UAE thúc giục OPEC tăng sản lượng khi giá năng lượng tăng vọt

VOV.VN - Yousef Al Otaiba - Đại sứ Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tại Mỹ cho biết, Abu Dhabi sẵn sàng cung cấp thêm dầu vào thị trường, đồng thời thúc giục Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tăng cường nguồn cung.

Trong các cuộc phỏng vấn với Financial Times và CNN, ông Al Otaiba nhấn mạnh rằng UAE “ủng hộ việc tăng sản lượng dầu và sẽ khuyến khích OPEC xem xét mức sản xuất lớn hơn”.

Ông Al Otaiba đưa ra tuyên bố trên sau khi Tổng Thư ký OPEC Mohammed Barkindo cảnh báo rằng “không có công suất nào trên thế giới vào thời điểm hiện tại có thể thay thế việc xuất khẩu 7 triệu thùng dầu/ngày của Nga, nước xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu hàng đầu thế giới”.

Mỹ đã kêu gọi các nhà sản xuất dầu trên toàn cầu tăng sản lượng. Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm nói rằng “trong thời điểm khủng hoảng này, chúng tôi cần nhiều nguồn cung hơn”.

“Chúng ta cần tăng sản lượng dầu và khí đốt để đáp ứng nhu cầu hiện tại”, bà Granholm nói hôm 9/3, nhấn mạnh sự cần thiết phải “tăng nguồn cung ngắn hạn một cách có trách nhiệm để ổn định thị trường và giảm thiểu thiệt hại cho người dân Mỹ” trong bối cảnh giá dầu tăng cao.

Lời kêu gọi của Bộ trưởng Năng lượng Granholm được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/3 thông báo sẽ cấm nhập khẩu dầu và các loại năng lượng khác từ Nga nhằm phản ứng trước chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.

Chính quyền Tổng thống Biden đã nhiều lần kêu gọi các nhà sản xuất dầu quốc tế tăng sản lượng để giúp giảm giá dầu, vốn đã tăng vọt lên 130 USD/thùng, mức cao nhất trong 14 năm qua. Tuy nhiên, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã từ chối vượt ra ngoài kế hoạch sản lượng đã được thống nhất vào năm 2021.

Theo Sputnik, một phái đoàn Mỹ đã đến thăm Venezuela để thảo luận về “an ninh năng lượng” và duy trì nền kinh tế Mỹ khi giá khí đốt ở Washington đã tăng lên mức cao chưa từng có là 4,25 USD/gallon. Bên cạnh việc tổ chức các cuộc đàm phán với Venezuela về các vấn đề liên quan đến năng lượng, chính quyền ông Biden đang xem xét Iran là một nguồn cung cấp dầu thay thế.

Đầu tháng 3, Iran nói rằng họ sẵn sàng tăng sản lượng dầu khi các lệnh trừng phạt của Washington đối với Tehran được dỡ bỏ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ cấm nhập khẩu dầu từ Nga: Gậy ông đập lưng ông?
Mỹ cấm nhập khẩu dầu từ Nga: Gậy ông đập lưng ông?

VOV.VN - Cấm nhập khẩu dầu từ Nga nhưng chính người dân Mỹ và nền kinh tế Mỹ đang chịu tác động từ lệnh trừng phạt này. Liệu bước đi của chính quyền Tổng thống Biden có phải “gậy ông đập lưng ông”?

Mỹ cấm nhập khẩu dầu từ Nga: Gậy ông đập lưng ông?

Mỹ cấm nhập khẩu dầu từ Nga: Gậy ông đập lưng ông?

VOV.VN - Cấm nhập khẩu dầu từ Nga nhưng chính người dân Mỹ và nền kinh tế Mỹ đang chịu tác động từ lệnh trừng phạt này. Liệu bước đi của chính quyền Tổng thống Biden có phải “gậy ông đập lưng ông”?

Dầu của Nga đã và sẽ chảy về đâu?
Dầu của Nga đã và sẽ chảy về đâu?

VOV.VN - Mỹ đã chính thức công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga trong bối cảnh Moscow đang triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, nhưng Mỹ chỉ nhập khẩu chưa đến 1 tỷ USD dầu mỏ từ Nga. Ai sẽ là người chịu hậu quả từ những đòn trừng phạt kinh tế này?

Dầu của Nga đã và sẽ chảy về đâu?

Dầu của Nga đã và sẽ chảy về đâu?

VOV.VN - Mỹ đã chính thức công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga trong bối cảnh Moscow đang triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, nhưng Mỹ chỉ nhập khẩu chưa đến 1 tỷ USD dầu mỏ từ Nga. Ai sẽ là người chịu hậu quả từ những đòn trừng phạt kinh tế này?

Nỗ lực cô lập Nga, Mỹ “kết thân” với các nước vùng Vịnh để ngăn giá dầu tăng
Nỗ lực cô lập Nga, Mỹ “kết thân” với các nước vùng Vịnh để ngăn giá dầu tăng

VOV.VN - Sau khi cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga, Mỹ đã tăng cường tiếp cận với Saudi Arabia và UAE, cũng như lần đầu tiên nối lại kênh ngoại giao với Venezuela để đối phó với việc giá dầu tăng cao.

Nỗ lực cô lập Nga, Mỹ “kết thân” với các nước vùng Vịnh để ngăn giá dầu tăng

Nỗ lực cô lập Nga, Mỹ “kết thân” với các nước vùng Vịnh để ngăn giá dầu tăng

VOV.VN - Sau khi cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga, Mỹ đã tăng cường tiếp cận với Saudi Arabia và UAE, cũng như lần đầu tiên nối lại kênh ngoại giao với Venezuela để đối phó với việc giá dầu tăng cao.