Ukraine có thể gia nhập EU trước năm 2030 để đảm bảo an ninh

VOV.VN - Trong tuyên bố ngày 24/2, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa nhấn mạnh việc có được tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) là điều cần thiết cho tương lai của Ukraine.

Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen cho biết việc Ukraine gia nhập EU sẽ có thể diễn ra trước năm 2030.

Tuyên bố của các nhà lãnh đạo châu Âu được đưa ra vào ngày 24/2 đúng dịp xung đột Nga - Ukraine tròn 3 năm, khi tới Kiev để dự thượng đỉnh về chiến lược của Ukraine trong đàm phán và bảo đảm an ninh. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa cho biết: "Việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu sẽ là sự bảo đảm an ninh quan trọng nhất cho tương lai của đất nước".

Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen, ủng hộ quan điểm này và tuyên bố rằng Ukraine có thể trở thành một phần của EU trước năm 2030 nếu Kiev tiếp tục quá trình cải cách hữu hiệu và nhanh chóng.

"Nếu Ukraine tiếp tục các cải cách với tốc độ và với chất lượng này, họ có thể tính đến việc gia nhập EU trước năm 2030. Cám ơn các bạn vì những nỗ lực và chúng ta cùng cố gắng để duy trì đà tăng trưởng". 

Phản ứng trước các tuyên bố, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết việc nước này được gia nhập EU hay NATO sẽ cải thiện đáng kể khả năng bảo vệ lãnh thổ. Nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh: "Chúng ta hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukaine như các đồng minh vẫn đang làm. Và chúng ta cần duy trì sự thống nhất giữa châu Âu và Mỹ". 

Cuộc họp thượng đỉnh lần này đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson… Tuy nhiên phía Washington không cử bất kỳ quan chức cấp cao nào tới tham dự sự kiện này. 

Các nhà lãnh đạo châu Âu tới Kiev trong bối cảnh phía Mỹ đơn phương tiến hành các hoạt động đàm phán hòa bình với Nga liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine, đồng thời giảm viện trợ quân sự cho quốc gia Đông Âu. Điều này làm giấy lên sự lo ngại của châu Âu về các nguy cơ bất ổn an ninh cũng như những rạn nứt trong mối quan hệ EU-Mỹ.

Xung đột Nga-Ukraine đã bước sang năm thứ 4 với nhiều diễn biến mới bất lợi cho phía các đồng minh châu Âu và Ukraine khi không được mời tham gia các cuộc đàm phán cũng như gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn về thiết bị cũng như đạn dược trên khắp các chiến trường.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đức có khả năng thay Mỹ ngăn chặn Nga tại Ukraine hay không?
Đức có khả năng thay Mỹ ngăn chặn Nga tại Ukraine hay không?

VOV.VN - Giữa lúc Mỹ quay lưng với Ukraine, EU đặt hy vọng lớn vào vai trò mới của Đức trong phòng thủ châu Âu sau cuộc bầu cử tại nước này. Ứng viên Merz nhiều khả năng sẽ trở thành thủ tướng Đức với đường lối cứng rắn, sẵn sàng trợ giúp quyết liệt cho Ukraine chống lại Nga.

Đức có khả năng thay Mỹ ngăn chặn Nga tại Ukraine hay không?

Đức có khả năng thay Mỹ ngăn chặn Nga tại Ukraine hay không?

VOV.VN - Giữa lúc Mỹ quay lưng với Ukraine, EU đặt hy vọng lớn vào vai trò mới của Đức trong phòng thủ châu Âu sau cuộc bầu cử tại nước này. Ứng viên Merz nhiều khả năng sẽ trở thành thủ tướng Đức với đường lối cứng rắn, sẵn sàng trợ giúp quyết liệt cho Ukraine chống lại Nga.

Hồi hộp cảnh UAV Nga hạ gục xe tăng Ukraine do EU cung cấp
Hồi hộp cảnh UAV Nga hạ gục xe tăng Ukraine do EU cung cấp

VOV.VN - Phía Nga vừa công bố video ghi cảnh một chiếc UAV Nga hạ gục một chiếc xe tăng Strv-122А do Thụy Điển thiết kế và được cung cấp cho quân đội Ukraine.

Hồi hộp cảnh UAV Nga hạ gục xe tăng Ukraine do EU cung cấp

Hồi hộp cảnh UAV Nga hạ gục xe tăng Ukraine do EU cung cấp

VOV.VN - Phía Nga vừa công bố video ghi cảnh một chiếc UAV Nga hạ gục một chiếc xe tăng Strv-122А do Thụy Điển thiết kế và được cung cấp cho quân đội Ukraine.

Pháp và Mỹ nhất trí thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Ukraine
Pháp và Mỹ nhất trí thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Ukraine

VOV.VN - Hôm qua (24/2), Tổng thống Pháp Macron đã trở thành nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên đến Mỹ kể từ khi Tổng thống Mỹ Trump nhậm chức và đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Mỹ về nhiều vấn đề nóng hiện nay, với trọng tâm là xung đột Ukraine - Nga và mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương của châu Âu.

Pháp và Mỹ nhất trí thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Ukraine

Pháp và Mỹ nhất trí thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Ukraine

VOV.VN - Hôm qua (24/2), Tổng thống Pháp Macron đã trở thành nhà lãnh đạo châu Âu đầu tiên đến Mỹ kể từ khi Tổng thống Mỹ Trump nhậm chức và đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Mỹ về nhiều vấn đề nóng hiện nay, với trọng tâm là xung đột Ukraine - Nga và mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương của châu Âu.