Trung Quốc viện trợ và cung cấp vaccine Covid-19 cho ít nhất 8 nước ASEAN

VOV.VN - Trung Quốc từng nhiều lần khẳng định ưu tiên vaccine Covid-19 cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có các nước ASEAN. Đến nay, đã có ít nhất 8 quốc gia ASEAN được viện trợ hoặc ký hợp đồng mua vaccine của Trung Quốc.

Tính đến nay, có 5 nước ASEAN đã và sẽ nhận viện trợ vaccine Covid-19 của Trung Quốc, gồm Brunei, Lào, Campuchia, Philippines và Myanmar.

Trong số đó, Brunei là quốc gia nhận viện trợ mới nhất. Lễ tiếp nhận vừa được tổ chức ngày 9/2 tại thủ đô Bandar Seri Begawan. Đây cũng là lô vaccine đầu tiên mà Brunei có được, tuy nhiên số lượng đợt viện trợ này đã không được tiết lộ.

Phát biểu tại lễ tiếp nhận, Bộ trưởng Ngoại giao Brunei - Erywan khẳng định, vaccine của Trung Quốc sẽ phát huy vai trò quan trọng giúp Brunei chiến thắng dịch bệnh. Nước này sẵn sàng thúc đẩy quan hệ song phương Brunei-Trung Quốc và quan hệ ASEAN-Trung Quốc lên tầm cao mới, nhân dịp 30 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và 30 năm ASEAN và Trung Quốc thiết lập quan hệ đối thoại.

Đại sứ Trung Quốc tại Brunei Vu Hồng nhấn mạnh, việc nước này viện trợ vaccine cho Brunei đã thể hiện đầy đủ tầm cao của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước và tình hữu nghị giữa nhân dân 2 nước. Trung Quốc mong rằng lô vaccine này sẽ góp phần vào chiến thắng cuối cùng trước dịch bệnh của Brunei và qua đó thể hiện sự ủng hộ của Trung Quốc đối với việc Brunei đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN.

Trước đó, ngày 8/2, 300.000 liều vaccine do Trung Quốc viện trợ cho Lào cũng đã được đưa đến thủ đô Vientiane. Bộ trưởng Y tế Lào Bounkong Syhavong và Đại sứ Trung Quốc tại Lào - Khương Tái Đông đã tiếp nhận lô vaccine ngay tại sân bay.

Bộ trưởng Bounkong đã đánh giá cao vaccine Covid-19 của Trung Quốc, cũng như việc nước này đưa ra cam kết đầu tiên về việc đưa vaccine trở thành sản phẩm công cộng toàn cầu.

Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc cho biết, trong cuộc chiến chống Covid-19 tại nước này, Lào đã giúp đỡ Trung Quốc, do vậy Bắc Kinh luôn đặt Lào vào vị trí ưu tiên trong chương trình hỗ trợ vaccine. Ông bày tỏ hy vọng vaccine Trung Quốc sẽ giúp Lào kiểm soát dịch Covid-19, bảo đảm sức khỏe của người dân và phục hồi nền kinh tế.

Hôm 7/2, Campuchia cũng nhận 600.000 liều vaccine Covid-19 từ Trung Quốc. Đích thân Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã ra sân bay để nhận lô vaccine do nước này viện trợ. Campuchia hôm 4/2 đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Sinopharm, nhấn mạnh rằng vaccine này đã được "sử dụng an toàn ở Trung Quốc và các nước khác".

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn cam kết viện trợ miễn phí 500.000 liều vaccine cho Philippines nhằm thực hiện cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình với Tổng thống Durtete. Philippines cũng đã đặt mua 25 triệu liều từ công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc.

Viện trợ 300.000 liều vaccine còn là cam kết mà phía Trung Quốc đưa ra đối với Myanmar hồi giữa tháng 1 trong khuôn khổ chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị.

Ngoài 5 nước ASEAN nhận viện trợ vaccine từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Thái Lan cũng đã đặt mua vaccine và được nước này cam kết ưu tiên cung cấp. Đến nay, Indonesia - quốc gia bùng phát dịch nghiêm trọng nhất Đông Nam Á, đã nhận được hai đợt tổng cộng 18 triệu liều vaccine của Trung Quốc. Nước này còn được Trung Quốc ủng hộ để trở thành trung tâm sản xuất vaccine Covid-19 ở khu vực.

Ngoài ra, từ nay đến cuối tháng 2, các đợt vaccine khác cũng sẽ được chuyển đến Thái Lan, Malaisia và Phippines theo thỏa thuận giữa hai bên.

Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tính đến nay, Trung Quốc đã viện trợ vaccine cho 14 quốc gia, trong đó có 5 nước Đông Nam Á. Trong thời gian tới, 38 quốc gia khác cũng sẽ nhận được vaccine do nước này viện trợ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Indonesia trừng phạt người từ chối tiêm chủng vaccine Covid-19
Indonesia trừng phạt người từ chối tiêm chủng vaccine Covid-19

VOV.VN - Chính phủ Indonesia đã chuẩn bị ba biện pháp trừng phạt đối với những người từ chối tiêm vaccine Covid-19 trong bối cảnh chương trình tiêm chủng quốc gia đã bước vào giai đoạn 2. 

Indonesia trừng phạt người từ chối tiêm chủng vaccine Covid-19

Indonesia trừng phạt người từ chối tiêm chủng vaccine Covid-19

VOV.VN - Chính phủ Indonesia đã chuẩn bị ba biện pháp trừng phạt đối với những người từ chối tiêm vaccine Covid-19 trong bối cảnh chương trình tiêm chủng quốc gia đã bước vào giai đoạn 2. 

