hiệu quả. Số lượng tổ chức và số lượng lãnh đạo, quản lý giảm nhiều, nhất là cấp phòng và tổ, đội. Chất lượng, hiệu quả trong điều hành, quản lý hành chính nhà nước được nâng lên” ” – Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết.

Bên cạnh kết quả đạt được, Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ một số ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật chuyên ngành cần có sự phối hợp quản lý của nhiều bộ, tuy nhiên công tác phối hợp còn hạn chế nên hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với những ngành, lĩnh vực này chưa cao.

Theo đó, đặt ra vấn đề cần tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bảo đảm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Giảm cấp phó

Đề cập số lượng cấp phó của tổ chức hành chính, báo cáo của Chính phủ nêu rõ, căn cứ quy định của Chính phủ về tiêu chí xác định số lượng cấp phó trong tổ chức hành chính, sau khi sắp xếp tổ chức của các bộ, ngành sẽ phải thực hiện giảm theo lộ trình đối với 61 lãnh đạo cấp tổng cục (14 tổng cục trưởng và 47 phó tổng cục trưởng), 17 lãnh đạo cấp cục thuộc bộ, 63 lãnh đạo cấp vụ thuộc bộ, 404 lãnh đạo cấp cục, vụ thuộc tổng cục.

Đối với các tổ chức do sáp nhập, hợp nhất làm tăng số lượng cấp phó sẽ phải sắp xếp theo lộ trình quy định tại Nghị định số 101/2020/NĐ-CP.

Đối với địa phương, căn cứ quy định của Chính phủ về tiêu chí xác định số lượng cấp phó và kết quả sắp xếp tổ chức hành chính, các địa phương đã rà soát, cơ cấu lại nhân sự lãnh đạo quản lý các cấp thuộc phạm vi quản lý. Đối với các tổ chức do sáp nhập, hợp nhất làm tăng số lượng cấp phó sẽ phải sắp xếp theo lộ trình quy định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP.

Về quy định bổ nhiệm “hàm”, Chính phủ cho biết, xuất phát từ đặc thù công việc tại một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương, vì mục đích bảo đảm chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức khi được điều động về công tác tại các cơ quan ở Trung ương nên đã thực hiện việc bổ nhiệm chức danh “hàm” tại một số cơ quan trong giai đoạn vừa qua. Trong giai đoạn 2009-2019 đã có 689 người được bổ nhiệm giữ các chức vụ hàm thuộc 40 cơ quan, tổ chức (35 cơ quan, đơn vị ở Trung ương và 5 địa phương

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Ban Tổ chức Trung ương đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án “Xây dựng tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với đội ngũ chuyên gia; tiêu chuẩn, chế độ trợ lý, thư ký các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo của Đảng, Nhà nước” để khắc phục việc bổ nhiệm chức danh “hàm” trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và trình Ban Bí thư ban hành Kết luận số 33-KL/TW ngày 01/4/2022 về việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ giữ chức vụ hàm ở các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị kể từ ngày 01/4/2022.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơ chế nào để Hà Nội thực sự thu hút được nhân tài?
Cơ chế nào để Hà Nội thực sự thu hút được nhân tài?

VOV.VN - Bên cạnh ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút nhân tài một cách thụ động, Hà Nội cũng cần quan tâm, có biện pháp chủ động tìm kiếm các nhân tài, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài để bảo đảm đáp ứng nhu cầu của địa phương.

Cơ chế nào để Hà Nội thực sự thu hút được nhân tài?

Cơ chế nào để Hà Nội thực sự thu hút được nhân tài?

VOV.VN - Bên cạnh ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút nhân tài một cách thụ động, Hà Nội cũng cần quan tâm, có biện pháp chủ động tìm kiếm các nhân tài, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài để bảo đảm đáp ứng nhu cầu của địa phương.

Phát hiện và xử lý tham nhũng có bước đột phá mạnh mẽ
Phát hiện và xử lý tham nhũng có bước đột phá mạnh mẽ

VOV.VN - Các cơ quan chức năng đã chủ động phát hiện, quyết liệt đấu tranh, mở rộng điều tra, khởi tố mới nhiều bị can trong nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, phức tạp, có tính hệ thống, có tổ chức.

Phát hiện và xử lý tham nhũng có bước đột phá mạnh mẽ

Phát hiện và xử lý tham nhũng có bước đột phá mạnh mẽ

VOV.VN - Các cơ quan chức năng đã chủ động phát hiện, quyết liệt đấu tranh, mở rộng điều tra, khởi tố mới nhiều bị can trong nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, phức tạp, có tính hệ thống, có tổ chức.

Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?
Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?

VOV.VN - Cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho rằng, đối với mỗi phương pháp định giá đất cần có quy định rõ về nội hàm và trường hợp áp dụng, tránh vướng mắc, gây rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.

Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?

Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?

VOV.VN - Cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho rằng, đối với mỗi phương pháp định giá đất cần có quy định rõ về nội hàm và trường hợp áp dụng, tránh vướng mắc, gây rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.