Trung Quốc ủng hộ chuyển đổi dân chủ ở Myanmar nhưng phản đối trừng phạt

VOV.VN - Tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 31/3, Trung Quốc cho biết, họ muốn có một “quá trình chuyển đổi dân chủ” ở Myanmar, nhưng bác bỏ các biện pháp trừng phạt chính quyền quân sự.

“Trung Quốc hy vọng Myanmar sẽ khôi phục hòa bình, ổn định và trật tự hiến pháp càng sớm càng tốt, tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi dân chủ một cách ổn định”, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Trương Quân phát biểu trong cuộc họp kín tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

“Duy trì hòa bình và ổn định ở Myanmar là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Nếu Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn kéo dài, đó sẽ là một thảm họa cho Myanmar và toàn khu vực”, ông Trương Quân nói thêm.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn giữ nguyên lập trường phản đối gây sức ép kinh tế lên Myanmar sau cuộc họp kín, trong khi đó các nước phương Tây đang thảo luận về các biện pháp tiếp theo.

“Gây áp lực từ một phía và kêu gọi các biện pháp trừng phạt hoặc các biện pháp cưỡng chế khác sẽ chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng và tình trạng đối đầu cũng như làm phức tạp thêm tình hình mà không hề mang tính xây dựng”, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc nói.

Ông Trương Quân kêu gọi bảo vệ các doanh nghiệp nước ngoài, mối quan tâm chính đối với Trung Quốc khi chứng kiến hàng chục nhà máy do người Trung Quốc làm chủ bị đốt cháy trong các cuộc xung đột giữa lực lượng an ninh Myanmar và người biểu tình.

“Chúng tôi hy vọng tất cả các bên ở Myanmar có thể giữ bình tĩnh, kiềm chế và thực hiện các hành động với thái độ xây dựng để giảm leo thang căng thẳng và hạ nhiệt tình hình”, ông Trương Quân nói.  

“Mạng sống và tài sản của người dân Myanmar cũng như các công dân và doanh nghiệp nước ngoài cần được bảo vệ, bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào họ là không thể chấp nhận được”, ông Trương Quân nêu rõ.

Đại sứ Trung Quốc cũng đánh giá cao nỗ lực của ASEAN, ủng hộ ý tưởng của hiệp hội về việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt và nỗ lực “tiến hành hòa giải theo cách thức của ASEAN, đóng một vai trò tích cực trong việc xoa dịu tình hình ở Myanmar”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc siết chặt quản lý biên giới với Myanmar
Trung Quốc siết chặt quản lý biên giới với Myanmar

VOV.VN - Thành phố Thụy Lệ thuộc tỉnh Vân Nam, miền Nam Trung Quốc – địa phương tiếp giáp với Myanmar đã quyết định phong tỏa thành phố và siết chặt quản lý trên toàn tuyến biên giới sau khi phát các ca Covid-19 trong cộng đồng.

Trung Quốc siết chặt quản lý biên giới với Myanmar

Trung Quốc siết chặt quản lý biên giới với Myanmar

VOV.VN - Thành phố Thụy Lệ thuộc tỉnh Vân Nam, miền Nam Trung Quốc – địa phương tiếp giáp với Myanmar đã quyết định phong tỏa thành phố và siết chặt quản lý trên toàn tuyến biên giới sau khi phát các ca Covid-19 trong cộng đồng.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp kín về Myanmar, ASEAN kêu gọi đối thoại
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp kín về Myanmar, ASEAN kêu gọi đối thoại

VOV.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm nay (31/3) họp kín để thảo luận về tình hình Myanmar sau những diễn biến phức tạp gần đây.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp kín về Myanmar, ASEAN kêu gọi đối thoại

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp kín về Myanmar, ASEAN kêu gọi đối thoại

VOV.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm nay (31/3) họp kín để thảo luận về tình hình Myanmar sau những diễn biến phức tạp gần đây.

Mỹ rút các nhân viên ngoại giao không thiết yếu khỏi Myanmar
Mỹ rút các nhân viên ngoại giao không thiết yếu khỏi Myanmar

VOV.VN - Mỹ ra lệnh rút các nhân viên không thiết yếu khỏi Myanmar sau khi các cuộc biểu tình tại quốc gia này khiến hơn 520 người thiệt mạng.

Mỹ rút các nhân viên ngoại giao không thiết yếu khỏi Myanmar

Mỹ rút các nhân viên ngoại giao không thiết yếu khỏi Myanmar

VOV.VN - Mỹ ra lệnh rút các nhân viên không thiết yếu khỏi Myanmar sau khi các cuộc biểu tình tại quốc gia này khiến hơn 520 người thiệt mạng.