Nhật Bản tiêm phòng vaccine chống virus SARS-CoV-2 từ ngày 17/2
Nhật Bản tiêm phòng vaccine chống virus SARS-CoV-2 từ ngày 17/2

VOV.VN - Chính phủ Nhật Bản cho biết, nước này sẽ tiến hành tiêm phòng vaccine chống virus SARS-CoV-2 bắt đầu từ ngày mai (17/2). Còn phía Hàn Quốc cho biết, họ đã đạt được thỏa thuận mua thêm vaccine từ 2 công ty Mỹ.

Nhật Bản tiêm phòng vaccine chống virus SARS-CoV-2 từ ngày 17/2

Nhật Bản tiêm phòng vaccine chống virus SARS-CoV-2 từ ngày 17/2

VOV.VN - Chính phủ Nhật Bản cho biết, nước này sẽ tiến hành tiêm phòng vaccine chống virus SARS-CoV-2 bắt đầu từ ngày mai (17/2). Còn phía Hàn Quốc cho biết, họ đã đạt được thỏa thuận mua thêm vaccine từ 2 công ty Mỹ.

Anh lại phát hiện thêm biến thể mới đáng ngại hơn của virus SARS-CoV-2 
Anh lại phát hiện thêm biến thể mới đáng ngại hơn của virus SARS-CoV-2 

VOV.VN - Các nhà khoa học Anh cho biết nước này lại phát hiện thêm một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể mang nhiều đột biến đáng lo ngại hơn, trong bối cảnh nhiều nước vẫn đang chật vật đối phó với biến thể cũ từ Anh.

Anh lại phát hiện thêm biến thể mới đáng ngại hơn của virus SARS-CoV-2 

Anh lại phát hiện thêm biến thể mới đáng ngại hơn của virus SARS-CoV-2 

VOV.VN - Các nhà khoa học Anh cho biết nước này lại phát hiện thêm một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể mang nhiều đột biến đáng lo ngại hơn, trong bối cảnh nhiều nước vẫn đang chật vật đối phó với biến thể cũ từ Anh.

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?
Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

VOV.VN - Mỹ có thể đạt được mức độ miễn dịch Covid-19 ở 2/3 dân số nước này nhờ vào sự kết hợp của tiêm chủng vaccine và cả các ca nhiễm bệnh trước đây.

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

Mỹ có thể trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên đè bẹp Covid-19 nhờ miễn dịch cộng đồng?

VOV.VN - Mỹ có thể đạt được mức độ miễn dịch Covid-19 ở 2/3 dân số nước này nhờ vào sự kết hợp của tiêm chủng vaccine và cả các ca nhiễm bệnh trước đây.

Đảng Cộng sản Mỹ: Chế độ XHCN là ưu việt trong cuộc chiến chống Covid-19
Đảng Cộng sản Mỹ: Chế độ XHCN là ưu việt trong cuộc chiến chống Covid-19

VOV.VN - Theo Đảng Cộng sản Mỹ, thành công của Việt Nam, Trung Quốc, và Cuba trong khống chế dịch bệnh Covid-19 không phải là do may mắn mà bắt nguồn trước tiên từ thể chế chính trị XHCN của các nước này.

Đảng Cộng sản Mỹ: Chế độ XHCN là ưu việt trong cuộc chiến chống Covid-19

Đảng Cộng sản Mỹ: Chế độ XHCN là ưu việt trong cuộc chiến chống Covid-19

VOV.VN - Theo Đảng Cộng sản Mỹ, thành công của Việt Nam, Trung Quốc, và Cuba trong khống chế dịch bệnh Covid-19 không phải là do may mắn mà bắt nguồn trước tiên từ thể chế chính trị XHCN của các nước này.

Vì sao Trung Quốc "ôn tồn" sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar?
Vì sao Trung Quốc "ôn tồn" sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar?

VOV.VN - Trung Quốc có lời lẽ ôn tồn với những người vừa thực hiện đảo chính quân sự ở Myanmar vào hôm 1/2/2021 trong khi Mỹ thì lại lên án gay gắt. Có khả năng Trung Quốc sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ chính quyền quân sự mới thiết lập ở Myanmar.

Vì sao Trung Quốc "ôn tồn" sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar?

Vì sao Trung Quốc "ôn tồn" sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar?

VOV.VN - Trung Quốc có lời lẽ ôn tồn với những người vừa thực hiện đảo chính quân sự ở Myanmar vào hôm 1/2/2021 trong khi Mỹ thì lại lên án gay gắt. Có khả năng Trung Quốc sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ chính quyền quân sự mới thiết lập ở Myanmar.

Chính quyền quân sự Myanmar chặn Facebook, dân chúng rầm rộ tẩy chay đảo chính
Chính quyền quân sự Myanmar chặn Facebook, dân chúng rầm rộ tẩy chay đảo chính

VOV.VN - Chính quyền quân sự mới ở Myanmar vừa chặn truy cập mạng xã hội Facebook tại nước này trong lúc dân chúng gia tăng phản kháng cuộc đảo chính hôm 1/2/2021.

Chính quyền quân sự Myanmar chặn Facebook, dân chúng rầm rộ tẩy chay đảo chính

Chính quyền quân sự Myanmar chặn Facebook, dân chúng rầm rộ tẩy chay đảo chính

VOV.VN - Chính quyền quân sự mới ở Myanmar vừa chặn truy cập mạng xã hội Facebook tại nước này trong lúc dân chúng gia tăng phản kháng cuộc đảo chính hôm 1/2/2021.