Trung Quốc sẽ phóng tàu Thần Châu-19 vào cuối tháng 10

VOV.VN - ​Trung Quốc ngày 1/10 thông báo có kế hoạch phóng tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-19 và đón phi hành đoàn Thần Châu-18 trở về Trái Đất vào cuối tháng này.

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Trung Quốc, ba phi hành gia của tàu Thần Châu-18 đang có mặt trên Trạm Vũ trụ Thiên Cung ngày 1/10 đã kết nối với Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Thông tin cho hay, tính đến cuối tháng 10, phi hành đoàn Thần Châu-18 sẽ ở trên quỹ đạo được nửa năm. Điều này đồng nghĩa với việc họ sắp hoàn thành sứ mệnh trong chuyến công tác lên vũ trụ và chuẩn bị trở về Trái Đất.

Trong khi đó, theo lịch làm việc trong tháng 10 do Văn phòng Chương trình vũ trụ có người lái Trung Quốc công bố, nước này có kế hoạch phóng tàu Thần Châu-19 vào cuối tháng này và chào đón sự trở về của phi hành đoàn Thần Châu-18.

Được biết, phi hành đoàn Thầu Châu-18 đã có mặt trên trạm vũ trụ từ  hôm 26/4. Đây là sứ mệnh phóng đưa người vào vũ trụ đầu tiên của Trung Quốc trong năm nay và là chuyến bay thứ ba kể từ khi trạm vũ trụ của nước này bước vào giai đoạn ứng dụng và phát triển.

Trong khi đó, giai đoạn đổ bộ lên Mặt Trăng của Chương trình thám hiểm Mặt Trăng có người lái của Trung Quốc đã được triển khai đầy đủ. Theo ông Lâm Tây Cường, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chương trình vũ trụ có người lái Trung Quốc, mục tiêu của nước này là đưa người lên Mặt Trăng vào trước năm 2030.

Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc cũng tiết lộ, nước này sẽ phóng tàu thăm dò Hằng Nga-7 và Hằng Nga-8 lần lượt vào khoảng năm 2026 và 2028 để đặt nền móng cho việc xây dựng Trạm nghiên cứu khoa học Mặt Trăng quốc tế mà nước này dự kiến ​​sẽ xây dựng mô hình cơ bản vào khoảng năm 2035.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc sẽ sớm cho phép các nhà nghiên cứu quốc tế tiếp cận mẫu vật Mặt Trăng
Trung Quốc sẽ sớm cho phép các nhà nghiên cứu quốc tế tiếp cận mẫu vật Mặt Trăng

VOV.VN - Các mẫu vật Mặt Trăng được sứ mệnh “Hằng Nga-6” của Trung Quốc mang về vào cuối tháng 6, sẽ sớm cho phép các nhà nghiên cứu quốc tế tiếp cận rộng rãi để tìm hiểu.

Trung Quốc sẽ sớm cho phép các nhà nghiên cứu quốc tế tiếp cận mẫu vật Mặt Trăng

Trung Quốc sẽ sớm cho phép các nhà nghiên cứu quốc tế tiếp cận mẫu vật Mặt Trăng

VOV.VN - Các mẫu vật Mặt Trăng được sứ mệnh “Hằng Nga-6” của Trung Quốc mang về vào cuối tháng 6, sẽ sớm cho phép các nhà nghiên cứu quốc tế tiếp cận rộng rãi để tìm hiểu.

Trung Quốc lần đầu tiên nuôi cấy tế bào gốc gấu trúc khổng lồ
Trung Quốc lần đầu tiên nuôi cấy tế bào gốc gấu trúc khổng lồ

VOV.VN - Lần đầu tiên, các nhà khoa học Trung Quốc đã nuôi cấy tế bào gốc của gấu trúc khổng lồ. Việc làm này ​​sẽ hỗ trợ việc nghiên cứu đặc tính của gấu trúc cũng như điều trị bệnh cho loài động vật mà Trung Quốc gọi là “Quốc bảo” này, đồng thời cho thấy tiềm năng của công nghệ tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSC) trong việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Trung Quốc lần đầu tiên nuôi cấy tế bào gốc gấu trúc khổng lồ

Trung Quốc lần đầu tiên nuôi cấy tế bào gốc gấu trúc khổng lồ

VOV.VN - Lần đầu tiên, các nhà khoa học Trung Quốc đã nuôi cấy tế bào gốc của gấu trúc khổng lồ. Việc làm này ​​sẽ hỗ trợ việc nghiên cứu đặc tính của gấu trúc cũng như điều trị bệnh cho loài động vật mà Trung Quốc gọi là “Quốc bảo” này, đồng thời cho thấy tiềm năng của công nghệ tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSC) trong việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Xe tự hành Thỏ Ngọc của Trung Quốc hoạt động trên Mặt Trăng lâu nhất thế giới
Xe tự hành Thỏ Ngọc của Trung Quốc hoạt động trên Mặt Trăng lâu nhất thế giới

VOV.VN - Đến nay, tàu tự hành Thỏ Ngọc-2 của Trung Quốc đã di chuyển hơn 1.600 mét trên bề mặt Mặt Trăng kể từ khi hạ cánh vào tháng 1/2019, tiếp tục là thiết bị thám hiểm Mặt Trăng hoạt động lâu nhất trên thế giới.

Xe tự hành Thỏ Ngọc của Trung Quốc hoạt động trên Mặt Trăng lâu nhất thế giới

Xe tự hành Thỏ Ngọc của Trung Quốc hoạt động trên Mặt Trăng lâu nhất thế giới

VOV.VN - Đến nay, tàu tự hành Thỏ Ngọc-2 của Trung Quốc đã di chuyển hơn 1.600 mét trên bề mặt Mặt Trăng kể từ khi hạ cánh vào tháng 1/2019, tiếp tục là thiết bị thám hiểm Mặt Trăng hoạt động lâu nhất trên thế giới.